Hôm nay,  

Cuộc Đấu Tranh Rất Mới

08/12/200000:00:00(Xem: 5485)
Một cuộc đấu tranh mới đang bùng nổ trong nước. Linh mục Nguyễn văn Lý tuyệt thực đòi tự do tôn giáo cho đất nước Việt Nam, đòi trả đất lại cho giáo xứ Nguyệt Biều, Huế. Cuộc đấu tranh được giáo dân hết lòng yễm trợ. Có biểu ngữ, có đường dây thông tin, liên lạc. Hẵnï nhiên cũng có thủ đoạn đán áp, khủng bố thường lệ của CSVN. Cuộc đấu tranh này rất mới, qua ba khía cạnh, thành phần, mục tiêu, và tổ chức.

Đấu tranh cho tự do tôn giáo trong nước bùng nổ khá lâu rồi,nhưng thành phần thường được nhắc đến nhiều là Phật giáo, Hòa Hảo, và Cao Đài. Địa bàn đấu tranh thường là các địa phương có nhiều tín đồ của các tôn giáo vừa kể cư ngụ đông. Thí dụ như Hòa Hảo ở Miền Tây; Cao Đài ở Tây ninh, v.v. Thỉnh thoảng cũng có cuộc đấu tranh của Tin lành ở Thượng du Bắc Việt, của đồng bào thiểu số, hay vùng ven Saigon, Thủ Thiêm chẳng hạn.

Rất hiếm khi có tin đấu tranh của các giáo xứ Công giáo, kể cả Hố Nai, Gia kiệm là các địa phương đồng bào theo Công giáo có tỷ lệ rất cao. Cuộc đấu tranh của giáo xứ Nguyệt Biều, Huế là một hiện tượng rất mới trong phong trào đấu tranh tích cực cho tự do tôn giáo tại VN. Trước giờ, cuộc đấu tranh của Công Giaó chỉ mang tính cách cá nhân, như với Linh Mục Chân Tín hay Giaó Sư Nguyễn Ngọc Lan, chưa bao giờ tới tính cách giáo xứ. Từ lââu cuộc đấu tranh của Phật giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, và Tin lành được ví như một ly nước đầy. Cuộc đấu tranh của giáo xứ Nguyệt Biều phải chăng sẽ tạo sự bùng nỗ dây chuyền trong hàng ngũ nội bộ Công giáo, làm cho ly nước tràn. Aáy là cái mới thứ nhứt của cuộc đấu tranh do LM Nguyễn văn Lý và các giáo dân sở tại đang tiến hành.

Cuộc tranh đấu của giáo xứ Nguyệt Biều Huế được đón nhận với niềm lạc quan rằng tình hình VN sắp có nhiều biến chuyển lớn. Lâu nay đa số những người theo dõi, phân tích thời cuộc trong nước, tin rằng tôn giáo là yếu tố có nhiều khả năng nhứt trong việc thay đổi chế độ do CS đang cầm quyền. Nhân dân VN là dân tộc hữu thần, trọng đạo. Lịch sử VN thời cận đại cho thấy. Chánh quyền đụng chạm quyền lợi vật chất của dân; dân có thể thưa kiện, cùng lắm là biểu tình ngồi đòi hỏi yêu sách. Nhưng khi chánh quyền bách hại tôn giáo, khủng bố, áp bức lãnh đạo tinh thần, xem như chánh quyền ấy tự ký giấy khai tử cho mình. Từ khi CS nắm quyền Miền Bắc các phong trào khởi nghĩa như Quỳnh Lưu, Bùi Chu xảy ra đều vì lý do tôn giáo. Tại Miền Nam, suốt một phần tư thế kỷ CS cai trị, phong trào tranh đấu qui mô, rộng khắp là phong trào đòi tự do tôn giáo, tự do hành đạo. Về mặt xã hội học, qui luật ấy rất là hợp lý. Tôn giáo là một phạm trù chi phối sâu rộng nhứt cuộc sống cá nhân và xã hội. Hầu như mọi sinh hoạt của con người đều, không ít thì nhiều, chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Một vị tổng thống đắc cử, nhậm chức, thường phải đặt bàn tay lên thánh kinh tuyên thệ. Trước một bất ngờ, sinh bịnh lão tử, vui buồn sướng khổ, Thượng Đế là đấng con người gọi đầu tiên.

Riêng hoàn cảnh chánh trị bi đát của VN càng tăng cường vai trò của các tôn giáo. Từ ngày CS nắm chủ quyền ở VN, họ đã diệt gần trắng các đảng phái chánh trị không CS. Lực lương quần chúng sống sót là lực lương quần chúng có tín ngưỡng. Tổ chức quần chúng tồn tại_ dù tồn tại một cách hết sức khó khăn_ là các tổ chức tôn giáo. Chất keo kết chặc nhau là tín ngưỡng.

Những người phân tích thời cuộc tin rằng bao lâu mà Công giáo nhập cuộc cùng các tôn giáo khác, cục diện chính trị VN chắùc chắn có nhiều thay đổi, lợi cho toàn dân, tốt cho dân chủ, tự do.

Cái mới thứ hai của cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo do LM Nguyễn văn Lý lãnh đạo, là sự kết hợp quyền lợi tinh thần và vật chất một cách sáng tạo, trong mục tiêu tranh đấu. Và điều đó cũng nói lên kiến thức và kinh nghiệm đấu tranh dày dạn của vị linh mục. Bài viết trên Việt Báo, " Đôi nét Về Cuộc Đời Tranh Đấu Của LM Tadêô Nguyễn Văn Lý" của Cựu Dân biểu Nguyễn Lý Tưởng, người quen thân với vị linh mục rất lâu, xác tín thêm sáng kiến hợp thời cơ, địa lợi, nhơn hòa ấy. Như đã biết, cả mấy năm nay, từ Thái bình vào Xuân Lộc, nhiều cuộc biểu tình đòi lại đất. Từ Sàigon ra Hà nội, nhiều cuộc tập họp chống tham nhũng. Nhưng phong trào chưa kết nối được thành tổ chức, thành mặt trận đấu tranh rộng khắp. Mục tiêu của các cuộc biểu tình, phản đối ấy sát sườn đấy, nhưng vẫn là mục tiêu vật chất, nhưng thiếu thiêng liêng, cao cả để mọi người lấy đó làm cứu cánh đấu tranh chung. Dù cục diện còn nhỏ_ chỉ ở trong giáo xứ _LM Lý đã kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn hai yếu tố vật chất và tinh thân. Hình ảnh mười mấy giáo dân nông dân, tay cầm len, cầm cuốc, cày sâu, cuốc bẫm trên mảnh đất của giáo xứ phát canh cho mình, đời này qua đời nọ, giữa tấm tôle biểu ngữ đòi tự do tôn giáo, đã minh họa một sức mạnh tổng hợp đạo và đời, chung và riêng.

Cái mới thứ ba và chót của cuộc đấu tranh liên quan đến tổ chức. Lâu nay cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại VNCS cũng có các vị linh mục Công giáo tham gia, nhưng thường với tư cách cá nhân, riêng tư . Thí dụ LM Chân Tín cùng ký kiến nghị ba vị đại diện ba tôn giáo khác đòi tự do tôn giáo, đòi hủy bỏ diều 4 hiến pháp VNCS áp đặt độc quyền cai trị của CSVN. Trong cuộc đấu tranh của LM Nguyễn văn Lý, Cha hành động tại giáo xứ, cùng giáo dân, vì quyền lợi đất đai của nhà chung. Từ hình thức đến nội dung, Cha hành động như một linh mục đang tại chức, đang lãnh đạo một bộ phận của một giáo hội và làm việc vì quyền lợi vật chất và tinh thần của giáo hội. Tin tức cuộc đấu tranh của giáo xứ được Viet Catholic News loan tãi. Dưới mắt người dân, đây là cuộc đấu tranh của Công giáo. Hiện tượng mới này vô cùng quý báu cho phong trào đấu tranh đòi tự do tôn giáo của tất cả các tôn giáo trong nước. Tinh thần õ lên cao. Phong trào thêm sức mạnh.

Thứ đến, hệ thống thông tin, liên lạc được tổ chức có kế hoạch, thể hiện qua sự vững tin của người lãnh đạo cuộc đấu tranh dù địa bàn không thuộc vùng thị tứ. Linh mục cho biết dù thế nào chăng nữa "vẫn còn đường giây để thông tin tức được." Cụ thể, Viêt Catholic News cho tin nóng hổi, hình ảnh rõ ràng của các diễn biến, lời tuyên bố. Điện thư trao đổi vượt bức tường lửa dễ dàng.

LM Nguyễn văn Lý, theo Cựu DB Nguyễn Lý Tưởng,là người từng vào tù ra khám, từng đấu tranh trực diện, đấu tranh kết hợp nhiều lần với CS. Sự hiểu biết CS và kinh nghiệm dày dạn đấu tranh là yếu tố sáng tạo nên cuộc đấu tranh mới. Mới từ thành phần, mục tiêu, đến tổ chức. Sự trui rèn, toi luyện trong đấu tranh cộng với tinh thần vì đạo vì đời là những bảo đãm lớn cho sự thành công. Một thành công có thể tạo nên một cuộc đấu tranh dây chuyền nội bộ tôn giáo của ông. Biến chuyển ấy có thể làm cuộc đấu tranh tôn giáo nói chung tiến đến điểm phẩm biến thành lượng, làm thay đổi cục diện chánh trị tại nước nhà.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.