Hôm nay,  

Thầy Hiệu Trưởng

12/03/201300:00:00(Xem: 13175)

thayhieu_1968-large-contentCách nay đã lâu lắm, vào mùa hè năm 1970 không có lể “trao phần thưởng “cho học sinh xuất sắc như mọi năm, thay vào đó Thầy Hiệu Trưởng tổ chức trại Nối Vòng Tay Lớn với cán bộ Xây Dựng Nông Thôn ở Vũng Tàu. Một buổi nọ có một nhóm học sinh nhỏ bỏ trại đi "lang thang trên đồi non”như trong một bài hát vào thời đó, với cây đàn guitare cả nhóm đi trên những đồi cát mịn trong một đêm trời trong và đầy sao sáng lấp lánh thật nên thơ. Lớp trẻ vừa đi về hướng sao Bắc Đẩu - ngôi sao đang sáng chói nhất lúc đó- hay là ngồi nhìn những lớp sóng sao trên bải Dứa:
... Tôi như là con ốc , bơ vơ nằm trên cát , chui sâu vào thân xác lưu đày (trong “Nha Trang ngày về “)
Cả bọn đêm đó đã bị bắt quả tang, sáng hôm sau xếp hàng ngay ngắn chờ hình phạt từ Thầy Hiệu Trưởng. Cả nhóm học trò phạm tội còn nhớ Thầy đã không nói một tiếng nào, đứng trước mặt cả đám, vừa nhìn rất lâu từng đứa một như muốn nói một điều gì đó, vừa ... vuốt râu! Sau đó rồi thôi, không có bất kỳ một hình phạt gì và cả một lời mắng cũng không. Trại lại tiếp tục với cái bồng bột vở bờ của tuổi trẻ. Những kỉ niệm thật sâu sắc không thể quên: ăn cơm cát, lửa trại đêm, những đêm không ngũ...
Bây giờ hơn 35 năm đã trôi qua từ cái ngày hè năm ấy, hồi tưởng lại có thể nói là hình như lúc đó thay vì phạt Thầy lại gần như đồng loã với tuổi trẻ qua cái nhìn độ lượng và ... cách vuốt râu của Thầy
Tronng ta hãy nghe Thầy kể:
Tôi vẫn còn nhớ buổi trại Nối Vòng Tay Lớn“ có cả hai ông bà Chi Hoa giúp tổ chức trại (Ông Bà Nguyễn Chi Hoa hiện nay vẫn còn ở Pháp).
Tôi cũng còn nhớ các cậu "xé rào”. Tôi cũng định phạt đấy, vì theo kỷ luật trại. Nhưng tôi chợt nghĩ lại: hồi còn trẻ , ngồi ghế nhà trường , tôi cũng thế. Khi các cậu về đủ , tôi mừng rồi . Nếu phạt thì sẽ có người vui người buồn , tôi không muốn vậy. Cho nên “vuốt râu “bỏ qua để toàn trại được “vui vẻ cả làng"!
Tuy các cậu “xé rào “nhưng không đến nổi làm tôi lo nhiều như khi được lệnh Bộ Giáo Dục hướng dẫn một ngàn học sinh khu III đi trại hè Nha Trang. Những buổi tắm biển , tôi phải nhờ phi cơ của quân khu Nha Trang bay vòng quanh bãi tắm, dợm chừng các học sinh bơi xa quá giới hạn. Nếu có thì phát thanh bắt họ quay về gần bờ biển .Khi được đủ số trở về Sài Gòn , tôi mới thở được những hơi thật dài thật thoải mái ...

Khi ra ngoài thì Thầy rất khoan dung độ lượng, nhưng khi về trường thì không ít học sinh Hồ Ngọc Cẩn quên được phòng "roi”với các kích thước lớn nhỏ để nạn nhân có nhiều chọn lựa tùy theo ý thích, roi càng nhỏ thì mủi roi càng đánh đau, mà vào cái tuổi thiếu kinh nghiệm đó thì đa số lại ngại roi to.
Các cựu học sinh bây giờ nhiều người đã bước vào tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, con cái đã hoặc đang bước vào tuổi trưởng thành, nhứt là trong môi trường ở nước ngoài, quan niệm về hướng dẫn dạy dỗ con cái khác nhiều so với hơn 30 năm trước ở quê nhà, bây giờ mới nhớ nhiều đến những lời nhắn nhủ của Thầy Hiệu Trưởng dưới mái trường xưa. Tất cả các cựu học sinh, không riêng gì trường Hồ Ngọc Cẩn, đều nhớ đến Thầy như một người dẫn đường, một người cha nghiêm khắc nhưng cùng lúc rất cảm thông những trăn trở bâng khuâng của lớp tuổi vừa lớn trong giai đoạn đầy biến động của đất nước.
Chúng ta hãy nghe Thầy kể tiếp:

Tôi có nhiều tập lưu niệm cuả các trường trung học như Chu Văn An, Nguyễn Trải, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Ngọc Cẩn, Châu Văn Tiếp ... kể cả trường Vỏ Bị Đà Lạt và các trường tư thục, trong số 20 trường tôi đã được duyên may hướng dẩn về văn hoá.
Trường tôi ở lâu nhất là Trung học Hồ Ngọc Cẩn: từ 1964 tới 1975 ( 8 năm coi việc trường , 2 năm làm Đặc Khu Trưởng Đặc Khu học chánh Sài gòn - Gia Định , 2 năm làm Thanh Tra Trung Học tại Bộ Quốc Gia Giáo Dục ) , vẫn được lưu trú tại công ốc cuả trường vì không có nhà riêng. Sinh vô gia cư . Hiện nay ở nhà do các con mua cho. Sau này cũng sẽ “bất cầu địa táng ".

Trong giai phẩm Xuân Hồ Ngọc Cẩn Quý Sửu 1973 mà chúng tôi tìm lại được, có vài hàng nói về Thầy như sau:

Thầy Hiệu Trưởng sinh ngày 06-02-1920 (theo cáo phó của gia đình, ngày sinh đúng của thầy là 6 tháng Hai, 1914) tại Hải Dương. Thuở nhỏ theo học với bác ruột và thi vào trường Bưởi năm 1934. Năm 1938 đổ trung học đệ I cấp, bỏ đệ tam thi nhảy tú tài I và II. Thầy tiếp tục con đường học vấn ở Đại Học Luật (Hà Nội) và dạy kèm ở các tư gia. Có lần được triệu về làm hiệu trưởng Trung Học Nguyễn Bỉnh Khiêm Hải Dương. Sau đó Thầy dạy ở Thanh Miện và năm 1948 vì nhu cầu công vụ chuyển sang làm thẩm phán tại Hải Dương cho đến năm1950. Khi Pháp tấn công vào miền này Thầy chạy ra Hà Nội dạy ở trường Nguyền Trãi cho đến năm 1954 khi Thầy di cư vào Nam dạy ở Chu Văn An đến năm 1956. Sau xin đổi về trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Thầy còn phụ trách môn việt văn ở trường Vỏ bị liên quân Đà Lạt, Trung học công lập Quang Trung (nay là trường nữ trung học Bùi Thị Xuân), tư thục Vinh Hoa, Bồ Đề, Trí Đức. Năm 1959 Thầy thuyên chuyển về Phước Tuy dạy ở trung học Châu Văn Tiếp, sau làm hiệu trưởng tại đó đến năm 1964 đổi về làm hiệu trưởng trường Hồ ngọc Cẩn và tại đây Thầy trải qua một thời gian phục vụ lâu dài nhất là 8 năm 2 tháng. Đến tháng 9-1972 Thầy được bổ làm Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Học Chánh Sài Gòn - Gia Định.
Lúc nào cũng mang hoài bảo giáo dục cho con cái và học trò nên ngưởi hửu ích, tạo kiến thức căn bản để giử gìn đức hạnh, hầu có thể tuỳ theo khả năng giúp nhà giúp nước. Về tổ chức học đường bao giờ cũng theo một tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật. Sáng lập quỹ tình thương Hồ Ngọc Cẩn và đã giúp đỡ được nhiều học sinh nghèo có phương tiện học hành.

Thầy Hiệu Trưởng không quên và luôn luôn tìm cách bảo vệ các học trò của mình qua một câu chuyện kể của Thầy:

Nên nhớ rằng từ năm 1970 trở đi trường TH HNC có lớp học buổi tối (Bán Công) từ 6 giờ tới 10 giờ pm. Có cả nam sinh và nữ sinh. Do đó cũng nên nhắc tới các nữ sinh của TH HNC, nếu chúng ta quên thì họ sẽ buồn đấy . Nói về mấy cô nữ sinh có chuyện kể lại: Vào một buổi tối, mấy tên du đảng vào trường HNC quấy rối và chọc ghẹo nữ sinh. Tôi được anh em báo cho biết và tôi tới để yêu cầu (thật ra là đuổi) chúng ra xa khỏi trường. Chúng ra ngoài và thách tôi ra "chơi nhau". Tôi ra . Hai tên xông tới tấn công. Tôi đập cho chạy hết. Tôi tưởng rơi mất kính nhờ chú Sáu soi đèn kiếm dùm . Không có kính, chỉ bắt được 4 trăm đồng do hai tên du đảng đánh rơi trong khi tỉ thí với tôi . Tôi cho báo tin đó, cam đoan không trình báo gì cả để cho chúng tới nhận . Chúng không tới . Tôi bảo đem chia cho con các tùy phái, lao công ở trong trường



Khi Thầy Hiệu Trưởng về trường Hồ Ngọc Cẩn thì song song với việc học tập, Thầy đã đẩy mạnh các hoạt động thể thao và xã hội, tạo một sinh khí xôi động hẳn lên so với giai đoạn trước, Thầy đã đặt vị trí người học sinh chan hòa với môi trường sống chung quanh.
Chắc có nhiều cựu học sinh học trường Hồ Ngọc Cẩn vào những năm 1969-1970 còn nhớ, trong sân trường, sau phần cổng vào, có đoạn hành lang mà phía trên là lớp học ở tầng một, nhà trường có trưng hiệu đoàn của trường là hình con đại bàng. Hiệu đoàn này được vẽ lại trong trang chính của trạm www.hongoccan.com. Ở hai bên hiệu đoàn Thầy Hiệu Trưởng cho treo hai bài thơ viết bằng phấn trên bảng màu xanh lá cây đậm, bên phải là bài thơ "IF”bằng tiếng Anh của đại văn hào Rudyard Kipling (1865-1936), bên trái là bản dịch qua tiếng Việt của Cụ Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc. Hôm nay chúng ta cùng đọc lại cho nhau nghe bản dịch của bài thơ mà Thầy vẫn còn cất giữ đến giờ phút này.

Ví con đã trăm lần thủ thắng
Một keo thua, tay trắng về không,
Mà lòng lại biết nhủ lòng
Cơ đồ gây lại, oán không một lời

Ví đường tình, xa nơi rồ dại
Biết nên cương mà lại nên nhu.
Chẳng ưa con cũng chẳng thù
Bền lòng tranh đấu, miễn lo việc mình

Ví có kẻ lòng manh ở ác
Ðem lời con xuyên tạc ra ngoài
Xá chi những miệng dông dài
Riêng con, con vẫn một lời thủy chung

Ví hòa mình mà không bè đảng,
Ðứng làm dân, khuyên gián quyền môn
Anh em bốn biển cho tròn,
Tình riêng chẳng để thiệt hơn một người

Ví lại biết xét coi, học hỏi
Giọng hoài nghi, phá hoại đừng nghe
Ước mơ mà chẳng sa mê
Nghĩ cho nên việc, chớ hề viễn vông

Ví lấy oai mà không nỡ dữ,
Biết gan liền, biết lựa tới lui,
Biết ngay thảo với mọi người
Mà không lên mặt dạy đời, ta đây

Ví con biết vinh thôi lại nhục
Cũng chẳng qua là cuộc hí trường
Biết đem can đảm làm gương
Giữ lòng bình thản, xốn xang mặc người

Ví theo được như lời ta nhắn,
Thì đế vương, hiền thánh khôn tầy
Vinh quang, hạnh phúc trong tay,
Lại hơn được cả điều này, con ơi:

Là, con biết đạo làm người

Thầy rất thích bài thơ này vì theo Thầy đó là phương châm cho cuộc sống, là hoài bão mà Thầy Hiệu Trưởng muốn gởi gấm vào lớp trẻ tuổi vừa lớn, làm hành trang để dấn thân vào đời, theo đó mà sống cho "ra con người”như lời Thầy nói.
Đó là ao ước mà Thầy Hiệu Trưởng chờ đợi ở các học trò của mình trong suốt quá trình hoạt động của Thầy, thế còn ao ước của riêng Thầy trong lúc này ra sao? Chúng ta hãy nghe Thầy tự trào và kể về những niềm vui của Thầy:

86 cái xuân thu rồi, răng đi hết, tóc với râu trắng hết , lại thêm những tật bệnh của tuổi già: tai điếc, mắt mờ, tay run, lưng dưới (low back) đau, khó thở, nhức xương gân, chuột rút (vọp bẻ), tứ tung ngũ hoành (ngực, chân, bắp vế, tay, vai) tiểu đường ...không biết còn ngồi dai được bao lâu nữa! ?
Trong nhà có con rể và cháu ngoại là y khoa bác sĩ cùng với nhiều y khoa bác sĩ cựu học sinh nữa mà "chứng nào vẫn tật nấy".
Tuy vậy mà tôi vẫn hoan nghênh tuổi già, không chán, không ngán tuổi già. Tự thấy như cái khinh khí cầu (aérostat), cần vất bỏ dần dần những túi cát, cần tháo bỏ dần dần những dây neo thì rồi mới tung bay lên cao được. Bởi vậy từ mấy chục năm trước, từ khi bắt đầu thấy cuộc sống đã làm cho thấm mệt (4 lần chạy loạn, 4 lần làm lại cuộc đời), cho nên phải tìm hướng đi cho tâm linh, ước mong rằng sau khi thân xác này vào lò (four crématoire) thì tâm linh này được về nơi thanh tịnh, bình an, không phải lang thang trong cỏi luân hồi nữa, mà lại còn được châm lo, cứu độ cho các chúng sinh thoát khỏi vô minh phiền não, nghiệp chướng đau thương.

Hồi ở Pháp (năm 1979) tôi được chính quyền Pháp cho ở ngay trong thư viện của thành phố Massy. Tôi đọc sách của A . Malraux thấy có câu "Le 21 è siecle sera spirituel ou ne sera pas” (Thế kỷ thứ 21 sẽ là thế kỷ Tâm linh hay sẽ không có thế kỷ thứ 21)
Hiện nay tôi đang để hết tâm trí vào vấn đề Tâm linh. 86 cái xuân móm rồi! Cũng đã là muộn . Nhưng muộn còn hơn không .
Mong sao các anh chị em cựu học sinh HNC tuổi đã trên dưới 60, nên để ý tới vấn đề Tâm linh sớm hơn tôi . Ước mong sẽ có dịp gặp nhau để cùng bàn về vấn đề đó .
Mong thế đấy. Còn được hay không là một chuyện khác !

Hiện nay cái thú cuả thầy là đọc những thư từ, ngắm những hình ảnh mới của học trò, hoặc chụp riêng, hoặc cùng chụp với gia đình thì càng tốt, để thầy lưu trữ trong kho tàng vô giá của thầy. Đó là kho tàng tình nghĩa, trong lúc tuổi già thường được xem lại thư và hình của những "Tình xưa nghĩa cũ”cho lòng già thêm hơi ấm nhiều hơn", ở tuổi này thầy chỉ mong có thế mà thôi. Đó là hạnh phúc của một nhà giáo về phần cuối cuộc đời.

“Bao ân tình thuở trước chẳng hề quên,
Khiến người đọc bên đèn sa nước mắt "

Và Thầy đã dặn dò học trò cũ: “Nhưng ngày nay ở nước ngoài, nơi nào có cựu học sinh Trung Học Hồ Ngọc Cẩn thì trường Hồ Ngọc Cẩn được làm cho sống lại và được sợi dây tinh thần tương thân, tương ái, kết nghĩa, kết tình vững chắc. Đó là điều chúng ta đã được thấy và mong sẽ giữ được như nguyện mãi mãi.”
Hôm nay chúng con được dịp quây quần bên Thầy Hiệu Trưởng để thay mặt tất cả những thế hệ học sinh mà Thầy đã hướng dẫn, gởi đến Thầy những lời tri ân tự hình thành trong tâm khảm của chúng con từ khi chúng con dấn thân vào đời. Thầy không những dạy bảo chúng con khi còn ở tuổi thành niên mà Thầy còn là ngọn đuốc dẫn đường cho chúng con mãi đến bây giờ. Ngoài 8 người con ruột thịt đang phụng dưỡng Thầy Cô hiện nay, Thầy Cô còn có hàng hàng lớp lớp những người con khác ở khắp mọi nơi, vẫn nhớ và nghĩ đến Thầy Cô với lời cầu chúc thọ chân tình nhất đến Thầy Cô, hình ảnh Thầy Cô như bóng mát của tàn cây đại cổ thụ, trải rộng ra để che chở và làm chổ dựa tinh thần của chúng con mãi mãi.
Xin cám ơn Thầy và Cô.
Chúc hương hồn Thầy Cô được tiêu diêu nơi miền cực lạc.
Học trò Hồ Ngọc Cẩn

Ý kiến bạn đọc
13/03/201305:00:12
Khách
Bai viet nay that cam dong. Thoi VNCH chung ta da san sinh ra duoc cac bac giao su, hieu truong het long vi hoc sinh. Chang bu voi thoi dai CS hien nay, thay hieu truong cuong hiep hoc sinh ! Oi thoi ai tai! CS con thi dat nuoc nay con nhieu tang thuong nhuc nha~.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.