Hôm nay,  

Trường Ngoài Công Lập

05/03/201300:00:00(Xem: 4855)
Bạn thân,
Xây trường lên, và rồi cơ nguy phải sập tiệm sớm... Đó là hoàn cảnh của nhiều trường ngoaì công lập.

Câu hỏi đơn giản: tại sao thế giới vẫn sống hùng, sống mạnh với các trường công lập... Thậm chí, trước năm 1975 vẫn có nhiều trường tư nổi tiếng -- ngay ở cấp đaị học, như Đại Học Vạn Hạnh (của Phật Giáo) hay Đại Học Minh Đức (của Công Giáo) -- mà bây giờ không thể sống nổi, tuy rằng chính phủ đã cho mở “các trường ngoàì công lập”...

Có phải vì chính phủ cho mở vì áp lực quốc tế và vì nhu cầu sinh viên quá đông, và đã “bí mật bóp chết” các trường này bằng nhiều hình thức khác nhau?

Báo VietnamNet viết bản tin tựa đề “Cái chết' được báo trước của trường ngoài công lập,” trong đó kể:

“Không tuyển được thí sinh, bị đình chỉ do mâu thuẫn, tranh chấp hay thiếu nhà đầu tư,… nhiều trường ĐH,CĐ ngoài công lập đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động thậm chí là đóng cửa.

Theo Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam, nếu nhà nước không có chính sách phù hợp thì nguy cơ tan rã là có thể xảy ra...

Năm 2012, Trường ĐH Tân Tạo (Long An) tuyển 1.000 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh dự thi cho 9 ngành đào tạo, trong đó chỉ có 56 thí sinh có điểm thi từ sàn trở lên.

Rất nhiều trường chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu, một số trường có tỷ lệ tuyển sinh rất thấp. Trường ĐH Lương Thế Vinh không tuyển được thí sinh nào, Trường CĐ Kỹ Thuật công nghiệp Quảng Ngãi tuyển được 0,64% chỉ tiêu; Trường ĐH Công nghệ Đông Á 5,2%; ĐH Chu Văn An 15,5%...

....Nội bộ lình xình

Được thành lập từ 2007 nhưng đến năm 2011, Trường ĐH Hà Hoa Tiên có tới 5 đời hiệu trưởng. Tháng 10/2011, trong cuộc trả lời với báo chí, Quyền Hiệu trưởng là TS Nguyễn Văn Vĩnh dù luôn tự hào về cơ sở vật chất của trường nhưng bản thân ông cũng tâm sự sẽ sớm làm đơn thôi chức hiệu trưởng gửi Chủ tịch HĐQT và chủ tịch tỉnh Hà Nam.

Cùng năm 2011, Trường ĐH DL Văn Lang cũng xảy ra những mâu thuẫn nội bộ khi nhiều cán bộ, công nhân viên (CB-CNV) phản ứng về bảng lương đang được áp dụng ở trường.

Theo đó, những CB-CNV này cho rằng bảng lương thể hiện sự bất hợp lý không công bằng giữa những người làm cùng công việc, vị trí; lương CB-CNV là cử nhân lại cao hơn lương thạc sĩ, tiến sĩ...”

Và nhiều trường hợp nữa. Tại sao như thế? Có phải tuy là đại học ngoài công lập, nhưng nhiều người chủ chốt trong Ban Giám Hiệu thực tế vẫn là các viên chức thuộc quản trị của Bộ GD-ĐT? Và do vậy, nội bộ tranh chấp hoài?

Tại sao nhiều trường tư trên thế giới vẫn là nơi nương tựa, nơi học hỏi và nghiên cứu của trí thức, nhưng ở VN thì chưa phải?

Có phải vì Điều 4 Hiến Pháp đã trao cho Đảng CSVN độc quyền lãnh đạo, kể cả ở trường tư?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm thứ Năm, các cổ phần yếu lại vào giờ chót trong khi chỉ số kỹ nghệ Dow đang gần mức cao kỷ lục 14,164 của tháng 10 năm 2007, và S&P 500 thắng liên tiếp trong 4 tháng, với một số tin kinh tế tốt xấu.
Nhắc đến rắn, chúng ta có thể hình dung ra một loại động vật bò sát có máu lạnh với những nét uốn lượn mềm mại khi chúng di chuyển. Mỗi khi nghe tới rắn, tôi lại rùng mình, thường có một cảm giác lạnh gáy chạy từ sau ót xuống sống lưng. Nhìn thấy rắn trên truyền hình, trong nơi nhốt thú ở những thảo cầm viên, tôi nhắm tít mắt không dám xem, tức là tôi rất sợ rắn.
Cái việc mà gần đây các lãnh đạo cộng sản ở Việt Nam đang cho phát động việc sửa đối cái “hiến pháp của đảng” thì như ai ai cũng được biết đó chỉ là một trò trình diễn tuyên tryền bịp bợm kế tiếp của đảng Cộng sản Việt Nam nhằm để cầu mong duy trì được cái thể chế cai trị độc tài chuyên chế phi nhân bản này được thêm ngày nào hay ngày ấy để mà tận hưởng những tham vọng quyền lực và quyền lợi chỉ dành riêng cho nhóm bọn họ.
Đầu năm 2013, đảng Cộng sản cho phát động phong trào góp ý “Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992”. Mặc cho thông tin chính thống ra rả tuyên truyền, phong trào bị dư luận xã hội xem là trò bịp, trò hề, trò khỉ, sửa đổi thì cũng như rắn lột da, rắn lại hòan rắn, chả mấy người tin.
Câu thơ tình của thi sĩ Nguyên Sa mà ai cũng biết, lãng mạn ở nghĩa đen nhưng dưới con mắt tôi, nó lại trần tục ở nghĩa bóng! Nói thế vì tôi đang ở ngưỡng cửa “thất thập cổ lai hy”, chiều chiều ngồi nhìn hoàng hôn mà nghĩ đến thân phận nên có đầy đủ lý lẽ để giải thích.
Vào tiết Trung thu năm 1992, Thầy Đạt – Hòa Thượng Thích Huệ Đăng và tôi là hai bạn tù chính trị cùng với cỡ 30 tù hình sự khác được chở từ trại giam Chí Hòa đến trại Z30D tại khu Rừng Lá Hàm Tân, gần với thị xã Phan Thiết. Chúng tôi được phân bố tới Phân trại K2 tọa lạc tại khu Căn cứ 6 Pháo Binh thời trước 1975.
“Bauxite Tây Nguyên hoàn toàn có thể là điểm khởi đầu cho một sự tan rã, không chỉ ở mức thể chế chính trị mà ở tầm quốc gia – dân tộc.” (La Thành – “Bauxite Tây Nguyên: Phép thử phản xạ tự vê của quốc gia Việt“, 2009)
Tôi mê coi hát bóng (movie) lắm! Nhất là những phim dính líu tới dã sử với tình tiết éo le. Hồi bé, tôi thích xem phim The King and I (Vua Xiêm và Thiếp) do anh tài tử đầu trọc đa tình là Yul Brynner (1920-1985) sánh vai cùng cô đào lẵng Deborah Kerr (1921-2007) tuyệt sắc, vào năm 1956.
Los Angeles – Vào hôm Thứ Ba ngày 26 tháng 2, Chủ Tịch Đảng Cộng Hòa Toàn Quốc Reince Priebus đã nói chuyện và lắng nghe nguyện vọng của gần 40 vị lãnh đạo từ cộng đồng Châu Á trong một buổi cơm tối thân mật được tổ chức bởi bà Michelle Steel, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Thuế Vụ California.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.