Hôm nay,  

Trào Lưu Dân Chủ Hình Thành Qua Góp Ý Sửa Đổi Hiến Pháp; Báo quân đội nổi giận: Bỏ Điều 4 hiến pháp là “đe dọa tồn vong dân tộc”

19/02/201300:00:00(Xem: 6908)
HANOI/SAIGON -- Từ góp ý sử đổi Hiến Pháp, bây giờ đã trở thành phong trào kêu gọi dân chủ do giới trí thức khởi động, theo tin RFI. Trong khi đó, bản tin BoxitVN cho biết Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ký tên ông ủy viên Phan Trung Lý, đã trả lời nhóm 72 trí thức góp ý sửa Hiến pháp rằng theo quy định thì Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp -- nghĩa là, trí thức hay toàn dân có góp ý cũng vô ích. Cũng hôm Thứ Hai, BBC loan tin rằng trên báo Quân Đội Nhân Dân có bài viết của phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú tin rằng “việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình”, và xóa bỏ điều 4 Hiến pháp “là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc”. Nghiã là, rất khó có chuyện sửa đổi Hiến pháp để dân chủ hóa.

Bản tin RFI ghi nhận hôm Thứ Hai:

“Việc đóng góp ý kiến vào bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đang dần dần trở thành một phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi đầu là giới trí thức. Đó là nhận định chung của giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, trong bài trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ.”

Nhận định của Giáo sư Tương Lai trên RFI cho thấy, “...ngày càng có nhiều người tham gia đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp dưới hình thức này hay hình thức khác. Phong trào góp ý kiến này đang dần dần biến thành phong trào đòi dân chủ ở Việt Nam, mà đi tiên phong là giới trí thức.”

GS Tương Lai nói, trong những người và những nhóm góp ý về Hiến Pháp, “nổi bật hơn cả đó là sáng kiến của 72 nhân sĩ trí thức hàng đầu của Việt Nam khởi xướng bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992, công bố ngày 19/01. Kiến nghị này đã được sự hưởng ứng rộng rãi của hàng ngàn người đủ mọi thành phần trong và ngoài nước, với số chữ ký nay đã lên tới hơn 4000.

Trong bản kiến nghị này, các nhân sĩ trí thức đã mạnh mẽ yêu cầu bỏ điều 4 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi quyền phúc quyết Hiến pháp cho dân. Họ cũng yêu cầu sửa Dự thảo Hiến pháp «theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn về Quyền Con người năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia».

Bản kiến nghị còn đòi Nhà nước công nhận sở hữu tư nhân về đất đai, đòi tam quyền phân lập thật sự, cũng như không chấp nhận quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên cạnh kiến nghị, nhóm 72 nhân sĩ trí thức còn đề nghị một dự thảo Hiến pháp như một tài liệu «để tham khảo và thảo luận».


Đặc biệt, báo nhà nước đã chính thức loan tin này, khi:

“Ngày 04/02/2013, một phái đoàn gồm 15 nhân sĩ trí thức đại diện cho nhóm 72 người nói trên đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân tại 37 Hùng Vương, Hà Nội, để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Điều đáng chú ý là một số tờ báo chính thức như Người Lao Động hay Pháp Luật TP HCM cũng đã dám đưa tin về buổi trao kiến nghị, mặc dù với những nội dung như trên, tài liệu này lẽ ra phải bị xếp vào loại «phản động», «chống Nhà nước»...”

Đặc biệt, GS Tương Lai nói rằng cách nhìn về “xã hội dân sự” đã thay đổi, khi nhiều “tờ báo đã bắt đầu loáng thoáng thấy nói đến vai trò của xã hội dân sự... việc phát huy sức mạnh của xã hội dân sự đang là một xu thế được khởi động từ việc góp ký kiến cho bản dự thảo Hiến pháp. Điều có lẽ là điều đã vượt ra ngoài dự kiến ban đầu của những người chủ trương lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp.»

Tuy nhiên, có một trở ngại: nhà nước vẫn kiên quyết độc tài độc đảng. Trang BoxitVN hôm 18-2-3013 loan tin rằng “công văn trả lời số 227/UBDTSDHP, ngày 7-2-2013 của Ủy ban do ông Phan Trung Lý, ủy viên Ủy ban, Trưởng Ban Biên tập ký, gửi tới ông Nguyễn Đình Lộc,” đaị diện nhóm 72 trí thức.

Trong công văn trả lời đã “yêu cầu người đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp phải “thực hiện đúng quy định của pháp luật và nghị quyết của Quốc hội”...”

Nghĩa là, theo Boxit VN giải thích:

“Theo chúng tôi, quy định nêu trên của Hiến pháp hiện hành phủ nhận quyền lập hiến của nhân dân; đây chính là điều đầu tiên cần sửa trong Hiến pháp và quá trình sửa đổi Hiến pháp lần này phải thấu suốt tinh thần tôn trọng quyền của nhân dân quyết định Hiến pháp.”

Trong khi đó, BBC loan tin rằng:

“Bài đăng trên trang báo của Quân đội Việt Nam hôm cuối tuần 17/2/2013 đã lên tiếng bảo vệ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền...

...nhà văn, phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Thanh Tú cũng tin rằng “việc đòi bỏ điều 4 Hiến pháp vừa phi lý, vừa chẳng hợp tình”...

Ông cũng nhấn mạnh rằng việc đòi bỏ điều 4 “có thể nói đó là việc làm nguy hiểm bởi nó đe dọa sự tồn vong của cả dân tộc này”...”

Thực tế, rất nhiều nước khác không có Điều 4 Hiến Pháp để cho bất kỳ đảng nào độc quyền cai trị như VN, như Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan... nhưng họ văn minh hơn VN nhiều.

Ý kiến bạn đọc
21/02/201305:35:55
Khách
VC là một lũ "hèn với giặc (Tầu), ác với dân" không hơn không kém!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.