Hôm nay,  

Phóng Sự - Lao Động Việt: Tết Của Những Người Bán Trầu, Bán Vé Số, Quét Rác

14/02/201300:00:00(Xem: 6046)
Hồng Hạc
(Thành viên Lao Động Việt - chao@laodongViet.org)
13/02/2013

Những người bán bong bóng, những bà mẹ bán trầu đầu năm, những người bán vé số, quét rác…

Đâu đó giữa nhộn nhịp không khí Tết, những cuộc đời lao động nghèo cùng nhịp sống chầm chậm, trầm trầm của họ như những nốt trầm trong bản nhạc mùa xuân. Những người bán bong bóng, những bà mẹ bán trầu đầu năm, những người bán vé số, quét rác… Họ không đơn thuần là làm mở hàng đầu năm, mà buổi làm việc của họ chứa đầy lo âu và tiếng thở dài vì lại một mùa xuân nữa, cuộc đời họ vẫn âm u.

Cụ Hiền, năm nay 76 tuổi, ngồi bán trầu ở chợ Hàn, Đà Nẵng đã gần bốn mươi năm (kể từ sau 1975), kể: “Bà chưa có năm nào ăn Tết cho khí thế được, vì mình phải lo buôn bán, chiều cuối năm mới kết thúc, thường là 30 tháng Chạp, năm nay tháng thiếu, tối 29 tháng Chạp mới về nhà, sáng Mồng Hai là đi bán mở hàng”.

“Cả năm, chỉ có mùa Tết là kiếm được nhiều tiền, còn để dành cho những ngày đau ốm không đi bán được. Ngày thường, mình kiếm được từ 10 ngàn đồng đến 20 ngàn đồng mỗi ngày, Tết thì may mắn, kiếm cũng được bạc trăm ngàn, mỗi ngày cầm một trăm ngàn tiền lãi thì sống thọ thêm cũng được mấy tuổi!”.
hinh__ldv__tta_bat_ngua_xe_doi_kham_kho_3b13
Trong dịp Tết, giữa tất bật ngựa xe, vẫn còn rất nhiều, cuộc đời, số phận buồn tủi và ngậm ngùi. (HÌNH LĐV)
“Bà cũng có con cái, tụi nó hiếu thảo lắm, thấy bà đi buôn, nó la, thậm chí khóc lóc, bắt bà phải ở nhà để tụi nó chăm sóc. Nhưng tụi nó nghèo quá, mà mình thì còn đi kiếm được chút đỉnh, nên cố gắng mà làm cho con cái bớt khổ, chứ mấy đứa nó làm nông, đói nghèo lấy chi nuôi mình, nó mà không cho bà đi bán thì bà nhịn ăn mấy ngày, nó sợ, phải cho đi…”.

Cùng chung hoàn cảnh với cụ Hiền, có khá nhiều cụ buôn bán ở các chợ khắp ba miền đất nước, đi đâu, nếu chịu khó ghé chợ cũng bắt gặp những người già ngồi thu lu một góc hàng, mắt nhìn xa xăm và ánh mắt lóe cười mỗi khi có người đến gần chỗ bán của mình.

Một người nông dân (yêu cầu giấu tên) ở Thanh Hóa nói: “Ngày cận Tết, có thể nói rằng những ngày cuối năm là thời gian thể hiện căn tính của hơn 80% người Việt Nam rõ nét nhất: Nghèo khổ; Lam lũ và Chịu đựng”.

“Tôi ngồi bán hoa Tết ở chợ này đã được ba năm, trung bình, mỗi cái Tết kiếm thêm cũng được hai đến ba triệu đồng, với nông dân như mình, đây là khoản tiền quá lớn.”

“Cuối năm đi bán hoa, đầu năm đi bán bong bóng, kiếm tổng cộng cũng được trên 5 triệu. Ở đất nước này, chỉ có quan chức, buôn lậu và cờ bạc mới có tiền tiêu Tết, người chân chính, làm ăn nghiêm chỉnh khó có chuyện tiêu tiền như nước ba ngày Tết lắm, vì đồng bạc của họ chứa đầy mồ hôi và nước mắt!”.

Mồng Hai Tết, cùng bán bong bóng với người nông dân “cựu giáo viên” này là nhiều người nông dân khác, lam lũ, mệt mỏi và ai cũng có đôi mắt sâu thẳm, ánh nhìn giống như đang dõi vào những con hẻm sâu thẳm nào đó trong mùa Xuân.

Những người đi bán vé số cũng tranh thủ dịp tết để bán. Bà Nguyệt, 68 tuổi, đi bán vé số khá lâu năm ở Huế, kể: “Những ngày Tết, dân họ mới có tiền nhiều mà mua vé số, mỗi ngày Tết kiếm cũng được từ 100 đến 150 ngàn đồng”.

“Với những người nghèo như mình, số tiền 100 ngàn đồng chỉ đến tay vào những dịp thiên hạ lễ lạc, ăn chơi, và đó cũng là những ngày may mắn trong cuộc đời mình, mỗi năm chỉ có vài ngày vậy thôi, còn lại thì kiếm chừng 50 ngàn đồng là mừng lắm rồi”.

“Năm nào mình cũng mong sao dọn rác qua được Giao Thừa, có như vậy mới may mắn được người ta lì xì ..”
hinh__ldv__me_gia_ban_trau_dau_nam_3b13
Bà mẹ già bán trầu đầu năm. (HÌNH LĐV)
Tuy khác về công việc với những người bán vé số, nhưng những người quét rác đêm Giao Thừa lại có nỗi niềm nói ra nghe nao lòng chẳng kém. Chị Thư, công nhân quét rác ở thành phố Quảng Ngãi, kể: “Năm nào mình cũng mong sao dọn rác qua được Giao Thừa, có như vậy mới may mắn được người ta lì xì, chứ về chừng 11 giời đêm thì mệt quá, chằng làm được gì mà chẳng có ai lì xì”.

“Thật ra thì những người du Xuân năm thì mười họa mới có người lì xì cho mình, cũng không nhiều, một phong bao chừng 10 ngàn đồng, cao nhất 20 ngàn đồng. Nhưng nó có ý nghĩa với mình lắm, vì mình biết rằng giữa thế giới rác rưởi của mình, vẫn còn Tết!”.

Trong dịp Tết, giữa tất bật ngựa xe, vẫn còn rất nhiều, cuộc đời, số phận buồn tủi và ngậm ngùi, Tết đến với họ giống như một lời nhắc nhở về một năm cần lao tiếp đến với sức khỏe mỗi ngày đang xuống dốc và họ phải cố gắng, gồng mình để dành dụm cho những ngày thất nghiệp lúc đuối sức…

GHI CHÚ: Lao Động Việt là liên minh của các tổ chức lao động trong và ngoài nước, gồm: Phong Trào Lao Động Việt, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông, và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam.

Hồng Hạc (Thành viên Lao Động Việt - chao@laodongViet.org)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.