Hôm nay,  

Từ Trường Sa Đến Cam Ranh

04/03/200100:00:00(Xem: 4299)
Từ Trường Sa đến Cam Ranh, dưới cái nhìn của dân tộc Việt, những việc làm từ trước đến nay của CSVN là những hành vi mãi quốc cầu vinh, buôn dân bán nước vì quyền lợi phe đảng của CSVN, không thể tha thứ được.

Thực vậy, dù khoa học không gian đã bước những bước rất dài, hàng không vẫn chưa thay được cho hàng hải. Hải thượng (suprêmatie maritime) vẫn là một trong những cái thế phải có để thành siêu cường trong thế kỷ 21. Nước nhà VN chúng ta được thiên nhiên ưu đãi, có hai vị trí rất quan trọng trên đường biển: Quân đảo Trường sa và Hoàng sa (gọi tắt là Trường sa) và Vịnh Cam Ranh.

Trong thời đầu Tây phương mở đường biển giao thương sang Á châu, Pháp đã thấy lợi thế địa lý ấy . Trước khi xâm chiếm Đông dương và suốt trên 80 năm thuộc địa, Pháp đã làm mọi cách để đặt và thực hiện chủ quyền trên hai phần đất chiến lược này. Nga cũng thừa nhận Cam ranh là một căn cứ hải quân lý tưởng ở Vùng Đông Nam Á, từ thời hạm đội Nga hoàng thua Nhựt chạy vào trú ẩn. Trong Chiến tranh VN, Mỹ xem cam Ranh có khi còn quan trọng hơn căn cứ hải quân ở Vịnh Subic, Phi luật tân, với tiền đồn là Quần đảo Trường sa thuận tiện cho việc kiểm soát đường hàng hải đi Nam Thái bình dương và Ấn độ dương.

Gần đây trước tình hình nguồn xăng dầu của thế giới ngày càng cạn kiệt, Quần đảo Trường sa xuất hiện như một vùng có trữ lượng xăng dầu to lớn, hy vọng có thể ổn định được cung cầu của thế giới. Theo bản tường trình của Garver John W., năm 1992 và của Chi Kim Lo, năm 1989, thềm lục địa của Quần đảo có thể chứa khoản 196 tỷ thùng dầu thô, giá 5880 tỷ đô la nếu mỗi thùng là 30 đô.

Ưu thế thứ nhứt của đất nước VN, Quần đảo Trường sa, CS Hà nội hoàn toàn ở thế kẹt với Trung quốc vì lời tuyên bố công khai của Phạm văn Đồng, gởi cho Trung quốc, ngày 14-9-58. CSVN tán thành việc Trung quốc nới rộng lãnh hải 12 dặm trong đó bao gồm Quần đảo. Chưa đủ, khi Mỹ oanh tạc Tây sa trong Chiến tranh VN, cũng vị Thủ tướng lâu đời nhứt thế giới này phản đối Mỹ, oanh tạc "một phần lãnh thổ của Trung quốc". Vậy trước sau như một , nhà cầm quyền Hà nội công nhận Quần đảo thuộc Trung quốc. Chỉ có VNCH chiến đấu sống chết khi Trung quốc chiếm một phần của Quần đảo. Nhiều cuộc hải chiến đã xảy ra giữa VNCH và Trung quốc tại đây.

Và bài toán Trường sa VN chỉ có thể giải quyết với một chánh quyền VN mới lấy nguyên tắc liên tục công quyền từ VNCH để nói chuyện với Trung quốc. Nhiều luật gia công pháp quốc tế đã chỉ rõ VNCS không có căn bản pháp lý để đòi chủ quyền trên Quần đảo, mà trớ trêu thay bắt buộc phải nhờ vào thế pháp lý của VNCH, mới có căn bản nói chuyện, dựa trên Hiệp ước Genève và Paris. Ô. Nguyễn mạnh Cầm, Ngoại trưởng của VNCS đã hơn một lần biện luận dựa trên nguyên tắc liên tục công quyền, thừa hưởng thế pháp lý của VNCH. Thuần túy trên pháp lý, VNCH vẫn còn đó. CSVN cưỡng chiếm Miền Nam, bất tuân Hiệp ước Paris. Dương văn Minh không có tư cách đại diện cho VNCH vì việc Ô. thay TT Trần văn Hương là vi hiến. Từ đó việc Ô. Minh bàn giao chánh quyền Miền Nam cho CS Hà nội là vô hiệu lực.

Tệ hơn nữa, gần đây có tin cho biết Ô.Lê khả Phiêu âm thầm sang Trung quốc, bí mật nhượng cho Trung quốc một số đảo để tìm sự ủng hộ cho phe nhóm thân Trung Cộng của ông, trước ngày Đảng CSVN mở đại hội bầu lại tân Ban chấp hành trung ương và Bộ chánh trị.
Mãi quốc cầu vinh, buôn dân bán nước vì quyềân lợi phe đảng của mình là hành vi không một người Việt nào còn một chút tinh thần dân tộc, dù Quốc hay Cộng, dù xưa hay nay, có thể tha thứ được. Tội ác này, vết nhơ này của CSVN không bao giờ xóa mờ được trong lịch sử dân tộc VN.

Chịu không nổi điếm nhục ấy, chính báo của Đảng, tờ Sàigon Giải phóng, tiếng nói của CS Nam, công khai chống CS Hà nội, đòi ra lập cơ quan công quyền trên Quần đảo, khiến Trung quốc yêu cầu làm sáng tỏ. Và Hà nội phải lẹo lưỡi trả lời.

Ưu thế thứ hai, Cam Ranh CSVN cũng bị kẹt và phải bán rẻ cho Nga. Sau khi cưỡng chiếm được Miền Nam, Hà nội dành cho Liên xô đặc quyền sữ dụng căn cứ Cam ranh do Mỹ xây dựng và rút đi để lại. Trên danh nghĩa là cho mướn. Nhưng thực chất thì Liên xô không có trả tiền. Điều ấy thấy rõ khi bây giờ Hà nội mới nói Nga, thừa kế của Liên xô, còn nợ 2 tỷ đô la tiềân mướn Cam Ranh chưa trả. Nhưng chính TT Putin của Nga cũng phủ nhận và chỉ hứa suông sẽ lập ủy ban cứu xét. Trong khi đó số quân viện của Liên xô gúp cho Hà nội làm "nghĩa vụ quốc tế, làm cách mạng CS quốc tế" bắn giết nhân dân Miền Nam, Nga đòi trèo trẹo. Hà nội buộc phải thác lưng buộc bụng nhân dân vốn đã nghèo bằng sưu cao thuế nặng, bằng nông phẩm cà phê, cao su. Vậy mà một viên chức Điện Cẩm Linh hôm Thứ Sáu lại đưa tin là theo hiệp ước 1979, Nga có quyền sử dụng Vịnh Cam Ranh miễn phí.

Gân đây Mỹ, Nga, Aân đều muốn có mặt ở Cam ranh. Trung quốc đã có một phần lớn Quân đảo Hoàng Sa và Trường sa rồi. Các cuộc viếng thăm rộn rịp của Thủ tướng Aán, Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc, Tổng thống Singapore trong tháng 2, Tổng thống Nga vào tháng 3, và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ vào tháng 7, cho thấy tầm quan trọng của ưu thế địa lý và tầm quan ttrọng chiến lược của hai vị trí, Quần đảo Trường sa và Cam ranh.

Nếu vấn đề Quân đảo,CS Hà nội bị vướng với Trung quốc, thì vấn đề Cam ranh lại bị vướng nặng vớùi Nga. Coi như Nga nắm phần chắc là tiếp tục làm chủ Cam Ranh vì Nga là chủ nợ có ưu quyền và vì đang chiếm cứ căn cứ, đầy đủ quyên lưu cư. Chắc chắn Mỹ cũng không chống vì Nga được Cam ranh vẫn ít hại cho Mỹ hơn Trung quốc được. Nên chi, Hà nội giỏi lắm là chỉ có thể lấy Cam Ranh để trừ nợ vay trong thời chiến, một thứ nợ không có lãi suất, hối suất rõ ràng; cán lưỡi đều do Liên xô trước đây và Nga bây giờ nắm trọn. Dưới góc nhìn dân tộc đây cũng là một hình thức bán nước vì quyền lợi phe đảng của CSVN.

Thực vậy, giữa lúc đất nước và nhân dân đang gặp khó khăn kinh tế - VNCS được xếp vào trong vài nước nghèo nhứt thế giới; giữa lúc các siêu cường đang cần cái mà VN đang có ưu thế; ưu thế ấy không được thương lượng theo kiểu "thuận mua vừa bán" mà bị bắt bí , phải bán như cho mua như giựt, rẻ mạt. Lý do đơn giản chỉ vì CSVN coi trọng quyền lợi của phe đảng mình trong chiến tranh cũng như khi hoà bình cao hơn quyền lợi của quốc gia dân tộc. Lịch sử dân tộc và nhân dân VN không bao giờ quên tội bán nước này của CSVN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.