Hôm nay,  

Liên Hiệp Aâu Châu Hết Liên Hiệp

26/03/200300:00:00(Xem: 4145)
Đến Hoa Kỳ phó hội, Thủ tướng Anh tuyên bố là cần quan niệm lại mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Âu châu. Điều đó hiển nhiên là đúng. Nhưng, Âu châu nào"
Trong suốt giai đoạn đấu tranh ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Anh quốc một bên và bên kia là Pháp và Đức về cách xử trí đối với Iraq, dư luận cứ nói nhiều đến "mâu thuẫn Âu-Mỹ", nên gây ra ấn tượng là một bên có Hoa Kỳ, bên kia là Liên hiệp Âu châu trừ Anh (và Tây Ban Nha hay Ý nữa là nhiều). Đó là một ấn tượng sai. Không ai thắc mắc là trong cuộc đấu tranh ngoại giao "Âu-Mỹ", có một nhân vật lại quyết liệt vắng mặt, Ủy viên Ngoại giao Âu châu Xavier Solara. Trong vụ Iraq, cơ chế Âu châu hoàn toàn bị tê liệt, bị loại ra ngoài, không đáng kể.
Vấn đề không phải là khủng hoảng trong quan hệ Âu-Mỹ mà là khủng hoảng về bản sắc và tương lai của Âu châu. Sau vụ Iraq, Âu châu có thể bị rạn nứt hơn, Liên hiệp Âu châu có khi tan vỡ, đồng Euro có khi biến mất trên thị trường. Và, những điều đó có khi lại có lợi cho kinh tế Âu châu.
Sau đây, chúng ta sẽ xét đến nghịch lý đó
United States of Europe"
Các nước Âu châu đang mơ ước xây dựng một Hiệp chủng quốc Âu châu, một United States of Europe, tương tự như United States of America. Nguyên tổng thống Pháp Valery Giscard d'Estaing đang là chủ tịch ủy ban biên soạn bản dự thảo Hiến pháp cho các nước biểu quyết trong tương lai. Liên hiệp Âu châu hiện có 15 nước, và đang cứu xét việc 10 nước khác gia nhập.
Mười lăm nước tiên phong đã mất nửa thế kỷ sau Thế chiến II để tiến tới sự hội nhập này; trong số đó, hiện có 13 nước đồng ý thi hành một chánh sách tiền tệ thống nhất Âu châu (EMU), một đồng tiền thống nhất (Euro) và một Ngân hàng Trung ương thống nhất (ECB). Mười nước sau là các quốc gia Trung Âu và Đông Âu, đa số đã thoát khỏi chế độ cộng sản để trở về với định mệnh Âu châu tự do của mình.
Định mệnh đó giờ đây nhuốm màu xám vì bị chi phối bởi ba động lực không đồng quy, không cùng chiều.
Hòa chiến tại Iraq
Trong vụ Iraq, các nước Âu châu không thống nhất được quan điểm về việc có nên dùng võ lực hay không. Một bên chủ trương "không" (tạm gọi là "chủ hòa", tạm thôi vì chủ trương đó chưa chắc đã đem lại hòa bình), một bên chủ trương là "có", nên được tạm gọi là chủ chiến. Chủ hòa mạnh nhất thì có Pháp, Đức và vài lân bang nhỏ như Bỉ và Lục Xâm Bảo. Chủ chiến mạnh nhất thì có Anh, Ý, Tây Ban Nha và nhiều nước Trung Á và Đông Á. Kể về số lượng thì chủ chiến đông hơn, kể về âm lượng - sự ồn ào trên diễn đàn- thì chủ hòa mạnh hơn và chủ chiến bị chìm dưới bóng rợp của Mỹ. Dù chiến cuộc Iraq ngày nay kết thúc ra sao nữa, mâu thuẫn về quan điểm trong nội bộ Âu châu vẫn sẽ còn, thí dụ như việc xử lý với Bắc Hàn hoặc giải quyết nội chiến ở Phi châu chẳng hạn. Trong cuộc tranh luận này, phe chủ hòa, nhất là Pháp, có đôi phần ngụy biện, thậm chí mâu thuẫn: đòi hỏi Mỹ phải vào giải quyết vụ Bắc Hàn, đơn phương thì càng hay, nhưng kết án Mỹ đơn phương vào giải quyết vụ Iraq. Việc Pháp (hoặc Jacques Chirac) có quyền lợi gắn bó với chế độ Saddam Hussein không phải là không chi phối quan điểm của Pháp.
Ỷ lớn làm càn
Động lực thứ hai là mâu thuẫn giữa các nước lớn, như Pháp và Đức, và các nước nhỏ còn lại. Khi thống nhất tiền tệ, Đức là nước đề nghị kỷ luật ngân sách chung, là không để bị bội chi (chi nhiều hơn thu) quá 3% tổng sản lượng GDP, Pháp ủng hộ và Âu châu có Thỏa ước về Ổn định và Phát triển (kinh tế) quy định rõ điều đó. Thế rồi trong khi các nước nhỏ cố gắng thắt lưng buộc bụng để tôn trọng kỷ luật ngân sách thì chính hai nước lớn là Pháp và Đức lại đòi xé rào sau khi kinh tế sa sút và phải dùng công chi (bơm tiền ngân sách) để kích thích kinh tế - mà chưa có kết quả. Ngày nay, nước Đức đang là con bệnh kinh tế Âu châu và Thủ tướng Gerhard Schroeder có trách nhiệm về tình trạng này nên có thể đã thất cử năm ngoái nếu không khai thác lá bài chống Mỹ vì vụ Iraq.
Khi các nước giàu bị khiếm hụt ngân sách và phải phát hành công khố phiếu (đi vay) thì lãi suất tất nhiên gia tăng trong khuôn khổ EMU làm các nước nhỏ bị vạ lây. Tình trạng bất công này có thể sẽ kéo dài nhiều năm và có khi lan rộng từ lãnh vực tiền tệ sang các lãnh vực khác, làm các nước nhỏ thấy mình bị Pháp Đức xử ép. Thành thử, Iraq chỉ là cái cớ và che dấu một mâu thuẫn lớn về quyền lợi trong nội bộ Âu châu.
Lằn ranh Nam Bắc
Sau khi Tổng thống Pháp trịch thượng dạy dỗ các nước Đông Âu là đừng nên lên tiếng (bênh Mỹ) trong vụ Iraq, người ta tự hỏi là việc 10 nước mới sẽ gia nhập Liên hiệp Âu châu có thể thành hình chăng. Thực ra, Pháp chả thể ngăn nổi điều đó, vì các nước kia có đầy đủ tiêu chuẩn và thấy mình xứng đáng được kết nạp. Nhưng, nếu như việc đó thành hình, người ta nên dự đoán một thế phân lập tự nhiên trong nội bộ 25 nước này. Một bên là Đức sẽ có thể kết hợp với các nước Trung Âu (Áo) hay Bắc Âu thành một khối gẫn gũi về văn hóa và chính sách. Bên kia là các nước phía Nam và Tây Nam, như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và có thể cả Ý Đại Lợi. Xưa nay Pháp vốn hay muốn lãnh đạo, lãnh đạo lớn nhỏ gì cũng được, sự phân hóa Nam Bắc vì vậy vẫn có thể xảy ra, và cái thế liên kết Pháp-Đức để khống chế Âu châu có thể không bền.

Nghĩa là tiến trình thống nhất Âu châu thành một khối có thể bị cản trở, có khi tan vỡ, vì ba sức ly tâm đó.
Tái ông thất mã: hại mà lợi
Những động lực phân hóa và ly tâm đó khiến chính quyền (chính phủ và quốc hội) cùng cử tri các nước Âu châu sẽ càng ngần ngại ủy nhiệm cho bộ máy hành chánh và chính sách của Âu châu quyết định về số phận và quyền lợi của mình tại thủ đô Âu châu là Bruxelles. Việc Ủy viên Ngoại giao Âu châu Xavier Solara không lên tiếng gì về vụ Iraq phản ảnh thực tế là Âu châu bị tê liệt vì thiếu thống nhất và cơ chế lãnh đạo Liên hiệp Âu châu mất dần thẩm quyền. Như vậy, việc các nước cùng nhau thảo luận về dự thảo Hiến pháp Âu châu vào năm tới có khi không thành.
Sự thể là các nước Âu châu đã thống nhất về kinh tế -với rất nhiều vấn đề về quyền lợi như vừa nói ở trên- nhưng chưa sẵn sàng thống nhất về chính trị. Giấc mơ Hiệp chủng quốc Âu châu, một Liên bang Âu châu có 25 tiểu bang, vẫn là chuyện hão huyền. Cái đầu của Âu châu ngày nay chỉ có cái miệng, do Pháp và Đức luân phiên đại diện. Đây là một mối hại lớn cho giấc mơ thống nhất, nhưng y như trong truyện "Tái ông thất mã", mối hại đó lại có cái lợi bất ngờ về kinh tế.
Năng động trong dị biệt
Một số quốc gia Âu châu đã không đồng ý với việc thống nhất tiền tệ, vì cho rằng giá trị đồng tiền lẫn những quyền lợi kinh tế khác của họ lại được một số công chức vô danh quyết định tại Bruxelles. Đi xa hơn, nhiều người Âu cũng chẳng đồng ý với một bộ máy lãnh đạo ngồi từ xa có toàn quyền quyết định về việc chợ búa của họ mà không lý gì đến bản sắc và ưu thế riêng của từng nước. Âu châu chưa sẵn sàng thống nhất về chính trị mà còn thấy việc thống nhất về kinh tế là cơ hội cho các nước lớn lấn át: khi bị bội chi quá mức quy định thì Pháp và Đức đề nghị tạm hoãn hoặc đặc miễn các quy định do chính họ soạn thảo ra và giao cho Bruxelles áp dụng!
Thực ra, ưu thế của Âu châu chính là sự dị biệt và khả năng tương hợp về kinh tế. Có dị biệt là có cạnh tranh, mà cạnh tranh đưa tới tiến bộ chứ sự tiến bộ không đến từ những quyết định tưởng như cực kỳ sáng suốt của các chuyên gia trong bộ máy thư lại Bruxelles. Sự cạnh tranh này cũng khiến thị trường chọn lựa được món hàng hay xuất xứ có lợi nhất.
Trong ngắn hạn, sự cạnh tranh giữa các nước có thể là một biểu hiện của hỗn loạn vô trật tự, và sự dị biệt về quan điểm có thể đưa tới mâu thuẫn, tới những thăng trầm trong quan hệ quốc tế. Nhưng, các nước Âu châu đều chia sẻ chung một di sản là ưa chuộng hòa bình (sau khi gây ra hai trận đại chiến trong vòng ba chục năm), quý trọng dân chủ (sau khi đã nếm mùi phát xít và cộng sản) và đề cao nhân quyền (sau khi trải qua kinh nghiệm của trại tập trung và lò hỏa thiêu), vì vậy, cho dù có những dị biệt thì cũng không gây ra khủng hoảng và chiến tranh.
Ngược lại, nếu các nước chấp nhận một quy luật chung về trao đổi hàng hóa, dịch vụ, tư bản, thậm chí cả nhân công, thì cái thế cạnh tranh giữa các nước sẽ giúp cho phát triển nhiều hơn là chánh sách của một chính quyền thống nhất nằm tại Bruxelles, áp dụng chung cho cả 25 nước có rất nhiều khác biệt.
Que sera sera....
Nếu Âu châu bị rạn nứt, chẳng còn thống nhất về kinh tế và hết liên hiệp về chính trị, thì những gì có thể xảy ra" Về mặt an ninh, Âu châu sẽ càng cần đến Minh ước Bắc Đại Tây Dương, nhưng một minh ước khác, hết nhắm vào việc phòng thủ chống nguy cơ tấn công của Liên bang Nga mà giải quyết các vấn đề quân sự trong nội bộ hoặc ở vòng ngoại biên, với vai trò chủ động của Mỹ, như ở tại Kosovo năm 1998. Về mặt kinh tế, Âu châu hết còn là một khối đồng dạng và ưu điểm của từng nước về từng mặt hàng hay từng dịch vụ sẽ được thị trường theo dõi kỹ hơn để chọn lựa. Có cạnh tranh và chọn lựa là giới tiêu thụ có lợi; các chính quyền sẽ phải thận trọng hơn trong chánh sách thuế khóa và tiền tệ, các doanh nghiệp thận trọng hơn về sản xuất và phân phối để quốc gia khỏi mất khách đầu tư, doanh nghiệp khỏi mất thị truờng. Đây là điều có lợi về kinh tế khiến các nước lớn như Pháp và Đức sẽ phải từ bỏ chánh sách kinh tế bao cấp hiện nay của họ.
Nếu chiều hướng này tiếp tục, có thể là hệ thống tiền tệ thống nhất EMU sẽ tan vỡ và đồng Euro có khi biến mất trên thị trường. Điều này có xác suất không cao, nhưng không phải là không thể xảy ra, bốn năm sau khi Âu châu bắt đầu thống nhất tiền tệ. Trong giả thuyết đó, cơ chế đảm trách về tiền tệ là Ngân hàng Trung ương Âu châu sẽ bị khó khăn vì chẳng thể can thiệp vào chánh sách công chi của từng nước và các nước càng gặp mâu thuẫn về chánh sách thì Ngân hàng ECB càng lâm thế kẹt, với giải pháp có thể phải nghĩ đến. Đó là nới lỏng chính sách tiền tệ để lấy lòng các nước.
Hậu quả là đồng Euro chẳng biết tồn tại được bao lâu, chứ khu vực Euro sẽ gặp lạm phát lớn. Những sự việc này nếu xảy ra thì cũng trong tương lai trung hạn, từ hai đến bảy năm nữa, chứ không tức thời. Và nếu trong giai đoạn Âu châu đang rối mù như vậy, Hoa Kỳ đi vào Iran, giải quyết chuyện Bắc Hàn và ký kết Hiệp định Thương mại song phương với từng nước Đông Âu để chấp nhận một quy chế trao đổi ưu đãi hơn, người ta đoán ra nỗi tuyệt vọng của hai nước lãnh đạo Âu châu cũ là Pháp và Đức.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.