Hôm nay,  

2 Hãng Dầu Mỹ-TQ Ký: Hút Dầu Biển Đông; Đội tàu ngầm TQ tập trận Biển Đông; Đại sứ Mỹ xin lỗi Phi vì tàu rà mìn Mỹ làm bể san hô

26/01/201300:00:00(Xem: 6296)
BIỂN ĐÔNG (VB) -- Tình hình Biển Đông vẫn bất định hôm Thứ Sáu 25-1-2013.

Bản tin của Oil & Gas cho biết hai công ty dầu Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký kết hút dầu Biển Đông: Chevron Chine Energy Co. và China National Offshore Oil Corp đã ký hợp đồng chia sản lượng cho 2 lô dầu nơi vùng nước cạn ở phía đông Biển Đông.

Hai lô 15/10 và 15/28 nằm ở Xijiang Sag (không rõ có thuộc Biển Đông của VN hay không, nhưng nếu ở phía Đông Biển Đông là xa bờ VN rồi).

Khu vực hút dầu sẽ rộng 5,782 kilômét vuông ở độ nước sâu 50-100 mét.

Cũng hôm Thứ Sáu, Đaị sứ Mỹ Harry K. Thomas Jr. tại Philippines đã xin lỗi về vụ một tàu rà mìn Hải Quân Mỹ mắc cạn, làm phá vỡ một phần các rạn san hô Biển Đông trong vùng lãnh hải Philippines.

Tàu rà mìn U.S.S. Guardian đã mắc cạn ở bãi san hô Tubbataha Reef hôm 17-1-2013, và gần 80 chiến binh Mỹ trên tàu phải được di tản sang tàu chiến khác.

Bản tin VOA hôm Thứ Sáu cũng cho biết Việt Nam không phản đối Philippines đưa vấn đề Biển Đông ra tòa án quốc tế.

Bản tin nói, Việt Nam cho rằng các nước hoàn toàn có quyền lựa chọn các giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, hợp với Hiến chương Liên hiệp quốc, luật quốc tế bao gồm Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982. Đó là tuyên bố của ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 24/1.

Trang web Bộ Ngoại giao cho biết phát biểu của ông Chiến được đưa ra đáp câu hỏi của phóng viên về phản hồi của Việt Nam liên quan đến việc Philippines trong tuần này nhờ tòa án trọng tài quốc tế can thiệp trước các động thái gây hấn của Trung Quốc dành chủ quyền trên Biển Đông.

Ông Chiến nhắc lại lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.


Về việc Trung Quốc loan báo sẽ phát hành bản đồ quốc gia trong đó có bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa mà Việt Nam nhận chủ quyền, ông Nguyễn Duy Chiến khẳng định “các bản đồ thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” ở Biển Đông là “phi pháp và vô giá trị”.

VOA viết rằng theo ông Chiến, Việt Nam “có chủ quyền không thể tranh cãi” tại hai quần đảo này cũng như chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa ở Biển Đông theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.

Philippines nói sở dĩ họ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế là vì đã hết cách trong khi Trung Quốc cho rằng hành động của Philippines là làm căng thẳng thêm tình hình.

Bắc Kinh còn tố cáo ngược lại rằng Philippines “chiếm giữ bất hợp pháp” các hòn đảo trong khu vực Biển Đông.

Một bản tin VOA khác nói rằng, Bắc Kinh vừa đưa một đội tàu ngầm ra diễn tập ở Biển Đông nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm.

Báo điện tử của quân đội Trung Quốc đăng hình ảnh các tàu ngầm tham gia cuộc diễn tập và cho biết khi đến vùng biển được định trước, đội tàu ngầm bắt đầu diễn tập thả ngư lôi với độ sâu 200 mét. Thuyền trưởng đội tàu nói với độ sâu này có thể loại trừ nguy cơ bị vệ tinh phát hiện và có thể ở dưới biển sâu an toàn.

Bản tin nói, rằng trong những năm gần đây, đội tàu ngầm này của Trung Quốc đã hoàn thành các cuộc diễn tập bằng đạn thật, phóng thủy lôi, ngư lôi phong tỏa hàng hải, tên lửa tấn công dưới nước và tiến hành các cuộc diễn tập phối hợp trong các mục tiêu quan trọng như hợp lực tấn công, phong tỏa cùng với các tàu chiến trên mặt nước và lực lượng trên không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.