Hôm nay,  

Nghệ Sĩ Hải Ngoại Tranh Luận Về Phái Đoàn Nghệ Sĩ Quốc Nội - Phần Ii

02/03/200100:00:00(Xem: 5079)
2.- “Mười Năm Tình Cũ” trả lời ngày 25/2

(Tiếng hát Trần Thu Hà trong bản nhạc Sắc Màu của nhạc sĩ Trần Tiến - Ghi chú của tòa soạn)

Thanh Tùng (TT): Thưa quí đó là nhạc phẩm “Sắc Màu” của nhạc sĩ Trần Tiến, tiếng hát của ca sĩ Trần Thu Hà, trích từ các cuốn CD hiện đang bán đầy dẫy không chỉ tại Bắc CA, mà cả những nơi nào có đông người Việt cư ngụ trên thế giới. Và đây được xem như là một trong những hiện tượng âm nhạc đã diễn ra tại hải ngoại trong vài năm gần đây. Và thưa quí vị, liên quan đến vấn đề này, đặc biệt là sự xuất hiện của một số ca sĩ sẽ xuất hiện tại hải ngoại trong thời gian sắp tới Saigon radio với tư cách là một cơ quan truyền thông, chúng tôi cố gắng để mở diễn đàn và liên lạc, mời phỏng vấn những vị ca sĩ, nhạc sĩ, những quí vị trực tiếp tham gia vào các sinh hoạt âm nhạc tại hải ngoại để có thể nghe ý kiến từ tất cả mọi người, từ mọi giới liên quan đến vấn đề này: “sự xuất hiện của nhạc Việt Nam và ca sĩ Việt Nam”.
Thưa quí vị, ờ, chúng tôi xin được giới thiệu đến quí vị, cùng thực hiện chương trình ngày hôm nay với Thanh Tùng là Vũ Trinh (VT).

VT: VT xin kính chào tái ngộ với quí vị thính giả của Saigon radio. Thưa quí vị, bắt đầu từ ngày hôm qua thì Saigon Radio đã thực hiện loạt phỏng vấn với chủ đề: “Cảm nghĩ và nhận xét của người Việt hải ngoại với dòng nhạc Việt Nam. Đặc biệt là trước tin một số nghệ sĩ Việt Nam sang trình diễn tại hải ngoại. Và, San Jose có thể là một trong nhưng nơi dừng chân, với một buổi tổ chức. Thưa quí vị, Saigon Radio hy vọng là sẽ gởi đến với quí vị tiếng nói của các ca sĩ, nhạc sĩ, những quí vị trực tiếp tham gia vào sinh hoạt âm nhạc hải ngoại. Đặc biệt, là chính quí vị, những người nghe, những người thưởng thức.

Thưa quí vị, hôm nay thì chúng tôi xin được mời quí vị nghe lời tâm tình và ý kiến từ một nhạc sĩ rất là quen, ở ngay San Jose. Thưa quí vị, anh Trần Quảng Nam.

(Tiếng nhạc với bài ca “10 năm tình cũ")

TT: Vâng Saigon Radio TT và VT xin kính chào nhạc sĩ Trần Quảng Nam. Một năm không gặp, gặp lại thì vẫn mới như ngày nào.

Trần Quảng Nam (TQN): À, chào TT, ờ chào, chào VT, chào quí vị thính giả của đài.

VT: Dạ vâng thưa anh TQN. Trước tiên là cám ơn anh, biết là anh rất là bận rộn mà đến với quí vị thính giả của chúng tôi. Thưa anh TQN chắc là anh cũng nghe trong một vài ngày gần đây rất là xôn xao, có một số nghệ sĩ Việt Nam sẽ sang trình diễn tại Hoa Kỳ. Thưa tuy nhiên đó không phải là sự kiện lớn nhất. Thật sự thì âm nhạc ở trong nước, những bài hát ở trong nước đã xuất hiện từ khoảng 10 năm trở lại. Không biết là riêng với anh TQN biết tư thế của một nhạc sĩ thì trước tiên về kỹ thuật, về trình độ sáng tác của các nhạc sĩ Việt Nam cũng như những bài hát mà anh có thể dịp thưởng thức, không biết thì anh nhận xét như thế nào"

TQN: À, tôi có được dịp tôi nghe rất là nhiều nhac Việt Nam. Tôi thấy là trong thập niên vừa rồi thì có nhiều khuynh hướng sáng tác khác nhau, khác nhau lắm. Ờ, cái thể loại giống như nhạc top của Tàu chẳng hạn. Rồi một số giống như top của Mỹ là gần đây nhất. Một số thì vẫn theo truyền thống của Trịnh Công Sơn hay là Phạm Duy làm trước. Rồi, và có một dòng nhạc nữa là dòng nhạc dựa theo ngũ cung, dân ca, làm giống điệu dân ca. Thì, cái số tác phẩm sáng tác trong nước, thì tôi nghĩ là nó khá phong phú.

TT: Thưa anh, đó là về tác phẩm. Nhưng về giá trị của những nhạc phẩm được sáng tác trong nước thì anh đánh giá như thế nào"

TQN: Tôi nghĩ rằng, nếu nói về giá trị thì có lẽ cần một cái nhà nhạc học hoặc là nhiều nhà nhạc học cùng đồng ý với nhau thì đúng hơn. Còn riêng cá nhân tôi thì tôi có thể phát biểu là tôi thích hay là không thích thôi.

TT: Dạ

TQN: Thì trong, tôi thì, tôi không thích một số bản nhạc mà làm theo lối bắt chước nhạc của Tàu. Nó không có cái sự sáng tạo mạnh mặc dù nó có sự hấp dẫn rất là lớn và nhất thời. Tôi cũng, ờ, không thích một số tác phẩm lời rất là piser. Nó rất là nó... dễ khuôn mẫu, dễ ăn khách chẳng hạn. Nhưng mà ngoài ra cũng có một số tác phẩm mà tôi biết là kỹ thuật sáng tác cao, chẳng hạn như, vừa rồi là Trần Tiến chẳng hạn, là một trong những tác giả mà tôi thích. Thì, ờ, cũng có một số tác giả khác mà tôi thích, chẳng hạn như Thanh Tùng chẳng hạn. Và, trong những lúc nhất thời thì mình không kịp chuẩn bị để, để nói nhưng mà đại khái đó là một vài tác giả mà tôi thích.

TT: Kính thưa anh, sau 25 năm tị nạn ở hải ngoại. Nếu như nói một trong những niềm tự hào của người Việt tị nạn, đó là cái tài sản âm nhạc mà chúng ta có đến ngày hôm nay. Và đã có một thời các nhạc phẩm, được sáng tác tại hải ngoại, được thâu âm tại hải ngoại từng làm mưa làm gió tại Việt Nam. Đặc biệt là ngay tại Hà Nội và tại Saigon. Thế nhưng, những năm gần đây và đặc biệt là trong năm 1999 và 2000 và những ngày tháng mà chúng ta đang sống ở đây, thì những dòng nhạc ở Việt Nam, dường như lại đang thao túng thị trường âm nhạc tại hải ngoại. Anh nghĩ sao về chuyện này"

TQN: Ờ, tôi nghĩ cái chuyện này thì nó cũng giản dị. Thì, cũng dễ hiểu thôi bởi vì, trước kia, cái thời gian trước 90 thì cái sự bóp nghẹt của Cộng sản, của, của, về văn hóa, làm cho những sáng tác mà người ta muốn nghe ít hơn. Lúc đó, thì cái phẩm chất của âm nhạc cũng như của kỹ thuật họ cũng, cũng kém hơn. Do đó, và khi người ta mang những cuốn băng sang lậu về Việt Nam thì hầu như nó là rẻ, ở Việt Nam ai cũng có thể mua được. Đại khái thì nhờ những yếu tố đó, và qua những đài phát thanh nữa, thành thử ở Việt Nam người ta không có, món ăn tinh thần thì người ta phải chọn lựa món ăn ở ngoài hải ngoại. Và, nhất là những, trong cái thời điểm đó, thì những tác phẩm ở hải ngoại là những tác phẩm người ta ao ước muốn nghe. Còn, sau nầy, khi mà những sáng tác ở trong nước bắt đầu được cho phép và cho phép nhiều nữa thì nó có một cái hiện tượng là nhiều người sáng tác những cái gì bị bóp nghẹt từ trước, nó được bung ra. Và, cái số lượng người sáng tác rất nhiều thành thử có những tác phẩm nó hợp với thị hiếu. Nó, có thể gọi là hay. Rồi, một cái điểm quan trọng hơn, là hầu như những tác phẩm đó họ làm ở Việt Nam rất là rẻ tiền và nhất là những ca sĩ hát mang qua đây bán với một cái giá rất là rẻ. Đó là cái nó gọi là channel, cái ngưởng cửa rất là tốt để cho những cái, những tác phẩm ở Việt Nam, ờ, đi qua.

TT: Vâng, đó là những yếu tố thuộc về khách quan. Nhưng cũng có người bàn thêm về lý do chủ quan nữa. Đó là lực lượng sáng tác tại hải ngoại và các nhạc phẩm được sáng tác trong thời gian gần đây, người ta ít thấy có những nhạc phẩm được nhiều người ưa thích, được nhiều người thu âm. Chẳng hạn như nhạc phẩm “10 năm tình cũ” cách đây nhiều năm. Có nhiều người, đặt vấn đề rằng là rất có thể những người sáng tác tại hải ngoại dường như yếu đi hay là vì lý do nào đó họ đã không sáng tác mạnh như ngày xưa. Và, có nhiều người cũng cho rằng là, Trần Quảng Nam đã không vượt qua cái chính, cái điểm cao của Trần Quảng Nam nữa: “Mười năm tình cũ”. Do đó mà chúng ta đã không có những nhạc phẩm được nhiều người biết đến sau nầy như là “Mười Năm Tình Cũ” thưa anh.

TQN: Tôi, tôi nghĩ cái điều đó hoàn toàn sai. Như là mình, nếu mình chịu khó, chịu khó một chút xíu thôi, để ý thì mình sẽ thấy là, tôi thấy riêng, có lẽ là riêng trong hơn hai năm qua thì những tác phẩm mới sáng tác và có sản xuất đàng hoàng, có bán ngoài tiệm, ở vùng này đã lên tới 60 bản. Riêng vùng này. Có cái là trên các đài phát thanh họ không phát thanh những bản nhạc đó. Và cái đó là cái ngưởng cửa duy nhất để những tác giả đến với, đến với người nghe. Thay vì, chẳng hạn người ta nghe Tú Minh, nghe Trần Quảng Nam hát bán với giá $10 thì họ nghe Mỹ Linh bán với cái giá $2 thì rẻ hơn phải không chứ ạ. Các đài phát thanh lại cũng phát thanh những bản nhạc Việt Nam nhiều. Cái đó là không có fair, không có công bằng. Trong cái giới truyền thông cũng đã có sự không công bằng. Trong cái giới nhà sản xuất cũng đã có sự không công bằng. Còn cái sức sáng tác thì tôi nghĩ rằng bất cứ ở hoàn cảnh nào thì người ta cũng sáng tác rất là mạnh. Trong trường hợp cá nhân của tôi cũng vậy.

VT: Dạ vâng thưa quí vị. Quí vị đang nghe phần phỏng vấn của Saigon Radio VT, TT và nhạc sĩ TQN với chủ đề “cảm nghĩ và nhận xét trước dòng nhạc Việt Nam.” Thưa quí vị, buổi phỏng vấn này, cũng như diễn đàn này dành cho tất cả mọi quí vị và không chỉ có các ca nghệ sĩ. Ý kiến bênh hay chống chúng tôi xin được ghi nhận. Xin quí vị liên lạc với Saigon Radio để phỏng vấn hoặc gọi máy nhắn tin của chúng tôi là (408) 536-0932, 536-0932. Để trở lại chương trình xin được hỏi đến anh TQN. Là thưa anh, hôm qua thì nữ ca sĩ Khánh Ly có bảo rằng âm nhạc không có biên giới. Một số học giả trong những buổi phỏng vấn rất gần đây của Saigon Radio, VT lại học được một điều là ít nhiều thì văn hóa có nét đặc trưng riêng. Chẳng hạn như văn hóa của những người Hà Nội ở tại Hà Nội so với cái văn hóa của những người Hà Nội rời khỏi Hà Nội vào năm 1945, 1954 đã khác nhau. Và văn hóa của những người Việt Nam đang ở Việt Nam so với văn hóa của người Việt Nam ở hải ngoại cũng hoàn toàn khác nhau.
Thưa anh, anh nghĩ rằng, nếu như văn hóa khác nhau như vậy thì âm nhạc sẽ có biên giới không, giữa, chẳng hạn, “Mười Năm Tình Cũ”, “Hai Mươi Năm Tình Cũ”; “Giã biệt tình em” của TQN với “Sắc Màu” của Trần Tiến hoặc là những nhạc phẩm về Hà Nội của các tác giả ở Việt Nam có cái biên giới nào so với nhạc phẩm “Hà Nội, ngày tháng cũ” của nhạc sĩ Song Ngọc hay không"

TQN: Tôi nghĩ rằng là đem cái văn hóa để mà đưa vào cái trường hợp hạn hẹp của sáng tác thì tôi nghĩ là nó, nó không có sự so sánh, mà mình khó có thể tựa vào đó mà mình nói. Tuy nhiên là, tôi cũng không đồng ý là cái văn hóa của người Việt ở Việt Nam nó khác lắm đối với văn hóa của người Việt ở hải ngoại. Có thể là một số tập quán, một số thói quen thì đúng hơn là mình hiểu cái văn hóa theo cái truyền thống là những cái nề nếp tinh lọc. Và cái cách suy nghĩ, thì đứng về phương diện sáng tác thì tôi nghĩ là, nó hạn hẹp hơn ở chỗ là người ta trong những cái sáng tác mà tôi thấy đặc trưng nhất là sáng tác nói về tình yêu thôi và quê hương. Thì, cái nhìn về quê hương của những người sáng tác ở Việt Nam khác cái nhìn về quê hương của người ở hải ngoại. Thì, nhưng cái tâm tình, có lẽ cái sự xúc động thì tôi nghĩ có lẽ vẫn giống nhau. Thì còn là cái vấn đề, tôi đồng ý hoàn toàn, là vấn đề âm nhạc không có biên giới. Cái đó thì không có ở một chỗ này và mình đặt một làn ranh cho ở một chỗ khác được.

VT: Dạ vâng, xin được cám ơn anh TQN. Thưa anh, để đi ra ngoài lề một chút xíu, cho vấn đề được tươi mát, VT và TT hôm nay có rất nhiều là nhạc phẩm mà nhạc sĩ TQN đã gửi đến với giới sinh hoạt âm nhạc tại hải ngoại. Nhạc phẩm đầu tiên đã gởi đến với quí vị, đó là nhạc phẩm “Mười Năm Tình Cũ” trong tiếng hát của Elvis Phương và VT cũng nghe một tin đồn, không phải là tin thất thiệt dạ thưa anh, bây giờ mà kiếm mười năm tình cũ Lệ Thu hát rất là khó. À...

TT: Thế nhưng không muốn nói là không tìm được ở ngoài thị trường hiện nay.

TQN: Dạ vâng, đúng rồi.

VT: Rất là tiếc!

TT: Sẵn nhắc tới cái nhạc phẩm Mười Năm Tình Cũ cho phép TT được hỏi thăm có một dạo nhạc phẩm Mười Năm Tình Cũ bị kết án ở Việt Nam. Đặc biệt là cố nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền, một trong những người lớn tiếng kết án đó là nhạc phẩm mang ý tưởng phản động.

TQN: Vâng, vâng.

TT: Thưa anh, anh có nghĩ là cho đến ngày hôm nay thì các sáng tác của các nhạc sĩ ở hải ngoại có được hát ở trong nước một cách rộng rải không anh"

TQN: À, hồi nãy, đúng rồi, cái điều đó rất hay bởi vì, hồi nãy tôi quên nói cái vấn đề đó. Thực sự ra những tác giả, tác phẩm ở Việt Nam, khi được cho phép thì mới được gọi là được hát. Còn khi mà không được nói gì cả, đấy là không được cho phép.

TT: Vâng.

TQN: Thì tôi cũng đã bị rắc rối cái việc đó ở Việt Nam. Và, cái bài Mười Năm Tình Cũ thì mặc dù trước đó không được cho phép, rồi sau đó lại được cho phép. Nhưng mà khi một số nhân vật ở trong, cái Hội Nhạc Sĩ họ lên tiếng thì sau nầy tôi mới biết cái Hội Nhạc Sĩ nó là cơ sở hàng dọc đối với Bộ Thông Tin. Có nghĩa là mặc dù nó chỉ là một cái hội thôi, nhưng mà nó cũng có cái chức năng tương đương với lại những cái ty, ừ, kiểm duyệt, ví dụ như vậy. Khi họ lên tiếng thì những người thực hiện, họ không dám thực hiện nữa. Cái đó, để cho mình thấy cái sự khác biệt, rất là khác biệt giữa cái hoàn cảnh sinh hoạt âm nhạc của ngoài hải ngoại đối với Việt Nam như thế nào. Rất khó khăn, ngược lại cái người sinh hoạt âm nhạc ở, ở Việt Nam muốn đem ra khỏi nước rất là dễ dàng. Vâng, hai cái khác nhau lắm.

TT: Hiện bây giờ thì nhạc phẩm Mười Năm Tình Cũ TT tin rằng là đã được hát khá rộng rãi tại Việt Nam mà nói là có ví dụ. Đó là trong chương trình trình diễn của ca sĩ Elvis Phương tại nhà hát Bến Thành trong năm vừa qua đã có hát nhạc phẩm Mười Năm Tình Cũ của nhạc sĩ TQN mà không nghe thấy sở văn hóa thông tin...

TQN: dạ vâng, bởi vì trước đó là năm 1997 họ đã cho phép rồi. Vâng họ đã có văn thư cho phép rồi.

TT: Qua việc mà họ cho phép hát lại nhạc phẩm Mười Năm Tình Cũ cũng là nhạc phẩm trước đó mà họ đã từng kết án phản động. Riêng về cá nhân thành thật mà nói nhạc sĩ TQN có công nhận rằng chế dộ CSVN hiện nay có vẻ cởi mở hơn và cái nhìn của họ khá hơn không"

TQN: Tôi nghĩ rằng cởi mở thì mình cũng nên cẩn thận bởi vì, thực sự ra bởi vì có một sức ép của người nghe. Người nghe họ muốn nghe thành ra kết quả là phải cho nghe. Còn cái cởi mở thì nó cũng tùy vùng thôi. Tùy phương, tùy cái khía cạnh và tùy vùng thôi. Riêng về văn hóa thì đương nhiên không có.

VT: Dạ vâng thưa anh thì ngược lại thì, các ca sĩ từ Việt Nam chuẩn bị đến với Hoa Kỳ trình diễn, à, đang gặp những lời phản đối, từ một số quí vị đồng hương ở trong vùng hoặc là ở phía Nam California. Chúng tôi xử dụng chữ một số là bởi vì, ở một nhóm người khác chúng tôi lại nghe thái độ trung lập, có nghĩa là không chống cũng không bênh. Ờ, một nhóm người khác thì tôi lại thấy thái độ yểm trợ, ủng hộ. Thưa anh không biết, tức là khi Mười Năm Tình Cũ của TQN bị cấm thì ngày hôm nay, các ca sĩ Việt Nam đến cũng đang bị phản đối. Cứ cho rằng khi âm nhạc không có biên giới bởi vì nói lên tình yêu và là những người Việt hát câu hát tiếng Việt với nhạc sĩ người Việt. Anh gặp sự phản đối, họ cũng gặp sự phản đối, từ những nhóm người khác nhau: từ những người cầm quyền, hay người nghe. À, anh TQN, nếu như anh có thể tâm sự được với người tổ chức hoặc là nhóm tổ chức, hoặc là các ca sĩ sắp đến thì không biết anh sẽ nói gì"

TQN: À, tôi thì tôi cũng không biết nói gì. Thực sự ai muốn làm gì thì làm thôi! Nhưng mà, cái phần đầu của câu hỏi nó có vẻ...hơn. Ờ, cái việc chống đối hay cấm đoán ở Việt Nam hoặc là ở bên nầy nó rất là khác nhau. Ở Việt Nam thì, nếu mà nói dân chúng thì không có ai cấm đoán, hay là chống đối một cái tác phẩm ở hải ngoại về hết. Họ có thể không nghe họ quăng thùng rác. Nhưng mà, cấm hay là chống đối từ chính quyền thì nó có một cái chính sách hoặc là một cái số nghị định hẳn hoi. Riêng ở đây thì chống đối là do những người dân chứ không do những cái người chính quyền. Nhưng mà tôi thấy có một cái sự khác biệt là, cái đó là cái hay của dân chủ là ở chỗ đó. Tức là anh có quyền chống, anh có quyền phát biểu ý kiến nhưng anh không được quyền cấm người ta, không nên phá người ta. Còn nếu, nếu mình cấm người ta thì mình cũng giống như là Cộng Sản rồi. Cái thứ hai nữa là, tôi cũng rất thông cảm với quan điểm của những người chống, bởi vì ngoại trừ những người chống vì lý do thương mại, thì tôi không nói đến nhưng mà, mình cũng biết rằng có những người là nạn nhân trực tiếp của Cộng Sản, nhất là những nguoiờ bị tù cải tạo chẳng hạn thì, khi họ nhìn thấy một cái hình ảnh thì không cần biết là ở đâu, miễn là có dính dáng và xuất xứ từ cái chổ của người ta bị đau khổ thì đương nhiên người ta sẽ có cái phản ứng. Cái phản ứng này nó hợp lý hay không thì nó chỉ, có thể hợp lý với người này và không hợp lý với người khác. nhưng mà tôi thiết nghĩ, đối với những người đã là nạn nhân mà đau khổ như vậy thì còn gì có lý hơn nữa. Tuy nhiên là, cái việc không thể nào, tôi nghĩ là một ca sĩ ở Việt Nam được ái mộ ngần ấy, một tác phẩm được thích nghe ngần ấy, thì dù người ta có cấm đến bao nhiêu thì cũng chẳng cấm nổi. Người nghe họ vẫn đến nghe.

TT: TT nghĩ đây là câu trả lời cho câu hỏi mà VT đặt ra. Với tâm trạng của một nạn nhân đã từng bị cấm đoán thì anh suy nghĩ như thế nào TT hoàn toàn đồng ý với anh. Bởi vì, theo như chúng tôi tìm hiểu thì tin mới nhất, tin riêng từ nội bộ thì chúng tôi được biết, mặc dù một số tổ chức đã có những lời cảnh báo là chắc chắn sẽ có biểu tình tại cái địa điểm diễn ra cái chương trình mà phái đoàn ca sĩ Việt Nam xuất hiện. Tuy nhiên, đến giờ phút này, thì ngược lại, ở phía bên trong, chúng tôi được biết các bàn reser cho VIP cho chương trình trình diễn đó đã FULL và từ sau buổi talk show với Saigon Radio nữ ca sĩ Khánh Ly tối ngày hôm qua cho đến ngày hôm này, thì thưa quí vị, rất đông quí đồng hương của mình đã điện thoại để hỏi, bắt buột ban tổ chức phải giữ ghế cho họ, cho chương trình đêm đó. Đó là việc mà chúng tôi xin được trình bày dể thấy sự phức tạp trong cộng đồng chúng ta. Những cái nhìn khác nhau về sự việc này. Chúng tôi xin được hỏi, một câu khá tế nhị, riêng cá nhân của nhạc sĩ TQN. Ờ, anh nghĩ rằng là có nên chống việc xuất hiện của các phái đoàn như vậy đến từ Việt Nam không thưa anh"

TQN: Thực sự ra, thì phải vạch rõ cái nhìn, cái nhìn, ờ, chẳng hạn nhìn từ một người phi chính trị và một người chính trị thì hai cái khác nhau. Hay là một người như hồi nãy tôi nói, đó là, người nạn nhân của Cộng sản. Nạn nhân trực tiếp hoặc là người không nạn nhân trực tiếp thì nó sẽ khác nhau. Ờ, đứng về phương diện của một người bình thường, thì tôi nghĩ không có lý do gì để mà chống cái việc đó cả. Bởi vì có chống thì cũng không đi đến đâu. Giống như là cái sức ép của người nghe. Giống như cái tác phẩm của tôi bị cấm ở Việt Nam thì ở Việt Nam người ta vẫn nghe, người ta vẫn hát. Thì đó là cái điều, một cái điều đứng về phương diện văn hóa, sức tràn sức mạnh của vấn đề văn hóa. Thứ nhì là đứng về chính trị, thì thực ra, mình, mình phải biết mình chống ai nữa. Bởi vì chống cái người nghệ sĩ ở Việt Nam và chống Cộng nó là cái khác nhau, chống chính quyền nó khác nhau. Những người nghệ sĩ Việt Nam thậm chí cũng có những người họ chống Cộng. Tôi nghĩ là trên 80% người nghệ sĩ Việt Nam họ đều là những người chống Cộng hết và họ là những người yêu tự do hết. Tuy nhiên, ở trong cái xứ sở như vậy họ không nói được. Mà họ rất khao khát sang đây. Đồng thời nữa, họ là những người có tài năng rất là cao. Thì, ví dụ tôi đứng cá nhân của tôi mà cho phép tôi được chống hay là không chống thì, thì tôi sẽ chọn là không chống mà tôi còn tiếp đãi họ đàng hoàng để họ nhìn thấy cái dân chủ của nước Mỹ như thế nào. Họ sẽ có thể, từ đó họ sẽ truyền bá lại cái điều họ thấy ở đây về Việt Nam.

VT: Dạ vâng thưa anh TQN có lẽ đó cũng là ý kiến của một, xin được gọi là một nhóm thính giả khác mà chúng tôi được nghe. Chẳng hạn như nếu VT hỏi là anh TQN nếu có thiệp mời để đến nghe cố nhạc sĩ Diệp Minh Tuyền kết án Mười Năm Tình Cũ thì anh có đến không" Nếu VT được là nhạc sĩ TQN cho phép, thì chắc mình đi nghe coi người ta nói cái gì để mình còn biết đường để mà trả lời hoặc là xoay chuyển tình thế, xoay chuyển lập trường của họ. À, đồng ý với anh cũng là một nhóm thính giả khác của Saigon Radio cho biết là sẽ đến có mặt để nghe, xem thực sự khả năng trình diễn của các ca sĩ trên CD hay như vậy, ở ngoài thì như thế nào. Hoặc là, trong những buổi tổ chức tương tự như vậy có khía cạnh nào được coi là tuyên truyền, được coi là bất lợi về phía những người Việt tại hải ngoại hay không" À, VT hy vọng, chúng tôi ngoài ý kiến của ca sĩ Khánh Ly, với anh TQN ngày hôm nay cũng nhận được ý kiến của tất cả quí vị ở voil-mail của chúng tôi là 536-0932, 536-0932.

TT: Vâng, chúng tôi rất tiếc sẽ à, à, thời gian đã hết. TT và VT xin kính chao quí thính giả.

TQN: TQN xin kính chào quí thính giả của Đài Saigon Radio và VT, TT.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.