Hôm nay,  

Văn Hoá Không Làm Tăng Tính Người

06/02/200100:00:00(Xem: 3949)

(La culture ne rend pas plus humain)
G. Steiner
Lời người giới thiệu:
George Steiner sinh tại Paris, vào năm 1929. Cha mẹ người thành Vienne, gốc Do thái. Qua Mỹ vào năm 1940. Tốt nghiệp Cử nhân (B.A.) đại học Chicago, Cao học (M.A.), Harvard, và Tiến sĩ (D. Phil.), Oxford.
Ông dậy tại nhiều đại học Mỹ, như Stanford, Đại học New York (NYU), và Princeton, nhưng Anh quốc và Thụy sĩ mới là những khung cảnh chính trong sự nghiệp giảng dậy ở đại học của ông (the main settings of his academic career). Tại Đại học Geneva, ông giữ chức giáo sư môn văn chương so sánh cho tới khi ông nghỉ hưu. Tại Đại học Cambridge, ông giữ chức vị được phong suốt đời là Nghiên Cứu Sinh (Người Bạn Khác Thường, Extraordinary Fellow) của Học viện Churchill. Ông hiện đảm nhận những khóa giảng ngắn ngày tại nhiều đại học Ý, và ở Geneva.
Danh sách tác phẩm của ông thật dài. Trong đó bao gồm phê bình văn chương, triết học, và văn hóa: Tolstoy hay là Dostoevsky (1959), Cái Chết của Bi Kịch (1961), Ngôn Ngữ và Câm Lặng (1967), Ngoại Địa (Extraterritorial 1971), Trong Lâu Đài Yêu Tinh Râu Xanh (In Bluebeard's Castle, 1971), Lực Trường (Fields of Force): (kỳ thủ) Fischer và Spassky tại Reykjavik (1973), Sau Babel (After Babel, 1975, ấn bản sửa chữa, 1992). Về Sự Khó Khăn và Những Tiểu Luận Khác (On Difficulty and Other Essays, 1978), Martin Heidegger (1978), Antigones (1984), George Steiner: Độc Bản (A Reader 1984), và Những Hiện Diện Thực (Real Presences (1989). Thêm vào đó, là ba tác phẩm thuộc loại giả tưởng: Năm của Chúa (Anno Domini): Ba Truyện Ngắn (1964), tiểu thuyết The Portage to San Cristobal of A.H. (1981), Chứng Cứ và Ba Dụ Ngôn (Proofs and Three Parables, 1993). Ông phụ trách biên tập (cùng với Robert Fagles) Homer: Tuyển Tập những Tiểu Luận Phê Bình (1962), và Cuốn Sách Thơ Dịch Hiện Đại của nhà xb Penguin (1966). Những tác phẩm mới nhất của ông gồm một tuyển tập giả tưởng: The Deeps of the Sea (Biển Sâu, nhà xb Faber & Faber, 1995), Mê Đắm Chẳng Hoài (No Passion Spent, tuyển tập tiểu luận, nhà xb Yale University, 1996), và Đính Chính (Errata), một dạng hồi ký.
Chính vì kinh lịch đa dạng, sở học bao la, cho nên thật khó mà khép ông vào bất cứ một phạm trù hiện thời nào, như văn học, trí thức, hay văn hóa. Dịch thuật được ông quan tâm suốt sự nghiệp, nó đưa ra một ẩn dụ đẹp nhất, về việc làm của ông: dịch thuật theo nghĩa vượt biên giới, biên cương; và băng từ môn này qua môn khác.

Vào lúc nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới, và nhân tác phẩm mới nhất của ông, bản tiếng Pháp, “Những văn phạm của sự sáng tạo”, (Grammaires de la création) được nhà xuất bản Pháp, Gallimard, tung ra chợ sách vào ngày 20 tháng Ba, 2001), tờ báo Pháp l’Express (số đề ngày 28.12.2000) đã làm một cuộc phỏng vấn ông, do Dominique Simonnet thực hiện.

Người phỏng vấn: Chúng ta từ giã thế kỷ 20. Phán đoán nhẹ nhàng nhất về nó: một thế kỷ chao đảo, biến động, làm nhức nhối. Là người đã trải qua hàng chục năm quan sát những con người đồng thời với mình, luôn luôn khởi từ bàn đạp là văn hoá cổ điển, ông nghĩ sao, khi nhìn lại thế kỷ vừa kết thúc"
G. Steiner: Một thế kỷ sát nhân ghê gớm nhất trong lịch sử loài người… Những con số vượt khỏi sức tưởng tượng, không làm sao hiểu nổi. Theo những sử gia, từ tháng Tám 1945 tới tháng Năm 1945, số người chết là 70 triệu, do chiến tranh, trại tù, tra tấn, lưu đầy, đói; con số nạn nhân của chủ nghĩa Stalin áng chừng 100 triệu… Sự dã man không khởi đi từ sa mạc Gobi (Á châu), hay vùng sa mạc Arizona (Mỹ châu), nhưng ở giữa Moscow và Madrid, giữa Oslo và Palerme, và hai cuộc chiến được gọi là “thế chiến”, thoạt kỳ thủy phải nói là những cuộc nội chiến của Âu châu.
-Sự dã man, một cách nào đó, là con đẻ của Âu châu"
-Những ý thức hệ mang tính toàn trị, những không tưởng về cái chết, như chủ nghĩa Nazi hay chủ nghĩa Lênin-Stalin, chúng cắm rễ ở trong lịch sử Âu châu. Ky tô giáo khởi đầu bằng những cuộc tàn sát lớn lao ở Rhéanie, những cuộc thập tự chiến, những vụ sát hại người Do thái và những tín đồ Hồi giáo. Lò Thiêu như là hậu quả tất nhiên" Khẳng định như vậy chỉ là tuân theo chủ nghĩa định mệnh một cách khá ngây thơ, theo kiểu, ông Trời bắt sao phải chịu. Nhưng [vấn đề ở đây là], ngay vào lúc mà cuộc tàn sát được đưa lên bàn nghiên cứu mổ xẻ, thế là nó được suy tưởng hóa, quan niệm hóa (“conceptualisé”). Tất cả đều là do Âu châu. Người ta có thể quên, nhưng Bỉ là nước đã gây nên cuộc giết lớn lao ở xứ Congo thuộc Bỉ (những chuyên gia đã đưa ra con số 10 triệu người chết). Mầm mống của điều gọi là kỹ thuật học về việc làm sạch cỏ – nhổ cỏ thì phải nhổ cả gốc – đã có ở trong những cuộc tàn sát đầu tiên dưới thời vua Bỉ, Leopold II. Pol Pot và Rwanda cứ thế mà được đưa vào lịch trình. Tôi nghiêm trọng nói lên điều này: Thế kỷ 20 đã hạ thấp bậc thềm nhân bản, cái gọi là tính người, của nhân loại. Bây giờ thì chúng ta điều hiểu, con thú người dám làm tới đâu.


-Trước đó thì sao" (Liệu người ta có thể biết trước chuyện này")
-Qua những vụ làm thịt người ở Passchendaele (Đức), vào năm 1917, và ở la Somme (Pháp), vào năm 1916, người ta đúng ra là phải biết. Tuy nhiên, tôi cho rằng, con số những người biết chuyện xẩy ra ở Auschwitz thì không nhiều. Không, người ta không biết, rằng, người ta có thể hát nhạc Schubert vào buổi tối và tra tấn một con người vào bảnh mắt hôm sau. Chỉ một vài bậc tiên tri của đêm tối, thí dụ như Dostoievski, mới linh cảm điều này. Vào cuối đời, Sartre nói: “Bạn biết không, sẽ còn ai, trong số chúng ta" Celine” Vậy đó, trong sự bỉ ổi của Céline có cú nhìn này; chính ông ta cũng đã nhận ra nó. Chẳng ai muốn làm cuộc Du hành tới tận cùng của đêm đen… (Voyage au bout de la nuit, tác phẩm của Céline, một nhà văn người Pháp vốn được coi là theo khuynh hướng phát xít. CTND).
-Thất bại của Âu châu văn minh, phải chăng đối với ông, là thất bại của văn hóa"
-Đúng thế. Học vấn, văn hóa mang tính triết học, văn học, âm nhạc không ngăn chặn được điều ghê gớm tởm lợm. [Trại tù, lò thiêu] Buchenwald chỉ cách khu vườn của Goethe chừng vài cây số. Trong Đệ Nhị Chiến, ở Munich, khi thính giả bước vào thính phòng nghe trình diễn toàn bộ âm nhạc của Debussy, họ có thể nghe thấy những tiếng la thét của những con người bị tống xuất tới [trại tù] Dachau, kế ngay đó. Chẳng có một nghệ sĩ nào đứng bật dậy, nói: “Tôi không thể chơi nhạc, tôi tởm tôi, tôi tởm Debussy, tôi tởm âm nhạc.” Cuộc chơi đâu có mất đi, dù chỉ trong một chốc một lát, tính thiên tài của nó! Âm nhạc đâu có nói: không!
-Lời hay ý đẹp - văn chương - chiết ra từ những thế kỷ Soi Sáng, chẳng những thất bại trong việc nhân bản hóa thế giới, mà còn ngoảnh mặt làm ngơ trước một vai trò như thế"
-Đúng như vậy. Vào cuối đời, đây là cơn ác mộng ám ảnh tôi: ngoảnh mặt làm ngơ, mắt mù tai điếc, mũ ni che tai, trước một vai trò như thế. Nhân bản hoá con người, qua văn hóa, đây là lời hứa lớn của những thế kỷ Soi Sáng. “Những niềm tin mang tính thần quyền từ từ bớt đi, hận thù từ từ tan biến”, Voltaire khẳng định như vậy. Đúng vào lúc tưởng chừng chấm dứt niềm tin mang tính thần quyền, một tiến trình khác xẩy ra, thê thảm hơn, nguy hiểm hơn, so với sự tiên đoán của những triết gia: Trong khi tìm kiếm, hỏi tra về một địa ngục, chúng ta đã học được cách xây dựng nó, và làm cho nó hoạt động, ở ngay trên mặt đất. Chúng ta chẳng những biết một cơn khủng hoảng văn hoá, mà còn biết chối từ lẽ phải. Lời hứa của những thế kỷ Soi Sáng đã không giữ được. Những thư viện, những viện bảo tàng, những rạp hát, những đại học cứ thế nở rộ, dưới bóng mát của những trại tù, trại cải tạo.
-Vậy là chính ông đã xác nhận điều này. Ông: một người dâng hiến trọn đời mình cho việc nghiên cứu và giảng dậy những môn học nhân văn"
-Đối với tôi, chức năng “nhân bản hóa” của những ngành khoa học nhân văn phải được đặt vào trong tình trạng hồ nghi, một cách thật là nghiêm túc. “Những cái văn cái vẻ, cái vẽ”, những “thư trung hữu ngọc”… toàn là những từ kiêu căng rởm đời! Toàn chuyện tiếu lâm! Chúng ra sao bây giờ nhỉ" Khi tôi là học sinh trung học ở Janson-de-Sailly, một giáo sư đã đọc câu này, của Alain, cho chúng tôi nghe: “Mọi chân lý là niềm lãng quên thân xác” (Toute vérité est l’oubli du corps). Người ta dậy điều đó cho con nít! Nhưng nếu mọi chân lý là lãng quên thân xác, như vậy là hàm chứa luôn chuyện tàn sát! Tôi biết quá đi chứ, Alain dùng câu trên như là một nói đùa cực kỳ Platon (ultraplatonicienne), nhưng thứ tư tưởng như vậy cứ xoáy mãi sâu vào trong tôi, và ngay từ hồi còn con nít, tôi đã bắt đầu để cho cái trò chơi “trừu tượng hoá” sự vật bám dính cứng lấy, trở nên ngất nga ngất ngư vì nó! Để tôi nói thẳng ra ở đây: Khi tôi bỏ ra cả một ngày trời cặm cụi nghiên cứu Vua Lear, hay là Ác Hoa (Les Fleurs du Mal), tới chiều, trở về nhà, tôi vẫn còn ở trong tình trạng “siêu thoát”, và thế là tôi không nghe thấy tiếng khóc ở trên đường phố. Ở trong văn hoá cao, có một sức mạnh, chính nó đã làm cho những đau thương, khốn khổ thực sự của con người, tầm thường, tẻ nhạt, bát nháo… trở thành trơ ra. Những giọt nước mắt của Cordélia [trong kịch Shakespeare] trở nên sống động hơn, sờ sờ ngay trước mắt, thực hơn, so với tiếng khóc ở ngoài đường phố. Mỹ học, Cái Đẹp, một trang của Shakespeare, của Kant, của Descartes, của Hegel hay của Bergson cứ thế đẩy lui dần, cái gọi là thực tại thường nhật. Thế là, qua năm mươi hai trời giảng dậy, tôi tự hỏi: “Mi có biết rõ cái việc mi đang làm, là giảng dậy ấy, nó ra làm sao"” “Liệu người ta có thể tạo được sợi dây, nối kết văn hoá cao với một cuộc sống cho ra người"” Tôi cứ hỏi mãi tôi như vậy.
(còn tiếp một kỳ).
Jennifer Tran giới thiệu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.