Hôm nay,  

Việt Nam Ngày Nay Dưới Mắt Nhà Báo Mỹ Sống Ơû Hà Nội

15/12/200200:00:00(Xem: 4092)
Đọc sách Vietnam, Now: A Reporter Returns. 274 tr. Nhà Xuất Bản PublicAffairs, New York. 2002
Bài của Bùi Văn Phú

David Lamb là ký giả Mỹ duy nhất đã có mặt tại Việt Nam trong thời chiến tranh và nay trở lại sống với đất nước này thời hòa bình. Thời chiến ông làm phóng viên cho hãng tin UPI từ năm 1968 đến 1970. Gần ba mươi năm sau ông trở lại Việt Nam, sống ở Hà Nội, làm phóng viên cho nhật báo Los Angeles Times từ năm 1997 đến 2001.
Vietnam, Now: A Reporter Returns là cuốn sách nhìn về lịch sử, nhìn vào hiện tại, cùng dự phóng tương lai một nước Việt Nam mới.
Vào sách ông tả cảnh Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thời chống Mỹ cứu nước, giờ đây phát triển theo nhịp đổi mới kinh tế từ 15 năm qua. Hà Nội của những ngày chiến tranh, những bầu trời xám không còn nữa.
Nhưng cái tên Hà Nội khi nghe nhắc đến còn chứa đựng ít nhiều ray rứt trong tiềm thức người Mỹ. Nhiều người không tin ngày nay có người Mỹ như David Lamb sống và làm việc ở đó. Hà Nội có xác Hồ Chí Minh, theo tác giả trông như tượng xáp nằm trong lăng, nơi mà tổng thống Bill Clinton không muốn viếng, nơi đại sứ Mỹ Peter Peterson đến mà chỉ nghiêng mình chứ không cúi đầu bái phục.
Hà Nội một thời đạn bom đã qua di, chỉ còn lại chút ít tàn tích chiến tranh. Hà Nội qua cái nhìn của David lamb không có những dãy phố bị bom Mỹ tàn phá bình địa như những cáo buộc của giới chống chiến tranh đầu thập niên 70. Dấu tích chiến tranh còn lại giờ đây là một hố bom, một xác B-52 ở khu Khâm Thiên, là nhà giam Hỏa Lò, tức Hanoi Hilton, nơi tù binh Mỹ từng bị giam giữ, ngược đãi, nay là một bảo tàng viện, cạnh một tung tâm thương mại cao chót vót, sang trọng.
Trong nhà giam có tấm bảng ghi rằng phi công Mỹ bị bắt không bị trả thù, mà được đối xử tử tế, được cho ăn mặc, chỗ ở đầy dủ. David Lamb nói thẳng là điều này không đúng.
Sự thực về Hanoi Hilton có thượng nghị sĩ John McCain và đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam là nhân chứng. Nhưng cả hai đã đặt quá khứ đau thương qua một bên để hướng về tương lai quan hệ tốt đẹp cho hai quốc gia từng là thù nghịch của nhau.
Xuyên suốt qua nhiều chương sách, dư âm của cuộc chiến chống Mỹ không còn trong nếp suy nghĩ của đại đa số dân Việt bây giờ. Tinh thần hòa giải với người Mỹ được ghi lại tại nhiều nơi. Cuộc hội ngộ giữa TNS John McCain và Mai Văn Ơn, người đã bơi ra giữa hồ Trúc Bạch cứu phi công McCain bị bắn rớt. Đại sứ Peterson đến thăm Nguyễn Văn Chộp, người du kích xã An Đoài, đã bắt ông khi oanh tạc cơ của Peterson trúng đạn phòng không trên vòm trời Bắc Việt. Những nhóm cựu chiến binh Mỹ trở lại Việt Nam, tìm đến bãi chiến trường xưa, mặt đối mặt với bộ đội từng tham chiến, giờ đây trong một không khí cảm thông, hòa giải.
Sự hòa giải giữa những chiến binh Mỹ và bộ đội cộng sản được đề cao. Nhưng tác giả cũng không quên nhắc nhở giới lãnh đạo Hà Nội về sự hòa giải chưa có được giữa người Việt với nhau. David Lamb đã lần mò tìm đến nghĩa trang quân đội Biên Hòa, chốn yên nghỉ ngàn thu của nhiều chục ngàn người lính Việt Nam Cộng Hòa, để thấy nơi đây hoang phế đến thảm thương so với nghĩa trang Trường Sơn nơi chôn cất bộ đội nằm gần sông Bến Hải.
Tác giả nêu lên sự kiện này với phó chủ nhiệm ban tư tưởng thành phố Hồ Chí Minh và được trả lời rằng: những người lính Sài-gòn là nạn nhân chiến tranh. Họ bị ép buộc cầm súng cũng giống như lính Mỹ bị ép buộc đi chiến đấu tại Việt Nam. Chính sách của nhà nước là đối xử đồng đều với tất cả nạn nhân của cuộc chiến, nhưng ưu tiên hơn dành cho những người đã hy sinh vì tổ quốc.
Số phận của cô nhi, qủa phụ, thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa cũng cùng chung hoàn cảnh đau thương và được tác giả nhắc đến nhiều lần khi so sánh những phúc lợi mà nhà nước dành cho cựu cán binh, bộ đội miền Bắc.
Tác giả quan niệm trong cuộc chiến những người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng chiếu đấu và hy sinh cho tổ quốc. Họ chẳng phải ngụy quân. Còn Hà Nội nói họ giải phóng miền Nam thì không biết họ đã giải phóng người dân miền Nam khỏi cái gì" Vì nhìn lại Việt Nam một thập niên sau chiến tranh, tác giả gọi đó là những năm đen tối - dark years - như nhiều người Việt gọi thế.
Sài-gòn giờ đây là một thành phố bừng lên những sinh hoạt. Những năm đen tối với học tập cải tạo, đánh tư sản mại bản, ruồng bắt văn nghệ sĩ không còn nữa. Sài-gòn là nơi dễ thở, dễ làm ăn hơn vì người dân ở đó đã quen sinh hoạt tự do kinh tế. Sài-gòn thoáng hơn, ít thấy hình tượng Hồ Chí Minh hơn Hà Nội.
Việt Nam giờ đã đổi mới, tiến bộ nhiều là trong khu vực kinh tế. Nhưng đổi mới cũng có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Chuyện một Việt kiều về hùn vốn làm ăn với người trong nước rồi bị lấy mất cả công ty không phải là chuyện ít xảy ra. Tác giả cho rằng vì văn hóa đông tây khác biệt, người Việt dựa vào chữ tín chứ không dựa vào những văn bản, khế uớc thành văn rõ ràng.


Điểm này cho thấy tác giả thiếu tinh tế về đời sống xã hội tại Việt Nam trong một phần tư thế kỷ qua. Một Việt Nam nghèo đói nhiều năm, đạo đức suy đồi, tham nhũng lan tràn vì thế dù có nhiều hợp đồng thành văn rõ ràng mà còn có những nhà đầu tư bị lừa, phải bỏ chạy thì những lời hứa miệng làm gì có giá trị.
Chính tác giả cũng nhìn nhận những người cầm quyền hiện nay, là đảng viên cộng sản, sợ sự minh bạch, và vẫn sống trong não trạng bí mật của thời chiến tranh vì thế lúc đầu nhiều công ty hồ hởi vào Việt Nam nhưng giờ đang bỏ đi là vì sự thiếu quyết tâm, thiếu minh bạch và nạn tham nhũng, quan liêu hành chánh trong hệ thống chính quyền.
Phát triển kinh tế giúp Việt Nam đạt những tiến bộ hơn trong những năm qua. Thời đại xe đạp, xếp hàng cả ngày mua gạo ở Việt Nam không còn nữa. Nhưng về mặt chính trị, văn hóa, báo chí thì còn nhiều giới hạn. Người dân đi bầu chọn các ứng cử viên do đảng chỉ định tranh cử. Trong kỳ bầu cử ủy ban nhân dân địa phương, ở làng Ngũ Xá, Hà Nội, nơi tác giả sinh sống, 1537 trong số 1542 cử tri, coi như 100%, đã đi bỏ phiếu trong hai giờ đầu tiên của ngày bầu cử. Có người đi bầu thay cho gia đình, có người đi bầu đến hơn chục lần.
Sinh hoạt báo chí do ban văn hóa tư tưởng chỉ đạo dù Việt Nam giờ có khoảng 400 tờ báo các loại được phép ấn hành. Mỗi tuần ban này họp để quyết định những loại thông tin nào được loan tải.
Nữ tài tử phản chiến Jane Fonda ít năm trước đây lên truyền hình Mỹ xin lỗi cựu chiến binh Hoa Kỳ về những việc làm của cô tại Hà Nội trong thời chiến. Nhưng Hanoi Hannah (Trinh Thi Ngo), người nữ xướng ngôn miền bắc thường kêu gọi binh lính Mỹ đào ngũ, chống lại chiến tranh, đến giờ cũng không được biết về sự hối hận của cô đào Fonda.
Theo ghi nhận của David Lamb, nhà báo Việt Nam hành nghề vì kiếm sống hơn là vì chức năng. Họ đi tham dự họp báo nhiều nơi trong ngày, sau mỗi cuộc họp báo đều nhận phong bì có tiền để viết bài tốt về buổi họp báo.
Về mặt chính trị thì dù Việt Nam có hiến pháp, luật pháp nhưng quyền cai trị nằm trong tay đảng, thể hiện qua bộ chính trị và ủy ban trung ương đảng là những tổ chức không phải do dân bầu lên. Vì thế ở Việt Nam đảng và nhà nước là một.
Tác giả nhận định rằng tiến trình đổi mới đã dưa Việt Nam vào cuộc đua ngựa với những nước láng giềng. Người nài ngựa cho Việt Nam chính là đảng cộng sản, nhưng thay vì thúc cho ngựa chạy nhanh, họ lại giật ngược dây cương cho ngựa chậm lại. Như vậy đảng đang cản lại bước tiến và làm ngăn trở những mơ ước về một đời sống cao và văn minh của giới trẻ Việt Nam mà ngày nay họ không còn coi đảng là quan trọng và đang có những đòi hỏi cấp bách.
Phản kháng của giới trẻ thể hiện qua những cuộc đua xe gắn máy, qua lần tấn công cảnh sát rồi tiến vào khu vực Nhà Hát Lớn Hà Nội để được xem những chương trình ca nhạc giải trí chỉ dành cho những giới có quyền năng, chức vị.
Tác giả trích dẫn nhiều người Việt đưa quan điểm là phải từ bỏ chủ thuyết cộng sản thì Việt Nam mới tiến bộ được. Một khi đã từ bỏ cộng sản thì những thành phần chống Việt Nam tại Hoa Kỳ trong cũng như ngoài chính trường sẽ ôm choàng lấy Việt Nam.
Người ta giờ trông chờ giới lãnh đạo già nua, giáo điều qua đi. Nhưng tác giả đặt nghi vấn rằng khi ngọn đuốc được trao lại cho thành phần trẻ, liệu họ có đủ can đảm để làm một cuộc cải cách rộng lớn không" Hay sau nhiều năm sống dưới sự áp bức, mọi người chỉ muốn sống hài hòa, an phận. Hoặc có phản kháng thì lại bỏ nước ra đi như đại tá Bùi Tín, như cựu bộ trưởng tư pháp Trương Như Tảng của Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam. Như hàng triệu người Việt hải ngoại trong hai thập niên trước và hàng ngàn sinh viên ngày nay mà nhiều người là con cái cán bộ, dảng viên.
Như nhạc sĩ Trịnh Côn Sơn từng kêu gọi anh em thôi chém giết nhau rồi cũng phải đi lao động, đi kinh tế mới và sau này không còn dám nói lên nỗi đau của đất nước mà chỉ viết nhạc tình cho đến khi nhắm mắt lìa trần. Hay như Dương Cư, cựu thẩm phán Việt Nam Cộng Hòa, sau nhiều năm cải tạo giờ đã mất tính can đảm, không còn dám chỉ trích nhà nước mà chỉ nói đến hòa giải. Như nhà văn Bảo Ninh, tác giả tiểu thuyết Nỗi Buồn Chiến Tranh, không còn sáng tác được nữa mà phải ra sức buôn bán kiếm sống.
Sau những năm sống với người Việt đuơng thời, David Lamb nhận định rằng chính lịch sử Việt Nam đã làm nên đất nước của họ chứ không phải những ý thức hệ, dù bắt nguồn từ đâu. Vietnam, Now là một tập ký sự ghi nhận những quan sát, nhận định bén nhậy nhưng cũng còn nhiều nghịch lý về một Việt Nam đương đại.
Về hình thức sách có nhiều chỗ tiếng Việt đánh vần không đúng, từ những địa danh cho đến tên người. Một bài hát của Trịnh Công Sơn - Những Ai Còn Là Việt Nam - tác giả lấy nguyên văn từ cuốn Understanding Vietnam của Neil L. Jamieson (University of California Press, 1993) nhưng không thấy ghi xuất xứ.
Bùi Văn Phú

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.