Hôm nay,  

Cứu Trẻ Em Mỹ Khỏi Súng

09/01/201300:00:00(Xem: 5605)
Tin đài VOA, ngày 31.12.2012, trong giờ phút khai mạc phiên họp khoáng đại quan trọng của Hạ Viện để thảo luận biểu quyết vấn đề vực thẳm tài chánh của Mỹ hết sức gay cấn và khẩn cấp, một chức sắc tôn giáo tuyên úy cho cơ quan lập pháp này dâng lời cầu nguyện xin Thượng Đế phù hộ cho quí vị dân biểu hai đảng can đảm làm điều đúng, đưa nước Mỹ vượt qua “vực thẩm tài chánh” để nhân dân Mỹ khỏi bị tổn thương.

Và trong bầu không khí thiêng liêng của năm cũ 2012 bước sang năm mới 2013, rất nhiều người Mỹ không phân biệt màu da, tín ngưỡng, vai trò trong xã hội Mỹ cũng tâm nguyện xin Ơn Trên phù hộ cho TT Obama, quí vị dân biểu, nghị sĩ liên bang sáng suốt, can đảm cứu trẻ em Mỹ khỏi súng đạn có quá nhiều trong xã hội Mỹ.

Nhiều dấu chỉ cho thấy cuộc thảm sát bằng súng máy khoảng 9 giờ 30 ngày 14/12/2012 tại Trường Tiểu học Sandy Hook, Thành phố Newtown, tiểu bang Connecticut (Mỹ) làm 20 học sinh 6 đến 10 tuổi đầu xanh vô tội và 6 giáo chức can trường bảo vệ học sinh chết một cách thê thảm là một giọt nước tràn tạo phản ứng quyết liệt của người Mỹ chánh trực. Nhân dân và chánh quyền Mỹ biến đau thương thành hành động kiểm soát súng mạnh nhứt từ đó đến giờ.

TT Obama cho ngày xảy ra cuộc thảm sát ở trường học nói trên là một ngày tệ hại nhứt trong nhiệm kỳ tổng thống của Ông. Ông hứa sẽ làm hết sức mình để vận động dân chúng ủng hộ các đề nghị được đưa ra, về việc gia tăng kiểm tra thân thế của những người tìm cách mua súng, và cấm các loại súng tấn công cũng như các tạp chí về súng đạn hạng nặng. Ông nói toàn dân Mỹ, kể cả Ông, phải suy nghĩ, Ông “sẽ liên hệ những người, cộng hoà cũng như dân chủ” để vận động. Ông nói «Chúng ta không có quyền nói luật pháp hoá súng là chuyện quá khó và vì vậy chúng ta không làm thử. Phải làm một cái gì đó mới được.”

TT Obama nói các biện pháp hạn chế mới về sở hữu súng sẽ gây tranh cãi, nhưng người dân Hoa Kỳ phải tự quyết định, thay vì để cho sự việc khủng khiếp vừa qua phai mờ theo thời gian. Ông hy vọng vào năm 2013 sẽ cải tổ việc kiểm soát súng.

Ông cũng chỉ định Phó TT Biden lo thành lập một ủy ban, trình bày, tham khảo và hội ý đề ra luật lệ, nhằm chấm dứt các vụ bắn giết người hàng loạt ở Mỹ, nơi mà sở hữu súng là quyền được quy định trong Hiến Pháp.

TT Obama tỏ ý rõ ràng của Ông, là cấm sở hữu súng tấn công và băng đạn nhiều viên cũng như xem lại lý lịch của những người đã mua súng. Ông nói «Tôi nghĩ đại đa số những người sỡ hữu súng là người có trách nhiệm. Họ biết không thể để cho những kẻ quẫn trí như ở Newtown có súng.”

TT Obama tóm kết «Về nội dung, vấn đề là chúng ta có đủ để lật ngược hay thảm trạng ở Newtown chỉ là một trong những điều khác làm cho truyền thông chú ý trước khi biến mất đi. Nhưng đối với tôi không phải như vậy.”

Trước mắt TT Obama là một binh đoàn vận động hành lang nhiểu tiền lắm bạc. Hội Sỡ Hữu Súng Trường Toàn Quốc Mỹ ủng hộ quyền cò súng lên truyền hình đề nghị trang bị súng cho các trường học. Sau đó TT Obama đáp trả liền «Tôi không tin bố trí thêm vũ khí cho học đường là giải pháp và tôi nghĩ người Mỹ cũng đồng ý như vậy.”

Trong dĩ vãng súng tấn công chiến tranh đã bị cấm từ năm 1994 thời TT Clinton đến năm 2004 hết hạn mà không được tái tục vì cuộc vận động hành lang của những nhà sản xuất, bán súng tràn lan. Họ là những thế lực lắm của nhiều tiền, hoạt động công khai dùng “đa kim ngân phá luật lệ”. Chánh quyền dân cử cũng phải sợ họ trong các cuộc bầu cử. Sợ đến nổi năm 2005 luật cấm súng tấn công hết hạn mà không gia hạn. Quốc Hội lại còn ra một đạo luật ít người biết nhưng quá tiện lợi cho giới làm và bán súng trên thiệt hại của toàn dân. Một đạo luật hoàn toàn dị hợm. Đó là đạo luật “The Protection of Lawful Commerce in Arms Pact (PLCAA).” Nó bảo vệ những người làm và những người bán súng đối với những thưa kiện của người mua trước toà án Mỹ. Như là luật bảo vệ những nhà sản xuất, phân phối và bán thuốc lá ở Mỹ vậy.

Nhưng sau cuộc thảm sát ở trường học của thành phố Newtown, thăm dò chung của báo USA Today và Viện Gallup làm trên toàn quốc Mỹ cho biết tỷ lệ đồng ý kiểm soát vũ khi tăng gia lên 58% so với 43% hồi tháng 10 của năm 2011. 62% dân chúng Mỹ ủng hộ việc cấm băng đạn nhiều viên và mạnh. 92% ủng hộ biện pháp kiểm soát chặt chẽ lý lịch người mua súng bán trong hội chợ súng.

Hollywood nơi sản xuất phim ảnh, trò chơi điện tử phần lớn có tính bạo lực bằng súng đạn cũng vận động kiềm soát vũ khí. Những ngôi sao điện ảnh ở Hollywood như Steve Carell, Will Ferrell, Michelle Williams hay Julianne Moore và nhiều nghệ sĩ, đạo diễn tham gia cuộc vận động của 750 thị trưởng các thành phố khắp nước Mỹ ủng hộ biện pháp kiểm soát vũ khi sau cuộc thảm sàt ở Newtown.

Truyền thông đại chúng Mỹ, đa số cũng ủng hộ việc kiểm soát súng. Nhiều nhà phân tích, bình luận, dẫn chương trình truyền hình công khai bày tỏ ra ủng hộ việc kiểm soát súng và tỏ ra bất mãn với những thế lực và cuộc vận động của Hội Chủ Sở Hữu Súng. Như trưởng ban tin tức của đài truyền hình CNN là ông Piers Morgan tỏ ra rất giận dữ khi ông giám đốc Hội Chủ Sở Hữu Súng Mỹ Larry Pratt nói rằng, nhiều súng hơn mới là giải pháp. Nhà dẫn chương trình trên CNN không kềm lòng được, đã thể hiện niềm đau, nỗi khổ, sự bất mãn của công chúng sau vụ thám sát ở trường học ở Newtown, Ông nói thẳng vào mặt Ông Chủ Tịch Hội Sở hửu Súng, "Ông là một con người ngu không tưởng tượng được.. Ông tuyệt đối không có lý luận mạch lạc. Ông bất chấp thực tại về con số những người bị giết bằng súng trận ngày càng tăng ở Mỹ.” Để kết luận cuộc đối thoại gay cấn hơn 10 phút, nhà báo này nói thêm “Ông là một người nguy hiểm gây ra những oan nghiệt nguy hiểm. Ông là nỗi nhục cho đất nước Ông.”

Hội Chủ Sở Hữu Súng phản ứng “dùng” một nhà báo ở Texas vận động lấy chữ ký cho một kiến nghị trên trang mạng của Toà Bạch Ốc, yêu cầu trục xuất nhà báo này, viện lẽ “làm hại Tu Chính Án Thứ Hai của Hiến Pháp Hoa Kỳ”. Khi nghe tin có ký kiến nghị đòi trục xuất mình, ông Morgan của CNN Mỹ viết trên mạng xã hội Twitter rằng, “Chiến dịch của những người ủng hộ quyền sở hữu súng, cáo buộc tôi tấn công các quyền theo Tu Chính Án Thứ Hai, vậy quyền phát biểu ý kiến của tôi có được bảo vệ theo Tu Chính Án Thứ Nhất hay không?” "Tôi bất cần kiến nghị trục xuất tôi. Tôi tha thiết đến hai người cứu hoả ở New York bị bắn giết bằng súng trường ngày hôm nay.” ( Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.