Hôm nay,  

Cuộc Chiến Khó Khăn Ở Mỹ

29/12/201200:00:00(Xem: 7782)
Cuộc chiến đầy khó khăn ở Mỹ không phải là cuộc chiến chống quân khủng bố al-Qaeda vô hình, vô tướng nhưng giết người hàng loạt trong xã hội Mỹ. Nó cũng không phải cuộc chiến chống bịnh béo phì do nạn ăn uống quá độ với đồ ăn thức uống quá rẻ, quá nhiều, quá bỗ mà con người nhứt là trẻ em lại thiếu hoạt động, thiếu thể dục, thể thao, tối ngày ôm máy computers, dán mắt vào màn hình, để khi lớn lên bị đủ thứ bịnh dễ chết người như tim mạch, đường, mỡ cao trong máu. Mà cuộc chiến đầy khó khăn ở Mỹ là cuộc chiến kiểm soát súng ống đã và đang gây ra rất nhiều cuộc thảm sát ở học đường, trong xã hội Mỹ.

Trong lịch sử Mỹ không ít lần nhân dân và chánh quyền Mỹ cố gắng hạn chế, kiểm soát súng ống trong xã hội Mỹ để tránh cho trẻ em đầu xanh vô tội ở các vườn trẻ, trường mẫu giáo, thiếu niên học sinh tiêu trung học và thanh niên sinh viên các đại học Mỹ không bị thảm sát, chết chóc một cách oan uổng và kinh hoàng.

Nhưng đa số những cố gắng đó không thành công như ý muốn vì các cuộc vận động của những đại gia, trọc phú, ngành sản xuất và bán súng cộng với ngành trò chơi điện tử với tiền núi xương sông máu của người dân chết vì súng đạn và với cả một binh đoàn vận động hành lang cho quyền lợi riêng của họ trong mọi ngóc ngách của chánh quyền dân chủ Mỹ.

Thí dụ như cuộc chiến kiểm soát súng đạn sau cuộc thảm sát của một thanh niên mới 20 tuổi mà mang theo ba cây súng, bắn nát mặt mẹ mình rồi chạy đến trường nơi mẹ dạy bắn chết một hơi 20 học sinh đa số từ 6 tới 10 tuổi, và 6 vị hiệu trưởng và giáo viên ở Thành phố Newtown, tiểu bang Connecticut vào ngày 14/12. Chấn động thế giới, rúng động lương tâm nhân dân và chánh quyền Mỹ.

Trong khi Tổng thống Barack Obama kêu gọi Quốc hội khôi phục luật cấm vũ khí tấn công hết hiệu lực năm 2004. Phó tổng thống Joe Biden được đề cử đứng đầu một ủy ban để đề nghị luật lệ mới nhằm củng cố luật kiểm soát súng của Mỹ. TNS Feisntein trình dự luật. TT chưa sử dụng đặc quyền hành pháp, ban hành các sắc lệnh thì thế lực chống đối đã đánh phủ đầu chánh quyền dân cử.

Hiệp Hội Súng Quốc Gia gọi tắt là NRA, một tổ chức vận động hành lang hàng đầu về quyền sở hữu súng ở Hoa Kỳ hành động trên truyền thông đại chúng Mỹ. Chủ Tịch Hội Wayne LaPierre lên truyền hình NBC, chương trình Meet the Press, dựa vào Tu Chính Án Thứ Hai của Hiến Pháp Hoa Kỳ qui định công dân Mỹ có quyền sở hữu súng. mạnh dạn tuyên bố tổ chức này phản đối bất cứ luật lệ nào hạn chế quyền sở hữu súng. Ông ta lại còn dõng dạc đề nghị mỗi trường học tại Hoa Kỳ nên có nhân viên bảo vệ có súng, một ý kiến vừa bị chỉ trích gay gắt vừa bị chế nhạo.

Chưa đủ đâu, thế lực phản động này còn đi xa hơn nữa.

Hội Chủ Sở Hữu Súng đòi trục xuất trưởng ban tin tức của đài truyền hình CNN là ông Piers Morgan. Chỉ vì nhà báo gốc người Anh này hồi tuần trước phỏng vấn giám đốc Hội Chủ Sở Hữu Súng Mỹ Larry Pratt, và tỏ ra rất giận dữ khi ông Pratt nói rằng, nhiều súng hơn mới là giải pháp. Nhà dẫn chương trình trên CNN đã không kềm lòng được, đã thể hiện niềm đau, nỗi khổ, sự bất mãn của công chúng sau vụ thám sát ở trường học ở Newtown, Ông nói thẳng vào mặt Ông Chủ Tịch Hội Sở hửu Súng, "Ông là một con người ngu không tưởng tượng đựoc.. Ông tuyệt đối không có lý luận mạch lạc. Ông bất chấp thực tại về con số những người bị giết bằng súng ngày càng tăng ở Mỹ.” Để kết luận cuộc đối thoại gay cấn hơn 10 phút, nhà báo này nói thêm “Ông là một người nguy hiểm gây ra những oan nghiệt nguy hiểm. Ông là nỗi nhục cho đất nước Ông.”


Hội chống kiểm soát súng này tức khắc dùng gậy của ông Obama đập TT Obama muốn kiềm soát súng. Họ dùng một nhà báo ở Texas ủng hộ họ và cùng họ vận động lấy chữ ký cho một kiến nghị trên trang mạng của Toà Bạch Ốc, yêu cầu trục xuất nhà báo này, viên lẽ “làm hại Tu Chính Án Thứ Hai của Hiến Pháp Hoa Kỳ”. Vì là một hội lâu đời có tầm vóc toàn quốc với phương tiện thừa mứa, chỉ trong 2 ngày sau khi kiến nghị được đăng tải, nó đã thu hút được hơn 28,000 chữ ký, vượt qua mức 25,000 chữ ký theo yêu cầu để Toà Bạch Ốc phải trả lời.

Khi nghe tin nhiều người ký kiến nghị đòi trục xuất mình, ông Morgan viết trên mạng xã hội Twitter rằng, “Chiến dịch của những người ủng hộ quyền sở hữu súng, cáo buộc tôi tấn công các quyền theo Tu Chính Án Thứ Hai, vậy quyền phát biểu ý kiến của tôi có được bảo vệ theo Tu Chính Án Thứ Nhất hay không?” "Tôi bất cần kiến nghị trục xuất tôi. Tôi tha thiết đến hai người cứu hoả ở New York bị bắn giết bằng súng trường ngày hôm nay.”

Quyết tâm của vị trưởng ban tin tức, hội luận thời sự của truyền hình CNN là một chuyện. Nhưng còn một thói quen khác gần như đã biến thành bản chất thứ hai của một số không ít người Mỹ đi rồi. Đó là những người Mỹ thèm thuồng gần như ghiền súng đạn vì thích thú. Những người này lo sẽ khó mua súng trước phong trào kiềm soát súng đang lên, nên ùa nhau mua súng nhiều hơn sau vụ thảm sát trường học ở Newtown.

Không phải ngành súng được mùa mà còn ngành trò chơi video bạo lực bằng súng cũng bội thu. Tạm lấy tin tức và blog loan tải trên báo Pháp như Le Monde, hy vọng ít nhậy cảm, ít chủ quan, và vô tư hơn báo Mỹ về vấn đề rất mẫn cảm của Mỹ. Blog trên báo Le Monde viết, theo trang Atlantic Wire “Ở Mỹ Ông Già Noel tặng súng”.

Trang này trưng hình súng Bushmaster, loại súng tiểu liên giết mấy chục người ở trường học ở Newtown, để dưới cây thông Xmas. Và hình một thiếu nữ cám ơn mẹ tặng cho một khẩu súng làm quà Giáng Sinh. Còn trang The Verge thì nói lên niềm vui và nỗi thèm súng đạn qua hình ảnh và lời nói, "Sướng qua, người anh em họ của tôi 10 tuổi nhận được món quà là cây súng trường tự động AR-15 trong dịp Xamas”.

Tin tức báo chí về số súng bán ra nhiều sau cuộc thảm sát ở Newtown cũng được trang mạng The Verge loan tải khắp thế giới sau biến cố thảm sát xảy ra.

Và ngành sản xuất trò chơi điện tử đầy bạo lực, bắn giết như điên chỉ mười ngày sau cuộc thảm sát ở Newtown thì tung ra trò chơi mới cổ võ cho việc dùng súng giết người. Họ tung ra trò chơi "Medal of Honor: Warfighter". Báo New York Times phân tích lại mối tương quan giữa những người sản xuất trò chơi video bạo lực và ngành sản xuất và bán súng qua trò chơi Medal of Honor Warfighter.

Cuộc chiến kiểm soát súng kỳ này đang đứng trước những khó khăn lớn, như bao lần cố gắng trước. Khó mà tiên đoán cố gắng đầy thiện ý cứu những học sinh, sinh viên Mỹ tương lai của đất nước và công dân, công chức Mỹ thành hay bại. Vì trong tiến trình lập pháp củng như luật pháp nhiều khi nén bạc đâm toạt tờ giấy và đa kim ngân phá luật lệ. Than ôi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.