Hôm nay,  

Tinh Thần Bất Khuất Còn Đó

03/11/200000:00:00(Xem: 4524)
Los Angeles. 9giờ sáng Chủ nhựt. 15 người dân Miền Tây ngồi quanh một máy điện thoại có loa (speaker). Tiếng của Cụ Lê quang Liêm vang vọng về, từ Phú Nhuận (Saigòn), cách nửa vòng trái đất. Lời xưng hô, Anh Mười, Anh Tư, Chú Tám, Chú Chín, Em Tâm; tên đất địa, Thốt nốt, Chợ Mới, Chắc Cà Đao, Bắc Năng Gù, tạo cho người nghe cảm tưởng mình đang ở Miền Tây với Sông Tiền, Sông Hậu êm đềm thuở nào. Nhưng vẻ căng thẳng trên gương mặt cho biết lòng của những người đang ngồi đây chẳng yên lắm.

Thực vậy, từ khi trận lụt, nặng nhứt trong vòng non nửa thế kỷ nay, tàn phá quê hương; từ khi CSVN ra lịnh cấm tư nhân cứu trợ; từ ấy cứ mỗi Chủ nhựt, có một số người dân Miền Tây lớn tuổi, ở Little Saigon và Los Angeles, quen biết lâu đời, hẹn gặp nhau để liên lạc với Anh Mười Liêm bằng điện thoại. Tránh việc kiểm thính điểm, những người này luân phiên thay đổi nơi gặp, sữ dụng số điện thọai khác nhau, và gọi bằng thẻ điện thoại thôi. Ngày giờ, địa điểm vừa rồi là lần đổi thứ bảy. Gốc du kích, kinh nghiệm tình báo nhân dân của những cựu chiến sĩ PGHH, từ thời đầu chống Cộng, nửa thế kỷ trước, bên kia đông bán cầu, vẫn không bị lãng quên ngay tại xứ Mỹ siêu cường, trong Thời đại Tin học.

Hôm ấy Anh Mười Liêm cho biết tình hình bảy chuyếùn đi cứu trợ nạn lụt Miền Tây vừa qua. Nhiều, rất nhiều khó khăn. Trở ngại nhiều lắm. Nhưng đều vượt qua được cả. Thành qủa ấy thuộc về lòng từ tâm của đồng bào, đồng đạo ở hải ngoại, và tinh thần bất khuất của bà con Miền Tây trong nước.

Khó khăn, trở ngại, báo chí đã nói nhiều, nhưng khá tổng quát. Nhơn chứng sống, Anh Mười Liêm, kể lại nhiều trò tiểu xảo của CS, gây khó khăn trong các chuyến cứu trợ vừa rồi. Các trò trẻ ranh đến nực cười nhưng thô bĩ đến mức không một chánh quyền nào gọi là chánh quyền có thể làm. Chận xe tào. Xét giấy tờ. Xì vỏ xe.Tuyên bố giấy tờ giả. Neo phương tiện. Bà con hải ngoại về thăm quê chắc không lạ gì. Nếu không kẹp 5 hay 10 đô trong giấy thông hành, Hải quan sẽ bắt đứng chơ.Đợi vắng người, họ khẻ nói giấy giả, chờ " thẫm tra". Đó là tiểu xảo, " nghề của chàng". Phi cảng quốc tế mà còn vậy; huống hồ ở xã ấp , " xa mặt trời."

Khắc phục các khó khăn hạ cấp ấy được là nhờ các đồng đạo ở địa phương,tổ chức đổi xe, tào trước khi đến nút chận của CS. Do vậy ý kiến của Cụ Liêm là cứu trợ bằng bao thư tiền, gọn, nhẹ, kết quả hơn hàng hóa. Phái đoàn phân tán mỏng, đến địa điểm mới tập trung,thay vì đi rầm rộ trên cùng một phương tiện.

Trở ngại lớn nhứt là do chánh quyền địa phương khi đòan cứu trợ bắt đầu làm việc một hồi. Muốn hay không, khi nạn nhân do các nhân sĩ gom lại một chỗ để nhận tiền, địa phương cũng hay biết, đến nơiø cản trở. Chỉ có nạn nhân mới áp đảo được tổ đảng CSVN, công an, dân phòng. Bài ca con cá của CSVN vẫn lập lại điệp khúc: tư nhân không được quyền cứu trợ, giao tiền hàng cứu trợ cho Mặt trận Tổ quốc, tụ họp bất họp pháp, gây mất an ninh trật tự.

Cụ Liêm chỉ trả lời ngắn gọn. Hiến pháp, luật pháp không cấm người dân này giúp người dân kia khi gặp hoạn nạn. Điều gì luật không cấm là có thể làm đươc. Phương chi, truyền thống dân Việt là lá lành đùm bọc lá rách. Tiền cứu trợ chẳng phải là tiền của cụ. Đó là tiền của đồng bào hải ngoại gởi về có điều kiện, trao tận tay cho người bị lụt. Cụ chỉ là người thọ uỷ. Nếu chánh quyền không cho phát cho bà con đang đói lạnh, thì Cụ mang về, gởi trả lại. Nhứt định không giao lại cho bất cứ cơ quan đảng hay nhà nước nào cả. Còn nếu chánh quyền muốn bắt thì cụ sẵn sàng, như đã sẵn sàng từ lâu rồi. Ra tòa cụ sẽ trả lời rõ hơn. Cụ chả làm gì trái luật. Cụ cứ làm cho đạo, cho dân như đã từng làm suốt đời cụ

Thế là nhân dân , nạn nhân, nhao nhao lên. Đồng bào đói khổ, mất nhà, mất của. Bà con bên Mỹ thương gởi về cho. Tại sao không cho. Nếu không cho thì "mấy Oâng móc tiền túi ra phát đị".(chữ Oâng đối dân nông thôn Miền Tây, không để chỉ sự kính trọng, mà để tỏ sự xa cách và không thân thiện). Luật của đám đông là hể có người phá băng, khai khiếu óng bom rồi, thì một người một tiếng, hăng lên, công hưởng, khó mà kiểm soát được. Còn nều dùng bạo lực để tái lập trật tự. Ít khi có kềt quả. Bạo lực thường kêu gọi bạo lực. Ở xã ấp, xã hội nhỏ, gần gũi Cán bộ CS và người dân biết từ chân tóc kẽ răng nhau. Cán bộ không dại gì nghe lịnh đâu đâu, đứng ra bắn giết chòm xóm, trở thành thù oán mà bản thân họ lảnh trước. Rút lui là thượng sách. Trong chiến trường cũng như chính trường , người nào còn đứng vững những phút chót là người ấy thắng lợi. Và trong bảy chuyến cứu trợ của Cụ Liêm vừa qua, bà con nạn nhân, những người dân cảm tình, và đồng đạo theo yễm trợ Cụ Liêm là những người trụ lại sau cùng sau những lời hăm he, " Hãy đợi đấy" để đỡ mất mặt Đảng và Nhà Nước. Và nhất kẹt ăn xôi chùa phải ngậm miệng. Dân cũng như cán bộ địa phương đều "bằng mặt mà chả bằng lòng". Dân giúp nhau ø cũng không cho. Lịnh gì kỳ vậy.

Sau hơn một phần tư thế kỷ cai trị hà khắc và bạo ngược của CSVN, không thấy một phong trào nhân dân đáng kể nào trước đây vùng lên, chống hay diệt Cộng, có người bi quan cho rằng tinh thần bất khuất của dân tộc, ý chí quật cường của nhân dân không còn nữa. Nhân dân bận vấn đề cơm áo gạo tiền, thờ ơ với nhân quyền, tự do dân chủ, sống rời rạc như những hạt cát trên sa mạc. Thực tế sinh động không phải như thế. Nhân dân rất khôn. Im lặng để uốn mình qua ngỏ hẹp như các thời kỳ Bắc thuộc và Tây thuộc. Thời cơ, địa lợi, nhơn hòa phải đủ. Lịch sử Việt chỉ rõõ đa sốá các phong trào giành độc lập, không làm thì thôi. Đã làm là phải thắng.

Thời cơ vừa chớm qua việc CSVN mở cửa một phần kinh tế. Bao nhiêu cuộc biểu tình. Bao nhiêu phong trào đòi hỏi. Nhịp điệu vùng lên tăng theo cấp số cộng, nhưng sự ăn sâu, lan rộïng theo cấp số nhơn. Điểm hẹn kết hợp có thể là phong trào đòi tự do tôn giáo. Tình hình trong nước cho thấy Phật giáo, PGHH, và một số tôn giáo khác đã làm đầy ly nước. Các tôn giáo đang đẩy tình hình VN đến điểm phẩm biến thành lượng. Chỉ cần một giọt nước thêm, ly nước sẽ tràn .Một cuộc đảo chánh của quân đội, hay sự ly khai của CS Miền Nam, hoặc sự dấn thân của Công giáo trong phong trào đòi tự do tôn giáo sẽ phát động nhân dân bùng lên, vùng dậy vì tinh thần bất khuất vẫn còn đó sẵn sàng. Thành quả cứu trợ của Cụ Liêm là một thể nghiệm cho khẳng định ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.