Hôm nay,  

Mở Mùa Nhạc Thính Phòng Năm Mới 2013: Tình Ca Đăng Khánh tại Little Saigon

14/12/201200:00:00(Xem: 16165)
bich_van
Bích Vân.
tran_thu_ha
Trần Thu Hà.
postcard_5x7_wwebsiteaddres
Poster Tình Ca Đăng Khánh.
Chủ Nhật 20 tháng Một 2013, từ 2 giờ 30 chiều, khán giả Nam Cali sẽ có dịp thưởng thức một chương trình nhạc thính phòng đặc biệt, mở mùa cho năm mới dương lịch: Tình Ca Đăng Khánh / Sàigòn Buồn Cho Riêng Ai, với tiếng hát Tuấn Ngọc, Trần Thu Hà, Thu Phương, Nguyên Khang và Bích Vân.

Chương trình được hoà âm phối khí bởi nhạc sĩ Hoàng Công Luận và MC là nhạc sĩ Trần Như Vĩnh Lạc. Vé hiện đã có bán tại nhiều nơi ở Saigon. Có thể biết thêm chi tiết tại website: Dangkhanhmusic.com, hoặc liên laic Ban Tổ Chức qua điện thoại: 714-525-5888.

Nhân dịp này, Việt Báo Weekend xin mời đọc lại bài trích từ trang nhà của nhà thơ Du Tử Lê, viết về nhạc sĩ Đăng Khánh, tác giả những tình ca sắp được trình diễn tại Saigon Performing Arts Center.

* * *

Hôn Phối Đẹp Giữa Thơ (Luôn Văn Xuôi) Và Nhạc Đăng Khánh

Du Tử Lê

1. Nói tới bản chất dịu dàng, ưu ái và ân cần với bằng hữu, tôi nghĩ, những người yêu văn học, nghệ thuật ở thành phố Houston, Texas, hẳn không quên những đóng góp bất vụ lợi của Đăng Khánh và Phương Hoa. Họ đã đem lại cho người dân miền Tây Nam Hoa Kỳ, những món ăn tinh thần mà, nếu họ không làm, tôi e khó ai có thể thực hiện được một cách đều đặn, với tất cả tấm lòng trân trọng.

Cụ thể, năm 1988, Đăng Khánh / Phương Hoa đã khởi xướng “Chương trình nhạc Thính Phòng,” với tiếng hát Mai Hương và ban nhạc Ngũ Cầm Suối Nhạc tại Duschene Academy. Sau đó là những chương trình giá trị, ý nghĩa khác. Như chương trình nhạc thính phòng lần lượt chào đón hai ca sĩ Anh Ngọc (1991)và Duy Trác (1992). Đăng Khánh / Phương Hoa cũng là những người tổ chức giới thiệu bộ tiểu thuyết “Giấc Mơ” của cố thi sĩ Nguyên Sa (1993). Chào đón nhà báo Thanh Thương Hoàng (1999)… Gần nhất họ tổ chức chương Trình nhạc thính phòng “Tình Ca Muôn Thuở,” vinh danh nhiều nhạc sĩ, tại Cullen Hall University of Houston năm 2010, v.v…

Đặc biệt, năm 1994, đáp ứng nhu cầu cộng đồng người Việt ở vùng Tây Nam cần có một đài phát thanh nghiêng nặng về văn học, nghệ thuật, Đăng Khánh / Phương Hoa đứng ra thành lập, điều hành đài Tiếng Nói Việt Nam Tại Houston / VOVN. Có thể sự có mặt và, đứng vững trong nhiều năm của đài phát thanh này, đã phần nào khích lệ, thúc đẩy sự ra đời, lớn mạnh của những đài phát thanh khác, sau đấy.

Tuy nhiên, tôi cho rằng đóng góp đáng kể hơn cả của Đăng Khánh chính là dòng nhạc tình mà, ông đã gửi cho người, cho đời. (1)

Ở lãnh vực này, vẫn theo tôi thì, bất cứ một văn, nghệ sĩ nào khi làm thành toàn công việc thừa kế dòng văn học, nghệ thuật của những thế hệ đi trước, là một đóng góp quý báu cho kho tàng văn học đất nước. Thành tựu hay công lao tim óc của họ, không chỉ thuần túy là sự nối tiếp mà, nó còn mang ý nghĩa xiển dương truyền thống văn học của dân tộc đó nữa.

Nhưng, lớn hơn một bậc, nếu văn, nghệ sĩ kia, lại dám ném mình vào những cuộc phiêu lưu, thử nghiệm mới. Và, một khi thử nghiệm ấy được đám đông đón nhận thì, công trình của họ còn đáng ngợi ca hơn nữa.
dtl-dk
Đăng Khánh và Du Tử Lê.
Từ hai góc nhìn vừa kể, nhiều người cho rằng Đăng Khánh, trong tư cách nhạc sĩ, đã bước tới và, thành tựu ở cả hai lãnh vực vừa kể.

Về phương diện truyền thống, như chúng ta đều biết, tương quan giữa thi ca / âm nhạc trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của chúng ta, là một tương quan máu huyết. Tương quan nhân quả giữa hai bộ môn.

Chúng ta cũng biết, hầu như chưa có một nhạc sĩ Việt Nam nào trong đời, không ít nhất một lần tìm đến với thi ca; cũng tựa các thi sĩ tìm về với thơ lục bát vậy.

Nhưng nói thế không có nghĩa thi sĩ nào sớm hay muộn, đến với thể thơ lục bát, cũng đều thành công! Dù cho họ được coi là “hảo thủ” trong sân chơi của các thể loại thơ khác. Thất bại này, cũng không… kiêng nể một số nhạc sĩ từng mơ ước có những cuộc hợp hôn tốt đẹp với thi ca!

Ngắn, gọn, nếu có những nhạc sĩ chắp thêm cánh cho bài thơ tới được những chân trời mới thì, cũng không thiếu những nhạc sĩ đã vô tình “ám toán,” giết chết bài thơ một cách tức tưởi… Dư luận cho rằng, Đăng Khánh thuộc thành phần thứ nhất.
dkphuonghoa77
Đăng Khánh và Phương Hoa (1977).
Theo nhận định của một nhạc sĩ vào đầu thập niên 2000, khi ông mới từ Việt Nam qua Mỹ, sau khi theo dõi sinh hoạt nghệ thuật của cộng đồng Việt hải ngoại, ông nói, ở lãnh vực thơ phổ nhạc, Đăng Khánh là một trong số những “hảo thủ” có hạng. Sự phong phú, giầu có thấy rõ trong những ca khúc Đăng Khánh soạn từ thơ qua những thang-âm sang cả, lãng mạn, mượt mà.

“Nhất là sự hòa hợp giữa nốt nhạc và những dấu chữ đặc thù của ngôn ngữ Việt của Đăng Khánh, giúp cho ca sĩ không bị trẹo lưỡi hay, phải phát âm lơ lớ như người ngoại quốc nói tiếng Việt!…”

Tôi nghĩ, nhiều phần, có thể người nhạc sĩ kia đã từng nghe một số ca khúc phổ từ thơ của Đăng Khánh khi còn ở Việt Nam.

Trước đó, trong “Vài câu tâm tình,” nhạc sĩ Phạm Duy cũng ghi nhận:

“…Lối chuyển âm (progression harmonique) (của Đăng Khánh) rất đẹp làm cho con tim người nghe phải rung động theo tác giả. Nhưng tôi muốn quên đi những cái gọi là nhạc lý để nghe ra hồn nhạc của Đăng Khánh một cách rất trinh trắng, nhất là những bài do giọng hát đắm say của Tuấn Ngọc diễn tả…” (2)

Nhưng, tài năng Đăng Khánh, nhạc sĩ, không dừng ở đó. Tác giả “Em ngủ trong một mùa đông” (viết năm 1993), còn đi xa hơn, khi ông tự tin, làm cuộc thử nghiệm lấy một số câu của bài thơ A, ghép, tháp vào bài thơ B, của cùng một tác giả. (3) Ông đã thành công tới mức, ngay tác giả của những câu thơ được Đăng Khánh tìm ra để “tháp cành” này, cũng không thấy được vết “tháp.” Điển hình như ca khúc “Lệ buồn nhớ mi,” Đăng Khánh viết năm 1996, ở Houston.
lethunguyenletrongtrac
Lê Thụy, Ngu Yên, Trương Trọng Trác, Nguyên Bích, Đăng Khánh, Nguyễn Xuân Hoàng, Du Tử Lê.
“Cloning” hay cũng có thể gọi là “ghép tim” thi ca trên, như tôi biết, dường Đăng Khánh là người thứ hai, sau nhạc sĩ Phạm Đình Chương. (3)

Lại nữa, nếu không kể Văn Trí, tác giả ca khúc “Hoài thu” dựa theo một tùy bút của cố thi sĩ Đinh Hùng (4) thì, Đăng Khánh là người rất sớm, phổ nhạc văn xuôi, dựa theo tiểu thuyết “Tôi với người chung một trái tim,” để làm thành ca khúc “Hạt mưa bay cuối đời.”

Về phương diện văn chương, các nhà phê bình văn học từng kết luận, tùy bút là thể loại văn xuôi gần với thơ nhất; chứ không phải truyện ngắn hay truyện dài. Vậy mà Đăng Khánh đã thử nghiệm và, thành công khi ông dùng thang-âm (cách riêng của mình,) để chuyển thể một tiểu thuyết…

Từ đó, trước khi ra khỏi bài viết này, tôi xin được lập lại rằng:

Nếu có một nghệ sĩ dám ném mình vào những cuộc phiêu lưu, thử nghiệm mới và, thử nghiệm đó, được đám đông đón nhận thì, công trình của họ còn đáng ngợi ca hơn nữa.

2. Trong lãnh vực sáng tác, đa số các tác giả thường bắt đầu sự nghiệp của mình khởi từ khuynh hướng bẩm sinh. Như có người khi còn tấm bé đã cho thấy có khả năng đặc biệt về vẽ, âm nhạc hay văn chương. Lớn lên, khi chọn cho mình bộ môn yêu thích nhất thì cùng lúc, họ đã có một hay nhiều thần tượng, nhiều “mẫu mã” mà họ muốn bắt chước. Rồi thời gian kinh nghiệm giúp họ tiêu hóa và biến đổi những bắt chước khởi đầu, để hình thành tên tuổi hay, cái gọi là riêng của mình.
hoangsikhantruongdangkhanhdutule
Từ trái, Hoàng Sĩ, Khánh Trường, Đăng Khánh, Du Tử Lê.
Tuy nhiên, vì khởi đầu là sự bắt chước, nên đã có không ít tác giả sau bao nhiêu năm, dù nổi tiếng nhưng, càng về sau càng lẩn quẩn, bế tắc. Ta có thể gọi chung hiện tượng này là hiện tượng lập lại chính mình. Hoặc ta cũng có thể coi đó như là những trường hợp người ăn lần thịt, da riêng họ vậy.

Từ đấy, tôi trộm nghĩ một tác giả chỉ có thể rong ruổi đường trường, với những mới mẻ hy vọng có được trong sáng tác, một khi họ có ý thức và, kiến thức về bộ môn mà họ đeo đuổi.

Qua nhiều trao đổi, Đăng Khánh cho thấy, song song với sự không ngừng trau dồi kiến thức âm nhạc qua các trường lớp ở đại học, ông còn có cho mình những suy nghĩ, ý thức minh bạch về sáng tác.

Thí dụ về lãnh vực thơ phổ nhạc, Đăng Khánh quan niệm rằng: Phổ nhạc một bài thơ chắc chắn không phải là một việc làm đơn giản! Nếu chúng ta không muốn có một "Bài Vè" hay không muốn "làm khổ" cái bài thơ tuyệt vời ấy!

Tác giả ca khúc “Em Ngủ Trong Một Mùa Đông” từng đặt cho mình câu hỏi, “Tại sao người ta phổ nhạc một bài thơ?” Và ông tự trả lời, đại ý:

1. Bài thơ quá hay làm choáng váng nhạc sĩ.

2. Bài thơ mới đọc qua đã thấy như đang nghe một bản nhạc (mà người ta thường nói rằng bài thơ này chứa nhiều nhạc tính.)

3. Nhạc sĩ "hơi nghèo" chữ nghĩa để làm lời ca cho bản nhạc và chủ đề mình muốn viết.

4. Tình bạn giữa người làm thơ và người làm nhạc.

5. Nhạc sĩ được “đặt hàng” để phổ nhạc một hay nhiều bài thơ…

Dù trường hợp nào thì, vẫn theo Đăng Khánh, khi nghe một bản nhạc phổ từ một bài thơ, ba trạng huống có thể xẩy ra:

1. Bài nhạc làm cho bài thơ hay hẳn ra.

2. Bài nhạc làm hỏng một bài thơ tuyệt vời.

3. Nghe thấy cũng đường được, hoặc tàm tạm ....một cách đại khái!
emngutrongmuadong
Một cảnh quay trong phim “Em Ngủ Trong Mùa Đông.”
Đăng Khánh nói:

“Làm được một bài thơ hay đã khó, làm một bản nhạc hay cũng khó không kém. Nhưng phổ nhạc một bài thơ cho hay lại còn khó hơn nữa! Tôi nghĩ, âm nhạc nằm trong văn hóa của một dân tộc. Và nghệ thuật nào cũng có những qui luật của nó. Người ta thường tưởng nhầm rằng, nghệ thuật phải để nó phát triển tự nhiên, tránh gò bó, gượng ép. Không nên bắt nó gánh chịu quá nhiều luật lệ…Nói như thế, tôi e mới chỉ đúng có một nửa. Mà một nửa của nghệ thuật không làm nên nghệ thuật!”

Để minh chứng cho quan niệm một cách nghiêm túc của mình, Đăng Khánh đã dùng những tên tuổi lớn của ba bộ môn văn học, nghệ thuật là hội họa, thi ca và âm nhạc, khi ông nhắc lại rằng: Claude Monet, Auguste Renoir trước khi bỏ Romantic đi vào impressionism; các nhà thơ Stephane Mallarme, Edgar Allen Poe, trước khi đi vào symbolism; các nhà soạn nhạc Claude Debussy,Maurice Ravel....trước khi đi vào impressionism đều đã đi qua và, hiểu rõ nghệ thuật của các môn phái từ Renaissance qua cổ điển đến lãng mạn v.v.

Tuồng như để cuộc trao đổi về quan niệm nghệ thuật bớt phần “kinh viện,” nhạc sĩ Đăng Khánh đã đề cập tới bộ truyện “Tiếu Ngạo Giang Hồ” của Kim Dung, giai đoạn Lệnh Hồ Xung lãnh hội hết mọi chiêu thức trong pho “Độc Cô Cửu Kiếm” ở động đá phía sau núi Hoa Sơn và, trở thành võ lâm đệ nhất cao thủ với "vô chiêu thắng hữu chiêu". Ông nhấn mạnh: Thật ra có phải là cứ để tự nhiên, không gượng ép mà giác ngộ được đâu… “Mà vì Lệnh Hồ công tử đã học hết tất cả mọi kiếm chiêu của mọi môn phái trên chốn giang hồ do cơ duyên vô tình thấy trong hậu động…”

Tác giả “Lệ Buồn Nhớ Mi” kết luận:

“Nghệ thuật nào cũng thế, không thể chỉ là chuyện bẩm sinh, trên trời rơi xuống mà là cả một quá trình học hỏi, tập luyện và phát triển trên khả năng thiên phú ấy. Được như thế chúng ta sẽ có được những "Nghệ Thuật" viết hoa cho tương lai…”

Nhân trao đổi về âm nhạc, thi ca và nỗ lực làm mới một trong vài truyền thống huy hoàng, rực rỡ của nền tân nhạc Việt là sự hợp hôn tốt đẹp giữa thi ca và âm nhạc, lần đầu tiên nhạc sĩ Đăng Khánh tiết lộ những ghi nhận bất ngờ của ông về một bài thơ lục bát “rất ít âm nhạc…” Nhưng sau đấy, nó lại trở thành cột sống của ca khúc “Lệ Buồn Nhớ Mi.”

Đăng Khánh kể, nhạc phẩm “Lệ Buồn Nhớ Mi” của ông, phổ từ bài thơ có tên “Mùa Thu Và, Thơ Mới Ở Đường Baker, Costa Mesa, Cũ.” Theo ông thì, là một bài lục bát rất “mới lạ". Chỉ có 14 câu. Nó chất chứa rất ít âm nhạc! Nhưng bù lại, nó lại có nhiều mầu sắc, hình ảnh, suy tư sâu sắc, thâm trầm. Tên bài thơ cũng là lạ....

“Trên nguyên tắc đó là một bài thơ khó phổ nhạc, đọc lên không thấy nhạc đâu cả mà ý tưởng thì xa vắng và trừu tượng, tìm hiểu suy tư tác giả qua bài thơ không dễ!”
tinhcamuonthuo
1,500 khán giả tham dự đêm “Tình Ca Muôn Thuở.”
Đăng Khánh nói tiếp:

“Nhưng trên thực tế về mặt sáng tác và phổ nhạc thì bài này có nhiều ưu điểm cho một nhạc phẩm hay… Chúng ta thử đọc lại nguyên bản của thi sĩ (5)

“Bài thơ có đời sống hiu quạnh, mầu sắc tương phản xót xa, những day dứt nhỏ, to, những không gian cuồng nộ và chịu đựng. Tựu trung như một tiếng thở dài heo hút. Tôi đã chọn chuỗi âm giai buồn vô tận mà tôi vẫn thường yêu thích, đó là cung đô thứ (Cm) mà theo Hector Berlioz, Lavignac....xưng tụng (Key of Cm) có khả năng diễn tả những trạng thái rất "dramatic, violent”... với hy vọng có thể vẽ nên bằng âm thanh cái "drama" trong bài thơ của thi sĩ.

Ông giải thích thêm rằng, vì bài thơ này hơi ngắn chỉ có 14 câu mà trung bình một ca khúc thường có 32 khuôn nên chắc chắn không có đủ ca từ cho bản nhạc. Vậy người phổ thơ phải làm gì?...Trường hợp bài thơ ngắn như bài “Mùa Thu Và Thơ Mới…” nói trên thì bắt buộc nhạc sĩ phải “kiêm luôn thi sĩ” trong một vài khoảnh khắc của cuộc đời! Và chính chỗ này là chỗ “anh em” giết nhau nhiều nhất!

Bằng vào kinh nghiệm phổ nhạc từ thơ của cá nhân mình, nhạc sĩ Đăng Khánh cũng lưu ý là, vì ngôn ngữ Việt Nam có dấu, nên khi phát âm đòi hỏi sự chính xác. Lại nữa, có những chuyển đoạn của ca khúc, vì phải giữ đúng Form, Phrase, Structure .v.v. .Nên “hơi thơ” ở đoạn nhạc về sau, hoặc chưa dùng đến, hoặc không còn thích hợp cho câu nhạc nữa, thì người nhạc sĩ bắt buộc phải sáng tác thêm ca từ cho một ý nhạc mới để có thể giữ đúng “cung cách” của ca khúc.

Vì vậy, theo nhạc sĩ Đăng Khánh, khi một ca khúc phổ thơ được sáng tác một lèo, y hệt như bài thơ, không sai một chữ, là điều cần được suy nghĩ lại.


Đêm bế mạc “Tình Ca Muôn Thuở” 2012.
Lý do? Đăng Khánh nói:

“Theo tôi thì có ít nhất hai cái bẫy (traps) lớn nhất trong nghệ thuật phổ nhạc trên một bài thơ là melody trap và lyric trap. Bài thơ chỉ mới đọc lên đã nghe như mình vừa phổ nhạc xong một ca khúc, thì đó chính là cái giai điệu cài sẵn trong bài thơ của thi sĩ, đây là cái bẫy sập thứ nhất.

“Cái bẫy của ca từ xuất hiện khi câu thơ của thi sĩ cực kỳ diễm lệ mà đến đoạn nhạc bắt buộc phải ghép tim với một câu thơ sáng chế vội vàng và vớ vẩn thì cũng là đã làm khổ nhà thơ vậy! Có một điều thích thú khi tôi tìm ca từ cho giai điệu của 4 câu: Trăm năm vẫn đợi / môi nhớ tàn phai… (tôi vừa tự tìm được ca từ ghép vào giai điệu cho 2 câu như trên), bất chợt từ trong cái ký ức âm u của tôi loé sáng lên 4 câu thơ vô cùng trác tuyệt của cùng tác giả mà tôi thuộc lòng từ một bài thơ khác đó là 4 câu: Ta đã đợi em từ hạt bụi / mai về nhớ lấy dấu chân xưa / bàn chân nhớ đất còn khô nẻ / môi nhớ tàn phai lệ nhớ mi. Rất bất ngờ giai điệu của câu nhạc của tôi captures ngay lập tức hai tứ thơ của đoạn tứ tuyệt trên và hoàn tất đoạn nhạc, Trăm năm vẫn đợi / Môi nhớ tàn phai / Bàn chân nhớ đất / Lệ buồn nhớ mi. ”

Để ra khỏi bài viết này, chúng tôi xin dùng một phát biểu của chính nhạc sĩ Đăng Khánh, đó là:

“Xin quý bạn coi những phát biểu của tôi cũng chỉ như việc uống ngụm nước trà, nói chuyện cho vui cuộc đời tị nạn mà thôi! "

Du Tử Lê,
(Tháng 2-2012.)

Chú thích:

(1) Về âm nhạc, Đăng Khánh từng học Classical & Flamenco Guitar với Nhạc sĩ Hoàng Bửu,1964. Học Classical Piano và Hoà âm với Linh mục, Nhạc sư Tiến Dũng tại trường Suối Nhạc, Saigon, 1970. Tại Hoa Kỳ, ông theo học âm nhạc ở University Of Houston, Moore School Of Music (Majoring in Theory, Harmony and Composition.)

(2) Tuyển tập “Tình Ca Đăng Khánh,” Đại Nam, Paris, xuất bản 1994

(3) Là bài “Mùa thu và, thơ mới ở đường Baker, Costa Mesa, cũ” và “Ta đã đợi em từ hạt bụi” của Du Tử Lê, trong tập “Đi với về, cũng một nghĩa như nhau,” in lần thứ hai, California, 1992.

(4) Để làm thành ca khúc “Đôi mắt người Sơn Tây,” năm 1969, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương cho biết, ông đã lấy một số câu thơ trong bài “Đôi bờ” hợp với một số câu trong bài “Đôi mắt người Sơn Tây” của Quang Dũng. Xem thêm: “Mộng dưới hoa - Tuyển tập 20 bài thơ phổ nhạc” của Phạm Đình Chương, Vincent & Company, California, XB, 1991.

(5) Bạn đọc có thể tìm đọc đầy đủ quan niệm và, phát biểu về “Thơ Phổ Nhạc” của nhạc sĩ Đăng Khánh trên trang nhà dutule.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.