Hôm nay,  

Lá Phiếu Việt Nam Và Chiếc Ghế Hội Đồng Thị Xã San Jose

27/02/200200:00:00(Xem: 3819)
- Cuộc chạy đua lý thú của kỳ bầu cử sơ bộ ngày 5 tháng 3-2002.
- Ứng cử viên đại diện các sắc dân cùng xin phiếu Việt Nam.
- Ghế Hội Đồng Xã San Jose khu 7 sẽ được quyết định bởi cư dân hai bên đường Senter.
- Các nhóm hoạt động cộng đồng Việt Nam chia nhau vận động cho các ứng cử viên.
- Dù ông gốc Phi Châu, Ấn Độ, Mễ Tây Cơ hay Mỹ trắng, tất cả đều học nói tiếng Việt để "Chúc Mừng Năm Mới" và "Kính Chào Quý Vị." Ứng cử viên nào cũng tuyên bố Việt Nam tốt lắm. Sẽ hết lòng lo cho Việt Nam và hãy dồn phiếu cho tôi.
- Riêng ông Mễ Alfredo Benavides lại còn có cả cái tên Việt Nam là "An Phát Đô."
- Sau đây là câu chuyện lá phiếu Việt Nam và cuộc bầu cử sơ bộ tại quận Santa Clara vào ngày thứ Ba 5 tháng 3-2002.
(Bài của Giao Chỉ - San Jose.)
Đối với ông Lê Văn Ban, HO 9 nhà ở đường Story vẫn thường đi chợ đường King và uống cà phê ở khu Senter thì kỳ bầu cử này ông không quan tâm là đảng nào sẽ đưa ai ra dự tranh ghế thống đốc. Ông chỉ theo dõi coi ai sẽ đại diện ông vào ghế hội đồng tỉnh tại San Jose. Ứng cử viên Mỹ đen, ứng cử viên gốc Mỹ, ông Ấn Độ có đội khăn, hay là ông Mỹ trắng có huy chương Việt Nam. Các tay tranh cử ở địa phương này gần gũi với ông hơn. Tay Mỹ trắng có râu cằm và tay Mễ Tây Cơ có ria mép đã đến gõ cửa thăm hỏi tại nhà. Sau khi bắt tay ân cần lại còn nói cám ơn ông bằng tiếng Việt. Ông Ấn Độ viết thư gửi đến nhà ông Ban, hứa là sẽ giúp xây Công Viên Văn Hóa Việt Nam và nếu có vấn đề giao thương với Hà Nội thì sẽ tham khảo ý kiến với ông Ban.
Ông Ban Lê và gia đình qua Mỹ được 10 năm lẻ, đã vô quốc tịch Mỹ, đã ghi danh đi bầu kỳ tổng thống phải đếm phiếu vất vả vào năm 2000. Năm nay gia đình ông sẽ lại đi bầu lần thứ hai. Cũng như nhiều người Việt Nam, ông Ban ghi theo đảng Cộng Hòa.
Địa chỉ của cử tri Lê Văn Ban 67 tuổi nằm trong khu tứ giác số 7 mà chiếc ghế đại diện thành phố San Jose sẽ bầu lại cho nhiệm kỳ mới là 4 năm. Khu vực này bao bọc bởi con đường King, Story, và Alma ở phía Đông Bắc và đường Yerba Buena, Guadalupe ở phía Tây Nam. Xương sống của cả khu vực là con đường Senter ở giữa chạy dài từ Bắc xuống phía Nam và con đường Tully chạy từ Tây sang Đông. Đây là một khu đông dân nhất trong số 11 khu của San Jose và cũng là khu tương đối bình dân.
Tổng số khu Bảy có 96 ngàn cư dân và có 25 ngàn người ghi danh đi bầu. Trong số 25 ngàn cử tri này có 45% dân Mễ, 36% dân Việt. Còn lại 19% các sắc dân khác trong đó Mỹ đen, Mỹ trắng cũng chỉ là thiểu số.
Tối thứ Hai 25 tháng 2-2001 vừa qua, khu nhà thờ đường Senter đã có đông đảo 500 giáo dân Việt và Mễ đến dự buổi điều trần của các ứng cử viên. Tất cả đều đưa ra những cam kết rất ngoạn mục từ việc gia tăng các công tác phục vụ cộng đồng cũng như sẵn sàng dành cho các kinh phí để phát triển khu vực. Mọi hứa hẹn có ký kết trên giấy tờ rất bảo đảm. Ngoại trừ một ứng cử viên là Andy Diaz hơi lập dị tuy có xuất hiện nhưng không tham dự, còn lại bốn ứng cử viên điều tỏ ra rất tích cực.
Ông Terry Gregory cho biết thuộc dòng dõi di dân từ Phi Châu da màu và hiện là thành viên của hội đồng giáo dục học khu Franklin McKinley. Vì là một nhà giáo dục nên ông đưa ra các hình ảnh về học sinh và học vấn là đề tài chính. Một danh sách rất dài các nhà giáo, phụ huynh ủng hộ ông với hàng trên cùng là dân biểu Mike Honda. Bảy nghị viên thành phố San Jose cũng đều hoan nghênh ông vào làm việc chung trong thị xã. Phía Việt Nam đặc biệt có giáo sư Kim Anh và giáo sư Nguyễn Phú Lâm cổ võ rất mạnh mẽ.
Trong khi đó ông Bob Dhillon, một ứng cử viên gốc Ấn Độ được quảng bá là "gốc Á Châu" đã đưa ra hình ảnh của giám sát viên Pete McHugh và nghị viên Chuck Reed là những người ủng hộ chính. Phía Việt Nam có tổ chức VPAC là ủy ban vận động chính trị của người Mỹ gốc Việt đã cổ động cho Bob Dhillon. Đặc biệt ông cũng được sự ủng hộ của nghị viên San Jose Forrest Williams. Đồng thời tay nghị viên này cũng có tên ủng hộ chính thức ứng cử viên Terry Gregory. Ai bảo Mỹ mà không ba phải. Làm sao mà lại ủng hộ cả hai người vào một ghế như vậy. Ngoại trừ phải nhường lại cái ghế của chính mình.
Nếu như giáo sư Nguyễn Phú Lâm cổ động bỏ phiếu cho Terry Gregory thì giáo sư Nguyễn Đức Lâm của tổ chức Win-Visions lại hô hào dồn phiếu cho ông Ed Voss. Cùng với ông Nguyễn Đức Lâm, cộng đồng Việt Nam có thêm ông Nguyễn Trung Hòa hội trưởng hội phụ huynh và giáo chức Việt Nam tại Santa Clara yểm trợ cho cựu chiến binh Ed Voss. Hình ảnh của ông Hòa được in ngon lành trên các tờ quảng cáo cùng với các tên tuổi ngoạn mục khác. Ông George Shirakawa gốc Nhật hiện ngồi ghế nghị viên số 7 và sẽ ra đi cũng đã bày tỏ sự ủng hộ Ed Voss và rất thích được bàn giao văn phòng cho Ed. Và cũng thật lạ, tay nghị viên San Jose Forrest Williams cũng có tên trong danh sách ủng hộ Ed. Quả thực bác nghị Williams này tròn như hòn bi, chỉ có một ghế mà ngài đồng ý mời cả 3 anh bạn vào ngồi. Trong danh sách các bạn thân hữu láng giềng của Ed Voss chúng ta thấy đến 20% là tên Việt Nam. Từ chị Vũ Thị Hồng đến bác Phác Nguyễn. Từ Trần Tiến Lâm đến Bùi Tâm. Trên tài liệu phổ biến, ông Ed Voss đã cho in cả huy chương Việt Nam chiến dịch bội tinh với màu cờ quốc gia hình màu rực rỡ.

Sau hết phải nói đến ông Mễ Alfredo Benavides. Để có thể giới thiệu với cử tri Việt Nam ông đã cầm tấm bảng chữ Việt đi gõ cửa từng nhà để xin phiếu. Nhóm tình nguyện do ông Phạm Phú Nam tổ chức đã dành cho Alfredo cái tên Việt Nam là "An Phát Đô." Phát Đô xem rất thích cái tên mới mẻ này. Tuy nhiên, ông ta nói là tôi nghèo lắm, không có đô la để phát ra đâu. Trong Hội Tết Fairgrounds vừa qua ứng cử viên Phát Đô đã bán luôn một cái xe cũ của vợ để lấy tiền đưa một ban nhạc Mễ vào giao duyên với Xuân Nhâm Ngọ. Một toán kỵ sĩ Mễ Tây Cơ với Hoa Hậu Mễ cầm cờ Mỹ Việt đi lại rầm rộ trong Fairgrounds cũng đã đem lại một không khí đặc thù của hai nền văn hóa bắt tay nhau. Báo San Jose Mercury News có đi một bài về đề tài này.
Trong số các ứng cử viên đã duyệt qua thì "An Phát Đô" tức Alfredo Benavides có vẻ vận động từ chương hơi yếu mà dồn nỗ lực về mặt bình dân thực tế. Trong buổi họp mặt cộng đồng Việt Mễ vừa qua "Phát Đô" là ứng cử viên duy nhất đi bắt tay hầu biết cử tọa tham dự.
Alfredo tức An Phát Đô chủ trương đi đến từng nhà, không phải một lần mà đi hai hay ba lần. Ứng cử viên nói là đi mòn ít nhất là 3 đôi giầy mới. Vì vậy nếu cử tri Việt Nam thấy một ông Mễ có râu mép, cao lớn dềnh dàng, gõ cửa cười cầu tài, mặc đồ lớn mà chân đi giầy cao su, đấy chính là An Phát Đô (Alfredo Benavides).
Chúng tôi muốn giới thiệu toàn bộ câu chuyện bầu cử của một khu vực nhỏ bé tại địa phương này chỉ nhằm mục đích đưa ra sự quan trọng của lá phiếu Việt Nam. Quý vị đã là công dân Hoa Kỳ gốc Việt, quý vị đã ghi danh, bây giờ là lúc phải đi bầu. Các ứng cử viên kể trên hiện nay đều cho rằng số phiếu Việt Nam là yếu tố quyết định tại khu Bảy. Nếu chúng ta không đi bầu, sau tháng 3, kết quả thống kê đưa ra tỷ lệ Việt Nam đi bầu không đáng kể. Chúng ta sẽ không phải là đối tượng để người ta năn nỉ xin phiếu nữa. Cộng đồng Việt Nam sẽ đúng là hữu danh vô thực.
Sau nhiều năm cố gắng theo dõi nhật tu, chúng tôi vẫn giữ được con số cử tri gốc Việt tại toàn hạt Santa Clara. Con số đó là 40 ngàn cử tri gốc Việt vào cuối tháng 2-2002. Khi danh sách ghi tên đã khóa sổ. Đây là con số rất sát với thực tế nhưng không thể là con số chính xác được. Tại sao"
Đầu tiên phải cho máy điện toán chạy từ danh sách trên bảy trăm ngàn cử tri toàn quận hạt Santa Clara. Tìm ra được 31,775 cử tri muốn có bản tài liệu đi bầu bằng tiếng Việt. Có thể coi như đây là những người gốc Việt hoặc sắc tộc khác mà lại đọc được Việt ngữ. Lại thêm phải ước tính con số cử tri gốc Việt không muốn đọc tài liệu Việt ngữ mà yêu cầu gửi đến bằng Anh ngữ.
Chúng tôi lại cho chạy ra từ hơn 700 ngàn danh sách cử tri của toàn hạt để xem bao nhiêu người có ghi nơi sanh là Việt Nam, con số này là 37902. Phải loại trừ các danh tính không phải Việt Nam ra để có con số sau cùng mà đối chiếu. Bởi vì cũng có các dân Mỹ dân Tàu đã sanh ở Việt Nam bây giờ lại cư ngụ tại San Jose. Nếu đi tìm con số tổng hộp cử tri hoặc là sinh tại VN hoặc là muốn đọc tài liệu bầu cử bằng Việt ngữ thì con số mầu nhiệm có được là 38,119. Lại còn phải ước tính thêm các cử tri gốc Việt đã sanh ra tại Hoa Kỳ từ 1975 đến nay đã quá 18 tuổi và đã ghi danh đi bầu. Đây là số ước tính theo kinh nghiệm sinh suất ít nhất là trên 2000 người. Với tất cả các ước tính linh tinh lẩm cẩm như vậy, chúng tôi có con số 40,000 cử tri Việt Nam vào tháng 3-2001. Bao nhiêu người trong số 40 ngàn cử tri gốc Việt kể trên sẽ đi bầu vào thứ Ba ngày 5 tháng 3-2002. Chúng ta hãy chờ coi. Tìm được các con số ngoạn mục của năm 2002, chúng tôi phải ghi công anh thảo chương xuất sắc của chúng ta là Joe Le tại văn phòng bầu cử quận hạt Santa Clara.
Có điều đáng lưu ý là, một lần nữa, trên khắp nước Mỹ, chúng tôi đã hỏi các cộng đồng Việt, các văn phòng ghi danh bầu cử của các quận hạt có đông người Việt Nam từ Orange County, San Diego, San Francisco, Houston, Washington D.C., Seattle, v.v... Tất cả đều chỉ có các câu trả lời phủ định hoặc rất mơ hồ.
Như vậy, lại thêm một lần nữa, sau 26 năm lập nghiệp và học tập dân chủ ở xứ này, dù hết lòng cho dân sinh và nhân quyền, chúng ta vẫn là những người đang tranh đấu trong một bầu khói sương hư ảo. Phần lớn đều mở đầu cuộc chiến trên lý thuyết. Sự thực không biết quân số trong hàng có được bao nhiêu" Bao nhiêu chiến sĩ trang bị lá phiếu trong tay. Bao nhiêu đứng lên và bao nhiêu ngồi xuống. Và chúng ta không thấy mục tiêu ở chỗ nào. Anh em bảo nhau đứng lên dồn phiếu cho người ta, mà không bao giờ biết rằng sẽ dồn được bao nhiêu phiếu.
Đó có phải là điều đáng phàn nàn hay không"
GIAO CHỈ, San Jose
Ghi chú: Giao Chỉ là bút hiệu của ông Vũ Văn Lộc, giám đốc cơ quan IRCC, Inc. tại San Jose đã có những hoạt động vận động ghi danh và bầu phiếu trong cộng đồng Việt Nam từ nhiều năm qua tại địa phương.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.