Hôm nay,  

Một Người “tù Cải Tạo” Tại Miền Bắc Việt Nam Xhcn

02/12/200000:00:00(Xem: 5337)
* Ký sự, tham luận về Tử vi lý số, Phong thủy và huyền học của Song Lộc (626) 289-8467
Ai đã từng bị “đầy ải” hoặc đã từng lặn lội đi thăm nuôi chồng con, anh em...tại trại tù Tân Lập/Vĩnh Phú, Bắc Việt, chắc đều biết và còn nhớ đến một người “Phu xe bò”, phụ trách chở đồ tiếp phẩm cho các trại (K1-K5) tại đây. Ông ta trạc tuổi trung niên, dáng điệu hiền lành, gần như khờ khạo, nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nhiều khi ánh mắt thoáng lên vẻ tinh anh của người hiểu biết và có ăn học. Ăn nói từ tốn, lễ độ với mọi người, trừ tụi “chèo con” (Công an coi tù đi làm). Người ta “kháo” nhau là trước đây ông bị tù cải tạo tại trại này khoảng gần hai chục năm, và cách đây khoảng 5 năm, ông được tha ra khỏi trại, nhưng địa phương nơi ông sinh trưởng không nhận ông về. Họ nói gia đình ông đã “thất tán”, không biết ở đâu, ông không còn bà con thân thích gì ở địa phương nên họ không coi ông là người địa phương nữa.

Có giấy ra trại, nhưng biết giao ông về đâu nên ông trở thành một người “bán tù bán dân”, không có tên trong danh sách tù nhân nhưng vẫn phải ở trong tù, làm việc chuyên chở cho trại tù hầu có miếng ăn sống qua ngày, chờ khi có thân nhân và có địa phương nhận lãnh. Nhưng đã qua 5 năm mà vẫn “mịt mù tăm cá”.

Đầu năm 1980, gặp nhau tại bệnh xá K1, ông hỏi tôi: Tôi biết các ông đều là người trí thức, có trình độ hiểu biết cao, nhiều người còn giỏi về thiên văn, địa lý, hiểu biết thời vận con người, có thể chỉ giúp tôi một người, tôi xin cám ơn. Tôi xin thề là không làm gì hại đến quý vị. Thấy thái độ thành khẩn và nhìn ánh mắt của ông ta, tôi tin ông nói thật, nên đáp: “Tôi có biết về Tử vi lý số và phong thủy, có gì ông cứ hỏi”. Nghe tôi nói thế, ông ta tươi nét mặt, ngồi ngay ngắn lại và nói: Tôi sinh ngày, tháng, năm vào lúc..giờ sáng, xin ông chỉ giùm xem tôi đã hết nạn chưa và còn có dịp gặp lại các người thân trong gia đình không, tôi còn có anh em bà con di cư vào Nam năm 1954 nhưng đến nay vẫn “biệt vô âm tín”.

Tôi bấm tử vi, quan sát nét tướng của ông ta và nói: “Chúc mừng ông. Ông đã hết đại nạn. Dịch mã chuyển động chắc ông sẽ có dịp đi xa và gặp người thân. Bước sang năm 1981/Tân Dậu, vào chu kỳ đại hạn mới, hợp mệnh, sẽ gặp Quý nhân và gặp thời vận thịnh đạt. Phúc đức tổ tiên từ 4 đời giúp ông đủ nghị lực qua khỏi khó khăn, đen tối, nên tích phúc để có được cuộc sống an bình, hạnh phúc và còn có lợi cho hậu kiếp.”

Ông cảm tạ và kể lại cho tôi nghe về cuộc đời và gia cảnh của ông; ông sinh trưởng trong một gia đình “Hào phú” thuộc phủ Xuân Tường, tỉnh Nam Định. Cuối tháng 6 năm 1954, khi Liên quân Việt Pháp rút khỏi mấy tỉnh miền Trung châu Bắc Việt thì ông đang theo học tại Hà Nội. Nhờ có người anh cả làm việc tại Gia Lâm và có cửa hàng tơ lụa tại Hàng Đào nên ông vẫn vững tâm tiếp tục học hành và chờ tin cha mẹ tại quê nhà. Tháng 7 năm 1954, Việt Cộng và Pháp ký hiệp định Genève, chia đôi đất nước thì tại Hà Nội có nhiều xáo trộn xảy ra. Mọi người ở các tỉnh chạy về Hà Nội thì nay lại tìm mọi phương tiện để chạy vào miền Nam. Những người có thế lực và giàu có thì đi bằng máy bay. Thành phần còn lại phần đông di chuyển xuống Hải Phòng chờ đáp tàu của Ủy Hội Quốc Tế vào Saigon. Khi gia đình người anh cả ra đi, ông nằn nì ông anh cho ở lại chờ tin cha mẹ rồi sẽ xuống Hải Phòng vào Nam khi đáo hạn kỳ ấn định. Khi được tin cha mẹ và gia đình đã trốn được ra Hải Phòng, ông vội vã đáp xe lửa đi ngay. Không ngờ dọc đường bị Việt Cộng chặn đoàn tàu bắt ông cùng tất cả hành khách trên tàu và áp giải trở về nguyên quán. Về đến nơi thì gia sản đã bị tịch thu, ông được người vú nhận lãnh và bị quản chế chờ xử lý.

Đến năm 1955, nhờ sự kiểm soát còn lỏng lẻo của Việt cộng, ông và vài bạn hữu theo đường giây trốn theo đường bộ, định vượt tuyến vào Nam. Một đêm, khi vượt sông Bến Hải bị Việt Cộng công phục, bắn bị thương và đưa về giam tại trại này. Vài năm sau, sau đợt cải cách ruộng đất của Việt Cộng mà thực chất là một cuộc thanh trừng đẫm máu hầu tiêu diệt cho hết các thành phần không phải là cộng sản, ông may mắn được biết tin những người còn lại trong gia đình, nhưng là một hung tin, họ đều bị giết sạch; chỉ có một số nhỏ thoát chết nhưng cũng bị đưa đi an trí tại miền ngược (thượng du như Sơn La, Lai Châu, Lào Cay, Yên Bái hay Thái Nguyên, Tuyên Quang) hoặc đưa vào các trại cải tạo đày ải khổ sai như trại ông đang ở.

Suốt gần hai chục năm, ông sống ẩn nhẫn chờ dịp may trốn trại vào Nam với gia đình nhưng chúng canh gác và tổ chức màng lưới nhân dân quá chặt chẽ nên “vô kế khả thi”. Mãi tới cuối năm 1975, để lấy chỗ giam giữ tù nhân miền Nam, nên chúng mới xét đề nghị thả ông về nhưng địa phương không nhận, vì quê hương ông nay đã đổi khác, ông không còn người thân nào để nhận lãnh ông về và không có chỗ dung thân để có “hộ khẩu” mà sinh sống. Do đó, dù đã được tha mà ông vẫn sống tại Liên trại này, làm việc liên miên để có cơm ăn và chốn ở cho qua ngày. Ông muốn vào Nam để tìm kiếm gia đình nhưng không có phương tiện và giấy tờ để di chuyển. Mấy năm nay, khi chở các gia đình miền Nam quá giang vào trại thăm người thân, ông đã cố gắng thăm dò nhưng vô hiệu.

Bẵng cả tháng, không thấy ông vào trạm xá kiếm thuốc “sâu quảng” nữa. Tôi cho là ông đã khỏi bệnh hoặc đã kiếm được thân nhân cho về địa phương sinh sống như tôi đã nói về số mệnh của ông. Cho đến một hôm, tôi thấy ông đến khu nhà “lô” xin “sắn” (khoai mì) rồi cố ý đi qua chỗ tôi đang cuốc đất. Ông giả vờ chỉ bảo cho tôi cách thức vỡ đất rồi vắn tắt cho tối biết là ông đã tìm lại được gia đình trong Nam. Bà chị dâu ra thăm chồng ở K5, hai chị em nhận ra nhau, bà hứa sẽ về Hà Nội nhờ người lo giấy tờ nhận ông về xum họp với gia đình. Thấy có người đến gần, ông nhét vội vào tay tôi tờ giấy ghi địa chỉ và một nắm thuốc lào rồi vọt đi mất dạng. Tôi nhìn theo, lòng mừng cho ông đã hết nạn tù đày và cầu mong ông gặp được mọi sự tốt lành như ý. Ít lâu sau, tôi bị chuyển trại vào Thanh Phong/Thanh Hóa. Trại thí điểm kế hoạch “trại tập trung” kiểu Tây Bá Lợi Á của bọn Nga Cộng. Chúng dự trù sẽ tập trung tất cả các Quân Cán Chính miền Nam và gia đình họ vào một khu rừng núi rộng khoảng 100 cây số vuông thuộc tỉnh Thanh Hóa, cô lập họ với thế giới bên ngoài để diệt trừ hậu họa. Nhưng kế hoạch thâm độc này đã bị thất bại như ta đã thấy. Có dịp, sẽ viết lại sau hầu quý vị. Do đó, tôi không biết hoàn cảnh của ông sẽ ra sao. Dăm năm sau, khi về lại Saigon, tôi cố gắng tìm dịp tìm đến địa chỉ của gia đình ông. Đến nơi, tôi gặp một bà cụ, sau mới biết là cô ruột của ông. Bà mời tôi vào nhà và khe khẽ tóm tắt cho tôi biết là năm 1981, ông nhờ bà chị dâu khéo léo chạy thuốc nên ông được vào Saigon sinh sống và chỉ ít lâu sau là đã vượt biên qua ngã Campuchia, may thoát nguy và hiện đang định cư diện tị nạn tại Úc. Ông thường biên thư và gửi quà về biếu bà và gia đình, và còn có quà gửi biếu tôi. Tôi cảm động giở ra coi thì đó là một cái đồng hồ “Rolex” khá đẹp. Tôi gửi lời cám ơn, ghi địa chỉ của ông và ra về. Mừng cho ông đã đến được bến bờ tự do. Cuối năm 1990, được tin tôi đã sang Mỹ, ông liền “bay” sang thăm, ở chơi với tôi một tuần lễ, rồi mới trở về với mái ấm gia đình. Thoát lốt “người tù cải tạo” CS, trông ông thật khỏe mạnh, lịch sự và bảnh trai, khác hẳn “Người phu xe bò, bán tù bán dân” trên đất nước “Xui Hết Chỗ Nói” ngày nọ. Mừng cho ông và mừng cho những người đã thoát ách tù đày Cộng sản. Chắc chắn ông sẽ răn dạy cháu con cố gắng học hành, lập chí để có ngày về quang phục quê hương, đem lại tự do, dân chủ cho dân tộc.

Vì nghiệp quả, ông đã bị mất tuổi thanh xuân trong lao tù trong gần hai đại hạn vì hai cung hạn đều khắc “hành”bản mệnh và có quá nhiều hung và sát tinh “tụ đảng”. Rất may nhờ phúc đức tốt, được hóa giải đi rất nhiều nên vẫn còn mạng sống và sang đại hạn hợp mệnh, đã thấy được ánh sáng tự do và có được hạnh phúc bên gia đình êm ấm. Người khao khát tự do đã tìm được tự do. Đó là điều đáng mừng và đáng suy ngẫm.

Hồi đầu năm, anh biên thư hỏi ý kiến tôi về dự định mang vốn về Việt Nam làm ăn, góp phần xây dựng và cải tiến xã hội, giúp đồng bào có một cuộc sống khá hơn, thoát khỏi cảnh đen tối hiện tại. Tôi chỉ trả lời ngắn gọn là việc đó tùy ông. Nếu ông cảm thấy có được tự do để làm ăn thì hãy tiến hành. Còn ngược lại thì nên đợi thời cơ, đừng để công lao gần hai chục năm tan tành, dễ gì gây dựng lần nữa. Thư tiếp, ông cho biết là dự định có cơ sở của ông đã trở thành hiện thực. Ông và gia đình người anh đã trở về và được tiếp đón, đối đãi hết sức nồng nhiệt tại thị xã Nam Định. Và dự án của anh em ông được tỉnh này nhiệt liệt hoan nghênh, họ hứa sẽ dành ưu tiên thực hiện và bỏ thêm vốn cộng tác song phương. Tôi mừng cho ông và mong là như thế. Đại hạn này của ông có Phục Linh, Thái Tuế, Thiên Hình, coi chừng “xôi hỏng bỏng không”. Hy vọng với hai chục năm “tù cải tạo”, đã có kinh nghiệm về cuộc sống trong lao tù và xã hội cộng sản sẽ giúp ông cảnh giác trước những cái bánh vẽ nguy hiểm thường có trên đời, trong xã hội do cộng sản thống trị. Trong Truyện Kiều có hai câu đáng được ông và những người nhẹ dạ cả tin suy ngẫm: “Thiếp như con én lìa đàn Phải cung rày đã sợ làn cây cong” Hiện giờ, trước mặt ông không thấy cung nỏ hay cây cong gì cả nhưng hãy cẩn thận đề phòng cái “bẫy rập” lớn hơn và nguy hiểm đáng sợ hơn nữa.

PHONG THỦY & TỬ VI GIA SONG LỘC 1501 S. 4th Street, Apt#F ALBRAHAM, CA 91803 Tel:(626)289-8467

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.