Hôm nay,  

Tìm Một Lối Ra

20/05/200400:00:00(Xem: 4661)
Vụ khủng bố đánh bom tự sát giết chết Izzadine Saleem, Chủ tịch Hội đồng Cai trị Iraq đầu tuần này ở Baghdad không nhằm giết nhân vật cao cấp nhất của Hội đồng vì chức vụ chủ tịch chỉ luân phiên từng tháng và cũng không nhằm triệt hạ một người có tên là Saleem vì ông này chỉ là một chính khách Shi-ai và là một nhà văn ít tên tuổi. Đây là một miếng đòn đánh vào kế hoạch trao trả chủ quyền của Mỹ cho Iraq, ông Saleem chỉ là một kẻ xấu số, ở vào một thế không may và một thời không đúng mà thôi. Chỉ còn 44 ngày nữa là đến ngày TT Bush hẹn trao trả chủ quyền cho một chính phủ lâm thời Iraq, không ai tin rằng vụ giết ông Saleem có khả năng làm thay đổi kế hoạch của Mỹ. Sự thật phe nổi loạn không chỉ cản trở mà còn tìm cách gây ảnh hưởng đến việc thành lập chính phủ chuyển tiếp.
Cho đến nay không ai có thể chối cãi tình hình Iraq chẳng những đã rối lên như nồi canh hẹ mà còn nát bét như tương, mặc dù sự hy sinh của quân đội Mỹ không phải nhỏ nhằm đem lại an ninh trật tự. Đa số dân Iraq coi Mỹ là kẻ chiếm đóng chớ không phải người giải phóng. Để tìm lối ra khỏi thế kẹt này, Mỹ có kế hoạch lập một chính phủ lâm thời cho Iraq để có danh nghĩa mời Mỹ ở lại. Mỹ đã vận động LHQ giúp vào việc này. Trước vô thì không cần, nay ra lại thấy cần, vào dễ ra khó là vậy. Sách lược đã có, ngày trao chủ quyền đã định nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời. Vai trò của LHQ chỉ là môi giới giữa các phe phái Iraq để Mỹ chỉ định một chính phủ lâm thời gồm có một Tổng Thống, 2 Phó Tổng Thống, một Thủ tướng và Nội các gồm 30 bộ trưởng. Chính phủ này chỉ cầm quyền lâm thời từ ngày 1-7 cho đến khi có tuyển cử toàn quốc vào đầu năm 2005. Đặc phái viên LHQ ở Iraq là một nhà cựu ngoại giao người Algeria, ông Lakhdar Brahimi 70 tuổi do Tổng thư ký LHQ Kofi Annan chỉ định, cho đến nay vẫn làm việc rất kín đáo. Có thể vào chí kỳ mới có danh sách chính phủ mới. Nhiệm vụ của Brahimi thật khó khăn vì phải dàn xếp giữa các phe phái Sun-ni, Shi-ai và Kurdish, khác nhau về tôn giáo cũng như lãnh thổ và ảnh hưởng từng địa phương, đồng thời lại phải có sự chấp thuận sau chót của Mỹ. Ngoài ra cả Mỹ lẫn ông Brahimi còn phải vận động Hội đồng Bảo an LHQ chấp thuận một nghị quyết nhìn nhận chính quyền lâm thời.
Việc thành lập chính phủ lâm thời Baghdad không có nghĩa là Mỹ chuẩn bị rút quân khỏi Iraq. đó chỉ là phương pháp duy nhất có thể làm để Mỹ rút ra khỏi cái nhãn hiệu "quân chiếm đóng". Người ta tin rằng chính phủ lâm thời của Iraq sẽ không dám yêu cầu Mỹ rút, bởi vì nếu Mỹ rút quân thì ai sẽ bảo đảm tính mạng cho họ. Vụ giết ông Chủ tịch Hội đồng Cai trị là một đòn cảnh cáo tàn nhẫn. Dù muốn vứt bỏ nhãn hiệu "quân chiếm đóng," Mỹ vẫn hy vọng có thể ở hậu trường lèo lái tương lai của Iraq. Trong mấy tháng qua, nhiều người Iraq thân Mỹ đã được cài vào các bộ hay cơ quan của Hội đồng Cai trị lâm thời do Mỹ thiết lập. Sau khi tựu chức và thu chủ quyền, chính phủ lâm thời Iraq sẽ phải tự tạo ra thế hợp pháp của mình cho dân Iraq thấy, điều này không dễ nếu Mỹ lộ liễu đóng vai trò đỡ đẻ cho chính phủ mới.

Vậy những ai sẽ đuợc cử vào chính phủ, câu hỏi này còn phải chờ. Trong số những người Iraq thân Mỹ có những người thực lòng yêu nước, muốn đất nước không còn nạn độc tài độc đảng và sẵn sàng cộng tác với Mỹ để xây dựng một chế độ tự do dân chủ thực sự. Nhưng cũng có những chính khách Iraq lưu vong, theo chân quân Mỹ trở về chỉ làm hại Mỹ bởi vì họ mang sẵn căn bệnh "bảo hoàng hơn vua" rút cuộc làm dân Iraq thù ghét Mỹ. Một nhân vật lưu vong nổi tiếng nhất đã trở về Iraq ngay sau khi Mỹ hạ được Saddam là ông Ahmad Chalabi, Chủ tịch tổ chức gọi là "Đại hội Dân tộc Iraq", hiện là thành viên của Hội đồng Cai trị Iraq do Mỹ chỉ định. Chalibi là nhân vật đã đóng vai trò then chốt thúc đẩy chính phủ Bush mang quân tấn công Iraq để lật đổ Saddam, ông vẫn ôm mộng sẽ được Mỹ cho giữ một chức vụ quan trọng của chính phủ lâm thời. Tuy nhiên Mỹ đã nhận thấy phần lớn những tin tức tình báo Chalibi cung cấp trước ngày đánh Iraq là vô dụng, sai lầm và có khi còn bịa đặt thêm. Ngoài ra sau khi Mỹ yêu cầu LHQ tiếp tay thành lập chính phủ lâm thời, Chalibi đã ra mặt chống đối phái viên LHQ Brahimi.
Đầu tuần này, chính phủ Mỹ đã quyết định chấm dứt trả tiền mỗi tháng 335,000 đô-la cho tổ chức của Chalibi. Tính từ năm 2002, số tiền Mỹ trả cho Chalibi đã lên đến 27 triệu đô-la theo một chương trình mật của cơ quan Tình báo Quốc phòng nhằm thu thập tin tình báo. Việc Mỹ cúp lương Chalibi báo trước vị chính khách này có thể bị loại trừ khỏi thành phần Chính phủ lâm thời. Đây là một bài học cho những kẻ chỉ nhằm "theo voi ăn bã mía" và cũng là kinh nghiệm cho Mỹ về việc sử dụng những chính khách lưu vong thiếu tài đức. Đối với người dân Iraq nói chung, trong lúc tình thế bất ổn với những cuộc xung đột gia tăng gây thêm phá hoại, đổ máu và tang tóc, phản ứng đễ hiểu là họ nhìn những người từ nước ngoài trở về với một sự nghi kỵ, không thiện cảm.
Như vậy quân đội Mỹ sẽ còn phải ở lại Iraq trong bao lâu nữa" Sau khi chính phủ lâm thời củng cố được quyền lực, tạo thế ổn định để có thể tổ chức bầu cử dân chủ vào tháng 1 năm 2005, quân đội Mỹ vẫn phải tiếp tục ở lại. Tướng John Abizaid, Tư lệnh bộ Chỉ huy Trung ương Quân lực Mỹ ở Trung Đông nói: "Nếu cho rằng trong 1 năm mọi vấn đề sẽ được giải quyết, đó là sự suy nghĩ thiếu thực tế. Vẫn còn bạo lực và một số bất ổn, nhưng cũng không nên quên sẽ có nhiều tiến bộ". Chưa rõ chính phủ lâm thời sẽ có những quyền hạn thế nào, nhưng hầu như chắc chắn vấn đề an ninh và quốc phòng sẽ do quân đội Mỹ đảm nhận... chỉ có một điều không chắc là không rõ Mỹ sẽ phải giữ trọng trách này đến bao giờ. Trong khi đó có tin nói chính phủ lâm thời Iraq có thể sẽ đòi quyền nắm giữ về kinh tế và kiểm soát nguồn lợi dầu lửa. Ở đây sự thật vẫn là dân chủ không thể đem đến từ bên ngoài bằng vũ lực. Dân chủ chỉ có thể do dân trong nước tự lập trong những điều kiện riêng của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.