Hôm nay,  

Bắt Tay Huề Tiền?

19/10/201200:00:00(Xem: 10974)
Có phải Hội nghị 6 tại Hà Nội đã kết thúc trong vở tuồng “bắt tay huề tiền” giữa liên minh Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang sau khi thấy không bứng nổi ghế Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng?

Có thực là huề tiền” hay không? Nếu chúng ta nhớ rằng tại thiên đường xã hội chủ nghĩa VN, trộm một con vịt là đủ để ở tù.

Đó là trường hợp TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) năm 2008 đã phạt ba nông dân mỗi người từ bốn đến năm năm tù -- tổng cộng 13 năm tù -- chỉ vì trộm 2 con vịt để nhậu... thì câu hỏi nơi đây là: trộm hàng chục triệu đôla ở Vinashin và Vinalines, đã có ai bị trừng phạt đích đáng chưa? Và khi các đàn em phe Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm doanh nghiệp và ngân hàng bằng kiểu “tay không giết giặc, lấy tiền chính phủ mua về cho mình” thì gấp bao nhiêu lần con vịt, thì làm sao gọi là “huề tiền”?

Nhưng thực tế là, Trọng và Tư Sang đã “bắt tay huề tiền” với Ba Dũng. Vấn đề không đơn giản như thế, tất nhiên phải có trao đổi. Vậy thì, taro đổi gì?

Trên trang blog của nhà văn Phạm Viết Đào đã ghi lời Giáo Sư Phong Lê. Trích như sau:

“GS Phong Lê cho rằng: Cuộc khủng hoảng chính trị 1986 và 2012 đều có một nguy cơ giống nhau về sự tồn vong, sống chết của Đảng, của dân tộc; nếu cuộc khủng hoảng 1986 là cuộc khủng hoảng mà cả Đảng và cả nhân dân đều đứng trước nguy cơ bị rơi xuống vực thẳm và cùng chết vì miếng ăn, vì đói; Khủng hoảng miếng ăn năm 1986 là miếng ăn cụ thể...

Còn hiện nay thì xã hội, dân tộc đang trước nguy cơ: một bộ phận trong Đảng, nhóm lợi ích đang tìm cách leo lên, tức là trèo lên các núi lợi ích, trong khi đó thì quảng đại nhân dân lại bị đẩy xuống vực, điểm tận cùng, cự tiểu, thấp nhất của lợi ích...

Còn nhớ 1986, tiêu chuẩn của 1 thứ trưởng được mua ở Tôn Đản là 1 kg dò, cái lợi ích này cũng có nguy cơ bị mất; Hiện nay thì nhóm lợi ích trong Đảng họ không còn mưu cầu tới cân dò nữa mà họ "ăn đất", "ăn nhà", "ăn cổ phiếu" các ngân hàng, kho bạc, các tập đoàn kinh tế, các yết hầu thương mại...Cái sự phân rã có nguy cơ làm nứt vỡ xã hội: Đảng đi đằng đảng và dân đi đường dân; Giữa Đảng và dân rất có khả năng hình thành ra các chiến hào, chiến lũy...

Hình như một bộ phận của Đảng nhìn thấy nguy cơ này nên họ tìm cách chạy chữa, khắc phục bằng việc đề ra cuộc chính đốn đảng nhưng có vẻ bất thành vì họ thuộc về thiểu số trong Đảng...”(hết trích)

Trong bài “Cơ hội ư? Không có cơ hội nào cả” nhà văn Nguyễn Thông viết trên blog của ông rằng nhiều nhà phân tích nói rằng Đảng CSVN khi tha tội tham nhũng cho phe Nguyễn Tấn Dũng là đã bỏ lỡ cơ hội làm sạch là không hợp lẽ, vì, trích:

“...Thế đấy, các anh chị ấy đều giống nhau ở chỗ cho rằng Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương, hay nói rộng ra là đảng, đã bỏ lỡ "cơ hội rất lớn", "vận hội thu phục nhân tâm", "cơ hội ngàn vàng". Tôi nghĩ rằng có thể nhiều người đồng tình với quan điểm đó, ý kiến đó. Và tiếc, tiếc đứt ruột là đằng khác, chả khác vàng tưởng đã cầm nắm chắc trong tay nhưng để lọt. Kể ra nếu có thứ cơ hội như vậy mà không biết tận dụng thì uổng biết bao. Lịch sử từng xuất hiện những thời cơ, cơ hội như thế, tháng 8.1945 là ví dụ tiêu biểu.


Riêng tôi, tôi cho rằng chả có cơ hội nào cả. Cả đời từ bé cho đến giờ, tôi sống trong chế độ này, luôn với những người cầm quyền như hiện nay, tôi hiểu dù họ tự nhận là lực lượng lãnh đạo đất nước nhưng rất nhiều vấn đề liên quan đến vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc, đời sống nhân dân, họ vẫn xem là việc riêng của họ. Bằng chứng là họ họp suốt hơn 2 tuần nhưng dân băn khoăn ngơ ngác có biết tí ti gì đâu...

...Phải thừa nhận rằng đảng là một tổ chức chính trị rất chặt chẽ, có nguyên tắc. Một trong những nguyên tắc của đảng là khi xây dựng, phát triển đội ngũ có thể bỏ sót người tài nhưng bất kỳ ai đứng trong tổ chức đều phải là người trung thành, tuyệt đối trung thành. Với đội ngũ đảng viên như thế, nhất nhất theo ý kiến cấp trên, sao dám khác biệt mà cơ hội với chả cơ hội...”

Nhà sư Thích Thanh Thắng trong bài viết “Canh Bạc Hay Cuộc Chờ?” trên Facebook đã nêu ra cái nhìn có vẻ siêu thoát:

“Hội nghị TƯ 6 vừa kết thúc, có người liền ví ngay đó là một “canh bạc”, có người thì bảo nó là một “cuộc cờ”. Vậy rốt cục nó là “canh bạc”, hay “cuộc cờ”? Bởi “canh bạc” là những sát phạt chỉ có thể liên quan đến thắng thua. Còn “cuộc cờ” liên quan đến thắng thua và không thắng không thua (hòa). “Canh bạc” chờ đợi nhiều hơn vào may rủi trong việc chia quân, và 100 ván bài không ván bài nào giống nhau, phần lớn do các quân bài chi phối người chơi. Trong khi “cuộc cờ” là một trò chơi trí tuệ, quân số được định sẵn, người chơi sẽ làm chủ từng quân cờ. Do đó, khi đặt vấn đề “canh bạc” hay “cuộc cờ” là đặt vấn đề “người chơi” - chủ thể quyết định việc nắm quy tắc chơi và sẽ chơi như thế nào (chơi đúng quy tắc hay chơi bẩn).

Vậy ai muốn “canh bạc”, ai thích “cuộc cờ”? Trả lời được câu hỏi này thì sẽ biết được tư cách của người chơi (và cả tư cách của những người đang “cờ ngoài bài trong”).

Vắt ra bao nhiêu cân đong, đo đếm, từ “canh bạc” ấy, có người khái quát về cái gọi là “khủng hoảng định chế”, đưa người đọc vào cái “vĩ đại” hơn rất nhiều những người chơi cụ thể, đã và đang lộ diện như thiên hạ đã thấy...

...Trần Nhân Tông có thể đốt bỏ danh sách của bọn “phản dân hại nước”. Bộ Chính trị, Trung ương đảng cũng có thể không xem xét kỷ luật “một đồng chí”... Xét về mặt hiện tượng, cũng không có gì khác nhau trong mục đích tìm đến sự “đoàn kết”, “yêu thương”… Nhưng bắt mọi người phải xem một “canh bạc” kiểu “cờ ngoài bài trong” như vừa qua, thì đúng là một chuyện mua vui kém đàng hoàng...”(hết trích)

Có phải nhà sư thơ mộng Thích Thanh Thắng nói rằng hội nghị 6 là “một chuyện mua vui kém đàng hoàng.” Thế nào là đàng hoàng? Đã chết mấy con vịt rồi?

Một điều nên nhớ, 2 con vị tỉnh Lâm Đồng vào bữa nhậu năm 2008, và bây giờ vẫn còn một hoặc 2 anh nông dân ngồi tù chưa ra.

Đơn giản chỉ vì, 3 anh nông dân này không vào đảng, nơi để được mua vui kém đàng hoàng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.