Hôm nay,  

Kim Cương, Vua Đá Quý

13/09/199900:00:00(Xem: 6145)
(The Diamond is the King of the gems)

Lời Tòa Soạn: Giáo Sư Phạm Văn Chính, nguyên Chủ Tịch Tổng Hội Sinh Viên Cần Thơ, Phụ Tá Viện Trưởng Viện Đại Học Hòa Hảo tại An Giang từ năm 1970... giáo sư nghiên cứu ngành Ngọc Học (Gemology) và đặc biệt Kim Cương (Diamond) ngay khi còn theo học Đại Học.
Sau 30-4-1975, sau khi bị tập trung cải tạo ở cả 3 Miền Nam, Bắc, Trung trở về, giáo sư không giảng dạy phổ thông mà chueỷn sang giảng dạy về Ngọc Học, loại kiến thức chuyên môn đặc biệt mà từ lâu nước ta không có trường lớp. Chính vì thiếu hiểu biết khoa học về Ngọc Học mà rất nhiều viên Hồng Ngọc quý giá nước ta phải bán giá thấp một cách đáng tiếc. Hơn thế, nhiều thương gia ngoại quốc, lợi dụng sự kém hiểu biết này, đã đem đổ các loại Hồng Ngọc giả vào các mỏ Hồng Ngọc, tạo ra tình trạng vàng thau lẫn lộn, vô cùng phức tạp...
Vì vậy, việc tổ chức giảng dạy đầu tiên về Kiến Thức Hồng Ngọc tại VN của GS Phạm Văn Chính, được nhiều người hưởng ứng theo học. Hàng ngàn học viên từ Nam đến Bắc, phần đông là chủ tiệm kinh doanh vàng bạc, hoặc các thợ kim hoàn, các nhân viên ngành ngân hàng, hải quan, kinh doanh đá quý... theo học. Ngòai ra, một số đông học viên là những người đang có tài sản là các viên ngọc quý hoặc muốn mua sắm ngọc làm tài sản không bị nhầm lẫn cũng theo học Ngọc Học.
Nhờ giảng dạy lâu năm và vì cần tài liệu để học viên tra cứu thêm, nên giáo sư đã bie6n soạn: 2 cuốn sách viết về Kim Cương, 8 sách về các loại ngọc trang sức khác. GS dựa trên tài liệu của Viện Nghiên Cứu Đá Quý Mỹ (Gemological Institute of America, viết tắt GIA), của Viện Nghiên Cứu Đá Quý Thế Giới tại Thái Lan và nhiều tài liệu khác viết bằng Anh, Pháp Ngữ để rút tỉa kiến thức và kinh nghiệm về Ngọc. Các quyển sách về đá quý này sẽ lần lượt được xuất bản tại Mỹ...
Và để ra mắt độc giả Việt Báo, giáo sư dành riêng cho bổn báo loạt bài giới thiệu về các loại Ngọc Trang Sức, bắt đầu là “Kim Cương, Vua Đá Quý,” loại Ngọc mài ai cũng thích và cũng muốn biết rõ. Bài đầu tiên này như sau.

***
“Kim cương, vua đá quý” là tên quyển sách đá quý đầu tay của chúng tôi xuất bản vào năm 1991 tại Việt Nam và đã tiêu thụ hết 2000 quyển ngay sau 6 tháng. Sau quyển sách này, chúng tôi có biên soạn thêm 9 quyển sách đá quý nữa và cũng đã xuất bản tại Việt Nam.
Nhận thấy kiến thức về đá quý cần thiết chẳng những ở Việt Nam mà ở bất cứ nơi nào khác, nên chúng tôi mới đến Mỹ chưa đầy 2 năm, mọi thứ còn đang rất bỡ ngỡ, cũng muốn bắt tay vào lãnh vực đầy tâm đắc này của mình. Và để mở đầu nói về các loại đá quý, chúng tôi chọn loại cao cấp nhứt, quý giá nhứt được mọi người ưa chuộng là: kim cương. Vì sao kim cương được ưa chuộng" Vì sao người ta cũng gọi kim cương là vua đá quý" (Riêng sách viết về kim cương, chúng tôi còn một quyển thứ hai là: “Xếp hạng kim cương” (Diamond grading) bàn rất sâu về cách định giá trị kim cương theo tiêu chuẩn “4C” (The four “C” of value) của Viện Nghiên Cứu Đá Quý Mỹ) (The Gemological Institute of America viết tắt là GIA) là viện Nghiên Cứu Đá Quý nổi danh nhứt trên thế giới với những thiết bị hiện đại nhứt.
Nhưng trước khi bàn sâu về kim cương, tưởng chúng ta cũng nên định nghĩa đá quý là gì"
Đá quý là các loại đá dùng vào mục đích mỹ thuật, dùng để trang sức, khác hẳn các loại đá xây dựng thường dùng... Đá quý phải đẹp về màu sắc, phải bền bỉ trong thời gian và không gian, phải hiếm, tức là ít có, phải mang theo cả tính kỳ bí nữa... Chính vì vậy mà đá quý là loại tài sản đắt giá, ai cũng ưa chuộng... Ví dụ kim cương là đá quý cao cấp, là vua đá quý, là loại đã rất đẹp, rất bền, rất hiếm và rất kỳ bí... Đó là chưa kể đến tính năng trị bịnh của kim cương (được nói đến ở dịp khác).
Ngoài kim cương, các loại đá quý khác như Ruby (hồng ngọc), sapphire (lam ngọc), Emerald (bích ngọc), ngọc trai, các loại đá sao... cũng rất đẹp, rất bền, rất hiếm, rất kỳ bí, trị được nhiều chứng bịnh, rất đắt giá và cũng có sức lôi cuốn hết sức đặc biệt... Đá quý từ lâu đã là loại tài sản kỳ lạ đối với nhiều người. Nhìn đá quý, người ta nhận được cảm giác về sự bí ẩn của tạo vật. Những kết tinh của đá quý đối với chúng ta ngày nay có tính khoa học, nhưng đối với người xưa là những tác phẩm ưng ý và kỳ bí của tạo hóa. Từ đó, việc thủ đắc và sử dụng đá quý làm trang sức là sự thủ đắc một kỳ bí của tạo vật. Những loại đá quý trong suốt cấu tạo bởi một tập hợp của nhiều dạng thành phần. Chúng có thể sánh với hoa sen không bị lấm đất bùn. Vì vậy, người ta thường nói rằng lòng mong muốn có đá quý không phải chỉ vì chúng đắt tiền hay thuận tiện cho việc dùng làm của cải hay nhìn đẹp mắt mà vì trong sâu thẳm của chúng có cái gì gợi cho chúng ta những cảm giác sâu xa và kỳ bí. Cũng vì lẽ nầy mà ở khắp thế giới, ở mọi lứa tuổi, đều mong muốn được trang sức bằng đá quý.
Khi chúng ta cầm một hòn đá quý nhỏ như hòn đá ruby màu đỏ tươi, kết tinh trong suốt, một hòn đá sapphire màu xanh dương sáng, trong suốt hay bất cứ một hòn đá đẹp nào khác và nhìn thẳng vào nó trong lòng bàn tay, chúng ta cảm thấy khoan khoái khó tả vì chúng ta nhìn thấy cả vẻ đẹp tự nhiên chứa đựng bên trong nó. Đây là loại cảm giác làm cho quên đi sự cực nhọc của cuộc sống và làm tăng thêm sự bình an và lẽ sống. Khi chúng ta bị mệt mỏi tinh thần, nhìm một viên kim cương được cắt khéo bằng sự chính xác toán học và với trái tim, khối óc của một nghệ nhân nào đó, chúng ta có cảm giác như được gắn chặt với sự sống của tạo vật có sự hiện hữu của nghệ nhân đã góp phần tạo ra nó. Mỗi loại đá quý đều có vẻ đẹp riêng, đều tạo cho ta những cảm giác khác nhau. Ai yêu thích đá quý cũng đều có thể dễ dàng thưởng thức một cách thú vị các cảm giác khác nhau này. Người ta cũng đeo một viên đá quý để tìm ở đó một nguồn an ủi, một sự giúp sức đắc lực khi gặp khó khăn. Người ta tin rằng một viên đá nếu hợp với người sử dụng sẽ đem đến những may mắn và phước lộc. Và mỗi loại đá quý tùy theo màu sắc của nó hợp với từng người và từng tháng trong năm.
Đó là đá quý nói chung. Còn kim cương, vua đá quý là loại đá quý đặc biệt cứng hiếm, vô cùng quý giá nếu đạt được những đặc tính cao cấp về màu sắc về độ trong sáng. Kim cương được thành hình sâu đến 300 km dưới lòng đất, ở nhiệt độ 2,700 độ C và áp suất 160.000 atm. Kim cương được đưa lên mặt đất do núi lửa. Vì vậy, nơi nào có núi lửa, ở đó hy vọng có kim cương. Việt Nam có nhiều nơi là tàng tích của núi lửa nên cũng có kim cương. Đến 90% kim cương được tìm thấy không trong suốt, không dùng được cho ngành trang sức. Chỉ có 10% kim cương có đủ điều kiện để trang sức, được chia làm nhiều loại, nhiều giá trị khác nhau tùy theo độ trong suốt, màu sắc, ánh chiếu và ánh lửa bên trong. Kim cương được tìm thấy đầu tiên ở Ấn Độ, sau đó ở Nam Phi, Brazil, Congo, Borneo, Mỹ, Úc và Nga... Những viên kim cương nổi tiếng nhứt trên thế giới thường xuất hiện ở Ấn Độ. Hiện ở Ấn Độ kỹ nghệ chế tác kim cương được xem là lâu đời nhứt. Quặng kim cương nổi tiếng nhứt là quặng Kimberley của Nam Phi. Ở Kimberley có loại đá dạng kim cương được gọi là Kimberlite. Ở đâu có Kimberlite, ở đó có kim cương. Kimberlite là đá cấu tạo rất sâu trong lòng đất, được xem là biến dạng của Olivine. Ở Đông Bắc Siberia, thành phố Mirnu là vùng sản xuất kim cương nổi tiếng.

I- Đặc tính căn bản của kim cương
Để hiểu sâu về kim cương, chúng ta thử phân tích các loại đặc tính căn bản của nó như: cấu tạo, hình thể, màu sắc, độ trong suốt, ánh chiếu, ánh lửa, tỷ trọng, độ cứng, chiết suất và các loại hình tượng tự nhiên (Inclusions) thường được gọi là bịnh của kim cương.

1/ Cấu tạo: Kim cương cấu tạo từ carbon tinh khiết và có lẫn những chất tro mang màu như SiO2, MgO, CaO, FeO, Fe2O3, H2O3, TiO2 v.v.. nên trong thân của kim cương thường mang những hình tượng tự nhiên thường được gọi là bịnh của kim cương. Bịnh càng nhiều càng giảm giá trị. Ở dạng tự nhiên (tức dạng thô) kim cương không thể hiện ngay tính trong suốt, thường bị bao phủ bởi các bao thể, các tạp chất. Tất nhiên, không phải tinh thể kim cương nào cũng có hình tượng tự nhiên từ bên trong. Người ta cũng tìm thấy những tinh thể hoàn toàn trong suốt đến nỗi soi vào kính lúp 10X không thấy một vết bẩn nhỏ nào. Loại kim cương này nếu có trọng lượng lớn sẽ có giá trị rất cao tùy theo màu sắc. Kim cương cấu tạo hoàn chỉnh đến nổi không sao khám phá được các lằn cát khai (cleavages) trong tinh thể dù với kính lúp 10X. Hơn thế vì là một đơn chất, kim cương thể hiện cao độ tính thuần nhất và đồng nhất mà các loại đá quý khác, kể cả Ruby, cũng không sao có được các đặc tính này.

2- Hình thể: Kim cương có 2 dạng hình thể
a- Hình thể tự nhiên: Kim cương kết tinh dạng nguyên thủy có tám mặt kết thành khối lập phương nên thường gọi là bát diện lập phương. Tuy nhiên, người ta cũng tìm thấy một số tinh thể kim cương không cần giữ được nguyên vẹn hình thể kết tinh ban đầu do bị mài dũa, so sát với các khoáng vật khác cùng tồn tại chung quanh hoặc cọ sát với nhau trong thời gian dài.
b- Hình thể đã chế tác: Đa số kim cương được cắt thành dạng tròn chiếu sáng toàn diện (brillant cut). Nhìn từ mặt trăng xuống, ta thấy rõ ràng 23 giác mặt và 24 giác đáy. Nhìn từ đáy lên, ta thấy rõ 24 giác đáy rất đều nhau. Dạng tròn thích hợp nhứt đối với loại đá kết tinh hình bát diện lập phương. Tuy nhiên, kim cương cũng được cắt nhiều dạng khác như: bầu dục, hình thoi, tam giác, hình đũa v.v.. Có điều kim cương cần được chiếu sáng tốt nhứt nên luôn luôn được cắt giác, chứ không cắt láng như các loại đá quý khác. Loại kim cương không có độ trong suốt chỉ dùng trong kỹ nghệ, chứ không dùng để trang sức, nên giá trị rất thấp. (còn kỹ thuật cắt kim cương thế nào cho đạt yêu cầu trang sức, chúng tôi sẽ bàn đến ở dịp khác trong phần cách định giá trị kim cương).

3- Độ trong suốt
Kim cương có độ trong suốt rất cao. Tuy gốc là carbon, nhưng khi đã kết tinh thành tinh thể kim cương trang sức thì độ trong suốt của kim cương rất đặc biệt mà các loại đá quý khác không thể nào sánh được. Tuy nhiên, phần lớn kim cương đã chế tác xong vẫn còn tiềm ẩn những hình tượng tự nhiên bên trong thân của nó không sao loại bỏ được. Đây là các bịnh của đá, là những hạn chế về mặt giá trị.


Ngày xưa ở Việt Nam, việc đánh giá trị kim cương không mang tính khoa học. Có người cho rằng kim cương có màu trắng lại mang bịnh đen là xấu. Có người lại cho rằng màu đen là chất than (carbon) là chất cấu tạo ra kim cương nên không có ảnh hưởng gì đến người đeo v.v.. Ngày nay, người ta xếp hạng kim cương về mặt này bằng các chữ như: LC (coupe clean), trong suốt hoàn toàn, VVS (Very small inclusions) hình tượng cực nhỏ kính loupe 10X khó thấy, VS (very small inclusions), hình tượng nhỏ kính lúp 10X có thể thấy được v.v.. Và để đánh giá về độ trong suốt (transparency), người ta gọi là độ trong sáng (clarity). Đây là vấn đề rất chuyên môn cần phải được học hỏi cặn kẽ mới nắm chắc được, nhứt là phải cần đến dụng cụ, thiết bị cuyên môn. Ngay ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan chuyên môn cũng chưa xếp hạng kim cương được chính xác để thể hiện đúng trên giấy giám định cho khách hàng.

4- Màu sắc: Màu sắc là một yếu tố quan trọng để định giá trị kim cương. Nhiều người nghĩ rằng kim cương chỉ có màu trắng hoặc cũng gọi là không màu và màu vàng cũng gọi là màu lài. Nhưng thực tế kim cương thường có màu trắng, chứ không phải chỉ có màu trắng hay màu vàng mà nó có đầy đủ các màu sắc như các loại đá quý khác: màu đỏ, màu hồng, màu xanh, màu tím, màu nâu... là những màu rất hiếm và rất đặc biệt. Kim cương màu xanh dương đắt giá nhứt, chứ không phải màu trắng đâu.
Viên kim cương Hope nặng 44.5 carats là viên kim cương có màu xanh dương đậm, rất quý giá, rất đặc biệt, nhưng không ai dám làm chủ vì nó có thành tích đem tai hại đến cho bốn đời chủ của nó! Kim cương của Úc thường có màu vàng hơn là màu trắng. Về mặt màu sắc, hiện nay nghành ngọc học cũng đã dùng các mẫu tự để biểu thị cho được rõ ràng, chứ không đánh giá tùy tiện như trước nữa. Người ta dùng các mẫu tự: D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q... để chỉ định từng loại màu. Và để việc chỉ định màu sắc được khách quan, người ta làm cả bộ màu chuẩn để so sánh gọi là “Color Master”.
Nhiều người ở Việt Nam đã từng có hằng chục viên kim cương hoặc đã từng mua bán kim cương hằng vài ba mươi năm, cũng không biết rõ cách chỉ định màu nếu không theo dõi tin tức về nghề nghiệp.

5- Độ cứng
Kim cương có độ cứng 10 Mohs (tức độ cứng cao nhứt đối với thang độ cứng của ông Mohs. Ngoài thang độ cứng của ông Mohs còn có thang độ cứng của Rosival). Độ cứng này là vô địch nên mới có tên là Diamond, là yếu tố đặc biệt nhứt của kim cương. Kim cương công nghiệp và kim cương trang sức nhân tạo cũng có độ cứng 10 Mohs, nên ta không thể dùng máy thử kim cương để phân biệt kim cương hoặc có người cũng dùng giấy nhám, cây đũa thép để thử kim cương. Giấy nhám có độ cứng cao nhứt là 9 Mohs, còn cây đũa thép độ cứng cao nhứt là 7 Mohs, không thể nào phân biệt được kim cương thiên nhiên, nhân tạo, giả được. Việc xác định một viên kim cương là thiên nhiên hay nhân tạo không đơn giản như người ta thường nghĩ đâu. Phải có thiết bị cần thiết, phải có kiến thức đầy đủ mới phân biệt được kim cương nhân tạo do Nga sản xuất thành công từ năm 1992 và hiện đã tung ra thị trường thế giới rất nhiều.

6- Chiết suất: Chiết suất cũng thường được gọi là độ chiết quang của kim cương. Kim cương có chiết suất rất cao, cao nhứt, không có loại đá quý nào sánh kịp. Độ chiết suất của kim cương là: 2,416- 2,418. Trong khi Ruby, sapphire, chỉ có chiết suất là: 1,76-1,77 mà thôi. Chính độ chiết quang cao đã làm cho kim cương có vẻ đẹp hấp dẫn đặc biệt. Khi ánh sáng rọi vào mặt viên kim cương, ánh sáng sẽ bị phản chiếu rất mạnh, thành một vẻ đẹp trên bề mặt được gọi là ánh chiếu. Ánh chiếu này có nhiều màu làm cho viên đá rực sáng. Người ta nói rằng ánh chiếu đặc biệt này của kim cương làm cho rắn rất sợ. Một người đeo cặp kim cương to trên lỗ tay có thể đi đêm không sợ rắn"...
Chiết suất lớn của kim cương cũng tạo cho kim cương có được vẻ đẹp đặc biệt bên trong khi gặp ánh sáng. Đó là ánh lửa (fire). Ánh lửa bên trong này có nhiều màu, nhưng thường có ánh màu tím và viên đá nào có màu ánh lửa tím đậm thì càng đẹp và càng đắt giá. Vì vậy, khi người ta chọn kim cương, người ta cũng để ý đến cả ánh lửa nữa...

7- Hình tượng tự nhiên (Inclusions): Như ta đã nói ở phần độ trong suốt, kim cương thường có những vết có màu trong thân. Những vết này được gọi là bịnh của đá hay ngày nay khoa học gọi là hình tượng tự nhiên. Hoặc do than chưa phân hủy hết hoặc do các chất khác xâm nhập vào lúc kim cương kết tinh... Nhưng dù cho chất gì, các hình tượng này cũng làm giảm ánh chiếu, ánh lửa, nên làm cho viên đá bị kém vẻ đẹp, kém giá trị. Người ta dùng rất nhiều tên khác nhau để gọi các bông của kim cương như: bịnh than, bịnh râu, bịnh mây, bịnh bọt v.v.. Đó là bịnh bên trong. Kim cương cũng còn bịnh bên ngoài do kỹ thuật cắt hoặc do quá trình sử dụng tạo ra như: bịnh trầy, sướt, mẻ canh, trên đáy hoặc lệch đáy, mặt trăng nghiêng v.v.. Các bịnh bên ngoài này được định giá trong kỹ thuật cắt và cũng làm giảm giá trị của viên đá rất nhiều. Vì vậy, viên kim cương cần phải đẹp toàn diện từ bên trong đến bên ngoài. Những người sành điệu, không thích kim cương bịnh nên việc bán kim cương bịnh chỉ thực hiện được cho người mới biết xài kim cương mà thôi. Tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy, những người chơi kim cương rất kỵ kim cương có bịnh dù bịnh bên trong hay bên ngoài.

Trên đây là một số các đặc điểm làm cho kim cương có giá trị cao. Ngoài ra để thẩm định được giá trị, người ta còn phải xem xét đến kích thước và cân lượng của viên kim cương nữa. Cách định giá trị được toàn diện là căn cứ trên tất cả bốn yếu tố: Màu sắc (color), độ trong sáng (clarity), kỹ thuật cắt (cut) và cân lượng hay kích thước (carat weight) hay (measurements) mà người ta gọi là tiêu chuẩn “AC”.

II- Kim cương trang sức nhân tạo
Biết về kim cương mà chưa biết rõ về kim cương trang sức nhân tạo là một hạn chế nguy hiểm vì sắp tới đây khi mà loại kim cương này đã giảm được giá thành sản xuất thì giá cả sẽ thấp xa so với kim cương thiên nhiên. Trên thị trường kim cương chưa ngừng tin tức về kim cương nhân tạo có phẩm chất trang sức của Nga, một thành tựu khoa học đặc biệt, đang được tung ra thị trường với giá tương đương kim cương thiên nhiên. Lúc còn ở Việt Nam, tôi hỏi nhiều chủ tiệm mua bán kim cương về loại kim cương nhân tạo này đều được trả lời là chỉ cần dùng máy thử kim cương là có thể phân biệt được ngay! Đó là một sự nhầm lẫn hết sức tai hại vì không thể nào phân biệt được kim cương nhân tạo bằng bất cứ loại máy thử hiện có nào. Quý vị mua bán kim cương hãy đọc kỹ mẫu tin sau đây của báo chí thế giới: “Công ty đá quý Siberia của Nga đã đưa ra một loại kim cương trang sức nhân tạo. Phương pháp tổng hợp loại kim cương này hiện đang phát triển rộng rãi ở Nga. Và cách tổng hợp loại kim cương này hiện đang phát triển rộng rãi ở Nga. Và cách tổng hợp bằng áp suất lớn, cho ra những hạt kim cương có kích thước lớn, phù hợp yêu cầu trang sức hơn. Năm 1970, công ty Yih, tuyên bố dùng áp suất cao sau 7 ngày 7 đêm đã tạo ra được hạt kim cương nặng 1,1 carat. Sau đó, càng nỗ lực nâng cao tốc độ sản xuất, kim cương nhân tạo có kích thước lớn được sản xuất ra chỉ mất 10 giờ. Năm 1988, công ty Yih có khả năng tổng hợp nhiều viên kim cương lớn nhỏ cân được bằng carat... Năm 1992, công ty này lại sản xuất được loại kim cương cân nặng đến 3 carats. Phân viện nghiên cứu Siberia thuộc viện khoa học Nga cũng đã tuyên bố có thể sản xuất loại kim cương nhân tạo đủ các loại màu sắc nặng 1,5 carats, có kích thước đến 7,5 mm. Phòng Nghiên Cứu của công ty điện khí của Nhật cũng có thể tổng hợp loại kim cương nhân tạo có phẩm chất trang sức nặng đến 10 carats. Ngay tại Trung Quốc, kỹ nghệ tổng hợp kim cương nhân tạo trang sức cũng đã thành công và đang phát triển rất mạnh.

III- Tính năng trị bịnh của kim cương
Theo bà nữ bác sĩ người Đức tên là Hildegard thì kim cương có nhiều tính năng trị bịnh rất độc đáo. Vì kim cương ra đời rất đặc biệt, mang dương tính rất cao nên kim cương có thể trị lành được chứng rối loạn thần kinh. Người ta nhận thấy có nhiều người sinh ra đần độn, tâm địa xấu xa, bất thường, có ánh nhìn ghê tởm, thường hay trầm ngâm, u uất, nếu ngậm kim cương thường xuyên trong miệng, các chứng bịnh sẽ dần dần biến mất, tâm trí trở lại bình thường. Kim cương cũng làm cho người ta cảm thấy đói, thèm ăn, khi ngậm nó vào miệng một lúc lâu. Còn người nào bị chấn thương não, bịnh về xương cốt hoặc cả bịnh bán thân bất toại cũng có thể chữa trị được bằng cách ngâm kim cương trong rượu vang trọn một ngày đêm và uống rượu vang đó vào buổi sáng. Uống rượu vang ngâm kim cương lâu ngày các chứng bịnh này sẽ dần dần thuyên giảm. Bà Hildegard cũng cho biết là nếu ngậm viên kim cương trong miệng nhiều giờ trong ngày, kim cương cũng trị lành được bịnh về mật làm cho bị vàng da.
Ngoài tính năng trị bịnh như kể trên, kim cương cũng được xem là loại đá quý trị được tà ma. Tà ma rất yêu thích kim cương nhưng lại rất sợ ánh chiếu rực sáng của kim cương, rất sợ ánh sáng lửa kỳ diệu của kim cương. Vì thế, người ta mua sắm kim cương vừa để làm tài sản đắt tiền, giá trị ổn định, vừa để trang sức cho đẹp, để trị bịnh và để trừ ta ma quỉ quái nữa. Nhưng điều cần nhớ là không phải kim cương có bất cứ kích thước trọng lượng nào mà phải có kích thước tương đối to và điều cần nhớ tiếp theo là đá quý chỉ bảo toàn được hết các giá trị khi tiếp xúc với vàng nguyên chất, tức vàng 24K, vàng 10 tuổi. Còn các loại vàng thấp tuổi, tức là có pha thêm các kim loại khác sẽ làm giảm các tính năng đặc biệt của kim cương.

Tóm lại, kim cương, vua đá quý, một loại tài sản quý giá, đắt tiền, có vẻ đẹp đặc biệt, ai cũng ưa chuộng. Nhưng muốn thủ đắc kim cương cần phải tìm hiểu thật cặn kẽ để tránh lầm lẫn, mua và bán được đúng giá trị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.