Hôm nay,  

Không Tập Hỏa Pháo Tại Biên Giới Việt-lào 67-68

20/10/199900:00:00(Xem: 5579)
* Không quân chiến lược và chiến thuật tại khu vực biên giới Việt Lào:
Trong hai năm 1967 và 1968, Liên quân Việt- Mỹ đã mở nhiều cuộc hành quân tại khu vực dọc theo biên giới Việt Lào thuộc địa bàn hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Nỗ lực chính của lực lượng VNCH là các đơn vị Sư đoàn Nhảy Dù, Sư đoàn 1 Bộ binh QL.VNCH, về phía Hoa Kỳ là các trung đoàn, lữ đoàn thuộc các đại đơn vị như: Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến (1967-1968), Sư đoàn 1 Không kỵ ( từ tháng 4 đến tháng 9/1968), Sư đoàn 101 Nhảy Dù Hoa Kỳ (1968). Trong các cuộc hành quân nói trên, Không quân chiến thuật Việt-Mỹ và Không quân chiến lược của Không lực Hoa Kỳ (lực lượng chính đặt tại căn cứ Không quân Nakhon Phantom tại Thái Lan) đã yểm trợ mạnh mẽ cho các đơn vị bộ chiến VNCH và Hoa Kỳ chận đứng và tiêu diệt các cuộc tấn công cường tập của CSBV. Ngoài ra, dựa vào các tin tức tình báo kỹ thuật, Không quân chiến lược đã thực hiện nhiều phi tuần oanh tạc vào các khu vực được ghi nhận là có các binh đoàn CSBV tập trung.
Riêng trong 4 tháng đầu năm 1968, Không quân chiến lược đã đóng một vai trò trọng yếu trong nỗ lực yểm trợ cho các đơn vị liên quân Việt Mỹ đánh bại các cuộc tấn công của CQ vào cụm tuyến Khe Sanh, đồng thời đã triệt hạ nhiều vị trí của CQ sát biên giới Việt Lào. Tại mặt trận Khe Sanh, Không quân chiến lược đã thực hiện trên 2,600 phi vụ, vô hiệu hóa mưu toan của CQ muốn biến Khe Sanh thành Điện Biên Phủ thứ hai. Cùng với hỏa lực không yểm, lực lượng Pháo binh Việt-Mỹ tại hơn 10 căn cứ dọc theo biên giới Việt Lào đã góp phần đáng kể trong các trận hỏa công phối hợp để khóa các họng đại bác của đối phương cũng như yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị bạn.
Theo ghi nhận của đại tướng Westmoreland thì trong trận chiến tại Khe Sanh, đã có lúc Hoa Kỳ định chọn một giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề Khe Sanh: đó là sử dụng bom nguyên tử. Ngay từ đầu, Tổng thống Johnson đã điện thoại hỏi tướng Wheeler-Tổng tham mưu trưởng Liên quân xem có thể nào phải quyết định dùng đến vũ khí này hay không, vì ông không muốn quyết định như vậy. Ghi lại chuyện này, tướng Westmoreland nhận xét như sau: Chung quanh Khe Sanh không có người ở, nếu có đánh nhau thì thiệt mạng của thường dân chắc chắn rất ít. Nhưng nếu Hoa Thịnh Đốn muốn “báo cho Hà Nội biết” thì sự khả dĩ phải dùng đến vũ khí hạch tâm hạng nhỏ cũng là cách để Hà Nội hiểu, tương tự như hai trái bom nguyên tử đã cho chính phủ Nhật hiểu trong thời chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Trong chiến tranh Triều Tiên, vũ khí này làm thứ răn đe ngồi vào bàn hòa đàm. Có thể đưa một vài loại vũ khí nguyên tử nào đó tại chiến trường Việt Nam để hù họa đối phương hoặc để sử dụng như vậy sẽ có lợi vì chiến tranh sẽ kết thúc sớm. Dĩ nhiên lúc này không ai dám nói chắc, nhưng cũng cần xem xét một cách chi tiết về những điều khả hữu liên quan.

* Kế hoạch phối hợp hỏa lực Không quân và Pháo binh tại Khe Sanh và vùng biên giới Việt-Lào:
Sau khi nghiên cứu kỹ cuộc diện chiến trường tại Khe Sanh nói riêng và khu vực biên giới Việt Lào trong vùng lãnh thổ Trị Thiên nói chung, đại tướng Westmoreland đã chọn giải pháp là sử dụng tối đa hỏa lực của Không quân và Pháo binh. Trung tướng Momyer, phụ tá Không quân của Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN đã được tướng Westmoreland ủy nhiệm thảo luận kế hoạch SLAM (phối hợp thám báo và hỏa lực) được tiến hành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: chuyên chú vào thu thập tin tức tình báo, tận dụng mọi phương tiện có sẵn để phát giác vị trí địch bằng các cuộc tuần tiễu, phi cơ thám thính, kiểm thính sóng vô tuyến và đặt dụng cụ điện tử.
- Giai đoạn 2: phối hợp hỏa lực bắn quấy phá liên tục trong 24 giờ bằng pháo binh và oanh tạc cơ của Không quân, Hải quân và Thủy quân Lục chiến (quân chủng Hải quân và binh chủng Thủy quân Lục chiến HK cũng có lực lượng Không quân cơ hữu), trong đó phi cơ chiến thuật B 52 giữ vai trò hàng đầu trong các cuộc oanh tạc theo kế hoạch nói trên.
Khi trận chiến bước vào giai đoạn quyết liệt, từ giữa tháng Hai đến đầu tháng Tư, phi cơ chiến thuật B 52 thực hiện trên 300 phi xuất mỗi ngày chung quanh Khe Sanh, trung bình cứ 5 phút một phi xuất 35,000 tấn bom và hỏa tiễn. B 52 bay 2,602 phi vụ và thả trên 75 ngàn tấn bom. Đại bác nòng ngắn của Thủy quân Lục chiến trong căn cứ Khe Sanh và các pháo đội 175 ly tại căn cứ hỏa lực Carroll đã bắn hơn 100 ngàn quả đạn, bình quân 1,500 quả mỗi ngày. Thật là một lượng hỏa lực khổng lồ, nhất là số lượng bom chưa từng có trong lịch sử do B 52 đổ xuống một khu vực.
Với cường độ hỏa lực như vậy, địch quân không thể dồn lực lượng như vậy để đánh biển người. Bất cứ lúc nào địch tấn công đều bị Pháo binh bắn trả lập tức và phi cơ khẩn cấp đến oanh tạc ngay liền sau đó, gây tổn thất nặng cho đối phương, do đó CQ khó tiến sát đến căn cứ được. Các đơn vị Thủy quân Lục chiến còn tin tưởng mức chính xác của phi pháo đến độ họ gọi yểm trợ trong vòng 100 mét. Tầm an toàn của B 52 thường cách trên 2.5 km cũng xích lại gần hơn chừng hơn ba trăm mét. Sau này, sĩ quan chỉ huy căn cứ là đại tá David E. Lownds-trung đoàn trưởng trung đoàn 26 TQLC, đã kể lại rằng: Bom B 52 nổ làm rung chuyển hầm trú ẩn của chúng tôi nhưng tuyệt nhiên không có hầm trú ẩn nào bị sập hay người nào bị thương tích cả.
Cảnh B 52 thả bom làm nhiều quan sát viên sửng sốt, kể cả tư lệnh Sư đoàn 3 Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ là thiếu tướng Rathvon Tompkins. Ông này hầu như ngày nào cũng ghé lại thăm căn cứ. Tướng Tompkins nói: Không nghe thấy phi cơ đâu cả. Tự nhiên đất đá tung lên mù mịt hàng trăm mét kéo từng dọc dài, đất rung chuyển, tiếng nổi vang rền. Vài giây sau, lại một lần như vậy. Có hôm tôi thấy 8 đến 10 lính CSBV bò lê từ trong đám bụi mù đó để chạy thoát thân, vì trong giây lát đợt bom thứ hai sẽ rải xuống. Cảnh tượng chẳng khác nào một khoảnh trời tự dưng nổ tung lên.
Góp phần trong thành công phối hợp hỏa lực này là các dụng cụ điện tử. Loại này có thể thả từ phi cơ xuống hoặc do các toán tuần tiểu gài lại. Vào thời gian trước trận đánh, đại tướng Westmoreland cho lệnh thả nhiều dụng cụ này dọc theo hàng rào Mc Namara từ đất Lào sang đến khu vực Khe Sanh. Các dụng cụ này giúp cho phi cơ và pháo binh biết được hành tung của địch quân khi đối phương tập trung để chuẩn bị tấn công căn cứ.

* Nỗi cô đơn của đại tướng Westmoreland trong việc điều động Không quân tại mặt trận biên giới Việt-Lào:


Trong cuộc hành quân giải tỏa áp lực CQ tại Khe Sanh khởi động vào đầu tháng 4, 1968, Không đoàn 1 chiến thuật của Lực lượng 3 Thủy bộ Thủy quân Lục chiến được lệnh yểm trợ cho các đơn vị của Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo lời của đại tướng Westmoreland thì kế hoạch điều động Không đoàn nói trên đã gặp nhiều khó khăn, ông bị sự phản đối của nhiều thành viên ở Bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn, các vị này cho rằng việc sử dụng một Không đoàn của Thủy quân Lục chiến để yểm trợ phi pháo cho các đơn vị bộ chiến là sai nguyên tắc, làm thay đổi hệ thống tổ chức và vai trò của Không quân Hoa Kỳ. Theo đó, chỉ có các Không đoàn chiến thuật của quân chủng Không quân Hoa Kỳ mới có nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực phi pháo cho các đơn vị Lục quân bằng các phi tuần oanh tạc, riêng về trực thăng vận tải và trực thăng chiến đấu thì các Sư đoàn bộ chiến Hoa Kỳ đều đã có các phi đoàn cơ hữu để sử dụng.
Khi đưa ra kế hoạch hỗ tương yểm trợ liên quân binh chủng, tướng Westmoreland muốn tận dụng lực lượng sẵn có một cách hữu hiệu. Ông cũng nhận định rằng TQLC có hệ thống yểm trợ phi pháo riêng mà họ rất lấy làm tự hào là từng yểm trợ để chận đứng địch quân một cách chính xác trong các khu vực từ Đà Nẵng trở ra, nên khi điều động Sư đoàn 1 Khôn kỵ ra các tỉnh mạn Bắc, ông đã tham khảo ý kiến với chỉ huy trưởng Không đoàn 1 Không quân của Thủy quân Lục chiến là chuẩn tướng Norman J. Anderson trước sự chứng kiến của trung tướng Cushman-tư lệnh Lực lượng 3 Thủy quân Lục chiến để bảo đảm cho Sư đoàn 1 Không kỵ được không đoàn này yểm trợ.
Tướng Westmoreland hiểu rõ hỏa lực không yểm của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ rất hùng hậu và thường được dùng để mở đường cho các cuộc đổ bộ lập đầu cầu cho các cuộc hành quân lớn. Tại hai tỉnh Trị Thiên, theo nhận định của đại tướng Westmoreland thì sự yểm trợ này không cần đến nữa vì các đơn vị đã được bố trí xong tại các vị trí đã ấn định. Các đơn vị chỉ cần sự yểm trợ sao cho họ có thể giữ vững được phòng tuyến, căn cứ với phạm vi hoạt động trong khu vực khá rộng lớn. Tướng Westmoreland cũng nhận thấy cần đưa thêm Pháo binh Lục quân sang tăng cường cho Pháo binh Thủy quân Lục chiến để hai bên phối hợp thành một bộ chỉ huy yểm trợ Pháo binh để dễ điều động ở mức độ uyển chuyển nhất. Người được đại tướng Westmoreland ủy nhiệm trực tiếp thực hiện các kế hoạch phối hợp hỏa lực giữa các quân binh chủng là vị phụ tá Không quân của ông, trung tướng Momyer. Thế nhưng, khi tướng Momyer đứng ra lập hệ thống phối hợp hỏa lực, thì đã bị bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn phản đối như đã trình bày ở trên. Tư lệnh Thủy quân Lục chiến và tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ đã không ủng hộ ý kiến của đại tướng Westmoreland, riêng vị tư lệnh TQLC Hoa Kỳ đã gây áp lực với đô đốc Sharp-tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, đồng thời ra lệnh cho tướng Cushman-tư lệnh Lực lượng 3 Thủy bộ phải làm theo ý kiến của bộ Tư lệnh TQLC ở Hoa Thịnh Đốn. Kể lại sự việc này, đại tướng Westmoreland ghi trong hồi ký như sau:
Đây là điều chua chát nhất. Tôi không có ý muốn phủ nhận khả năng phối hợp địa-không mà TQLC đã từng phát triển. Nói chung, TQLC được phi cơ của binh chủng yểm trợ tối đa và được quyền sử dụng số phi cơ trong tay. Lục quân cũng vậy. Tuy nhiên khi yểm trợ Không quân cho Thủy quân Lục chiến, Không đoàn của TQLC dành nhiều hơn là Không quân dành cho Bộ binh. Phi cơ của Không quân thường dành ưu tiên cho Thủy quân Lục chiến hơn cho Bộ binh, trong khi Bộ binh vẫn thường xuyên cho Thủy quân Lục chiến mượn trực thăng.
Thấy các thành viên trong bộ Tham mưu Liên quân cứ moi móc quyết định của tôi, nên tôi liền phái một phụ tá của tướng Momyer là thiếu tướng Gordon F. Blood, đến bộ Tư lệnh Thái Bình Dương tại Hạ Uy Di để giải thích cho đô đốc Sharp mọi chi tiết: Tôi trình bày với đô đốc Sharp rằng nỗ lực của tôi muốn đạt đến là “làm sao có sự yểm trợ tối đa để áp đảo địch, chứ không muốn thay đổi cơ chế và vai trò của Không quân. Dụng tâm của tôi khi thành lập hệ thống kia là để phối hợp chỉ huy mà thôi”. Trong tâm trí tôi lúc nào cũng mang ơn những binh sĩ thuộc quyền và trách nhiệm của tôi là phải triệt để tận dụng mọi phương tiện sẵn có. Hơn nữa, với tư cách một cấp chỉ huy chiến trường, tôi phải biết áp dụng các phương tiện này sao cho thích hợp với tình hình. Trong bức điện viết cho tướng Wheeler (Tổng tham mưu trưởng Liên quân), tôi viết nếu Bộ Tham mưu Liên quân muốn đảo ngược quyết định của tôi, thì cho tôi cơ hội để trình bày quan điểm của mình trước Bộ về “những thực tiển chiến trường đang diễn ra mà một chỉ huy chiến trường đang đối phó”. Đây là vấn đề và cũng do vấn đề mà tôi nảy sinh ý muốn từ chức. Tôi không thể nào làm việc theo tiền lệ để buộc tôi phải hoàn thành trách nhiệm mà không được quyền sử dụng những phương tiện trong tay.
Cuối cùng, được sự đồng tình của đô đốc Sharp và không thấy Bộ Tham mưu Liên quân nói gì nữa, đại tướng Westmoreland kiện toàn hệ thống phối hợp không yểm như đã dự tính. Nhờ thế Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam có một hệ thống yểm trợ khá hoàn hảo trong tay, Không quân học hỏi được kinh nghiệm Không yểm của TQLC dành cho Bộ binh trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, kể cả Bộ Tham mưu Liên quân vốn không bao giờ có ý muốn thay đổi hệ thống. Về chuyện này, đại tướng Westmoreland cũng kể lại rằng vào thượng tuần tháng 4/1968, ông được gọi về Hoa Thịnh Đốn để loan báo về tin trục lộ giao thông trên Quốc lộ 9 nối liền với Khe Sanh đã được mở lại tại cuộc họp báo ngay trên sân cỏ Tòa Bạch Ốc, trong chuyến đi này, ông đã gặp riêng Tổng thống Johnson thì mới vỡ lẽ ra rằng chủ trương của ông đã bị các tướng ở Hoa Thịnh Đốn diễn sai ý nghĩa. Sau khi nghe đại tướng Westmoreland trình bày cặn kẽ về kế hoạch nói trên, Tổng thống Johnson đã hiểu ra sự việc và không còn nhắc lại việc đó nữa. Cuối cùng đại tướng Westmoreland được toàn quyền điều động các lực lượng Không quân sẵn có để yểm trợ cho các đơn vị Lục quân trên chiến trường VN. (Biên soạn dựa theo tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Thế giới, bản tin chiến sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL/VNCH phổ biến cho báo chí).

Kỳ sau: Trận chiến của Liên quân Việt Mỹ tại bờ Nam Bến Hải từ 1966-1968.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.