Hôm nay,  

Giám Đốc Epco Có Tài Khoản Trong Ngân Hàng Nước Ngoài

11/06/199900:00:00(Xem: 6603)
Hàng trăm triệu đô la trong vụ án EPCO lừa tiền nhà nước đang nằm nơi đâu" Ngay giữa Little Saigon" Giấu phân tán trong các thân nhân bị can hay là tẩu tán để đầu tư ở hải ngoại" Những câu hỏi này dần dần lộ ra với nhiều đầu mối, nhưng vẫn không có câu trả lời cụ thể.
Theo báo trong nước, đến ngày 8-6-1999, Hội đồng xét xử tòa án CSVN Sài Gòn đã kết thúc thẩm vấn toàn bộ các hoạt động của Công ty EPCO.
Theo tin này, sau khi kiểm tra từng hợp đồng tín dụng và bảo lãnh, Hội đồng xét xử dành 5 ngày liền để thẩm vấn tổng hợp các vấn đề liên quan đến các bị cáo của nhóm Công ty EPCO và nhóm ngân hàng.
Liên Khui Thìn thú nhận trước tòa rằng: Đến tháng 4-1996, số nợ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố HCM là 65 tỷ VND và gần 50 triệu USD; nợ Ngân hàng Ngoại thương - Chi nhánh thành phố HCM, 100 tỷ VND và 5 triệu USD. Phạm Nhật Hồng cho biết, EPCO nợ rất lớn vào những năm 1994-1995, vì EPCO đã dùng tiền Ngân hàng để kinh doanh địa ốc bị sa lầy, nhưng không có biện pháp khoanh nợ để thu hồi, mà trong ba tháng năm 1996 vẫn tiếp tục ký bảo lãnh 12 hợp đồng mở L/C trị giá 28 triệu USD và 5 hợp đồng tín dụng với số tiền 65 tỷ VND, chưa kể hàng loạt những hợp đồng tín dụng bảo lãnh cho các công ty của EPCO. Thực tế, Phạm Nhật Hồng còn bày vẽ cho EPCO dùng các pháp nhân khác để "chuyển nợ", về hình thức là giảm nợ cho EPCO nhưng thực chất để che giấu sự kiểm tra của cấp trên. Giải thích điều bất bình thường này, Phạm Nhật Hồng trước sau vẫn đổ lỗi cho cấp dưới đề xuất và còn đổ lỗi cho cấp trên.

Cũng theo tin này, Nguyễn Ngọc Bích khai nhận từ năm 1996, biết EPCO lâm vào tình trạng phá sản, nhưng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - thành phố HCM vẫn tiếp tục cho nhóm công ty EPCO vay thông qua hàng loạt hợp đồng. Thẩm phán Vũ Phi Long công bố biên bản nội dung cuộc họp ngày 28-1-1996 cho biết, không hề có ý nào thể hiện là có chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiếp tục cho Minh Phụng và EPCO vay.
Đặc biệt, các chỉ dấu cho thấy có liên hệ tới việc cất giấu tài sản ra hải ngoại, cụ thể là chính Liên Khui Thìn đã tự khai nhiều tài sản chưa được cơ quan điều tra đưa vào kiểm kê. Bởi vì, theo Thìn giải thích, khi Ngân hàng thay đổi chủ trương phải có 30% bất động sản trong mỗi hợp đồng thế chấp, Thìn phải dùng tiền vay Ngân hàng mua nhiều nhà đất cho người thân và các công ty con đứng tên để thế chấp lại tiếp tục vay tiền. Trong thời gian thẩm vấn Liên Khui Thìn, Hội đồng xét xử dành cho Tăng Minh Phụng hai ngày để cùng với Luật sư lập bản tự kê khai tài sản đã được kê biên và chưa được kê biên.
Va tới khi các bị can đấu tố nhau thì, cũng tại toà, Tăng Minh Phụng khai Thìn có hai thẻ tín dụng, một cái màu xanh và một cái màu vàng, để sử dụng trong các chuyến đi nước ngoài. Y cho biết thẻ màu xanh là của ngân hàng Hong Kong, trị giá 300.000 USD; thẻ màu vàng của Singapore, trị giá 600.000 USD. Khả năng Thìn có tài khoản ở nước ngoài là rất có thể.
Ngày 9/6/1999, Hội đồng xét xử tòa án CSVN Sài Gòn tiếp tục thẩm vấn về các hoạt động của Công ty Minh Phụng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.