Hôm nay,  

Rưsler Ở Việt Nam: Ngôi Sao Nhạc Pop Trong Khoảnh Khắc

19/09/201200:00:00(Xem: 11775)
Viết từ Hà Nội của Severin Weiland:

Hàng trăm sinh viên đứng dọc hai bên con đường dẫn vào Đại học kinh tế Quốc Dân Hà Nội. Họ vỗ tay chào khi xe chở Philipp Rưsler đi ngang qua để đến hội trưòng của Đại học. Phó Thủ tướng, bộ trưởng Kinh tế và Chủ tịch Đảng Dân Chủ, Tự Do (Freie Demokratische Partei viết tắc FDP), ông Rưsler bước ra khỏi xe và quay lại vẫy chào với một chút thẹn thùng. Như thể ông không thể tin vào những gì đang xảy ra trước mắt mình. Một buổi tiếp tân mà đảng viên của đảng Tự Do đã từ lâu không có. Sự vỗ tay không chỉ nghe như bốn hoặc năm phần trăm (chú thích: Đảng FDP hiện nay ở Đức chỉ có 4%). Mà tiếng vỗ tay này nghe như 40 đến 50 phần trăm.

Rưsler sửa lại chiếc áo khoác cho ngay thẳng, trong khoảnh khắc không dự tính này ông Martin Lindner tiến về phía ông, Martin Lindner là phó chủ tịch đảng FDP trong quốc hội Đức. Ông nằm trong đoàn đại biểu và thường là người có lời lẽ sắc bén. "Bây giờ chúng ta làm điều đó như thường lệ." ông ta nói và mỉm cười với Rưsler, ông ta như một con sói hung dữ và tự bản thân nói tiếp: "Đại hội đảng toàn quốc và sự tiếp đón".

Đó là một sự diễu cợt từ nước Đức giữa lòng Hà Nội. Rưsler không nói gì hết, ông ta đi lên những bục thang. Nhưng lời nói vẫn đọng lại, trong khi đó thì ở trong giảng đường đã có dàn nhạc chào đón khách tham dự với điệu nhạc quân hành. Sự nhận xét của Lindner mang lại cho Rưsler trong phút chốc một tâm trạng bối rối. Ở đây, thủ đô của Việt Nam, một người đàn ông 39 tuổi được chào đón nồng nhiệt theo kiểu cách Á Châu. Ở Đức Rưsler là chủ tịch Đảng như một số mệnh đã được đặt trước trong một tháng Giêng lạnh lẽo, trong một cuộc bầu cử quyết định ở tiểu bang Niedersachsen.

Các sinh viên Việt Nam nhìn ông Rưsler như một người của họ

Việt Nam nơi ông sinh ra đón tiếp ông như một đứa con trai thất lạc trở về. Ông ta không nói được một tiếng của đất nước này, nơi mà ông ta vào năm 1973 được nhận vào một cô nhi viện Công giáo. Đối với ông đây là một đất nước xa lạ, ông ta lơn lên ở miền Bắc nước Đức, nơi cha ông đang sống, nơi ông có gia đình và bạn bè. Những sinh viên nhìn ông như một người như họ. Ông là người Việt Nam những người này nói khi họ được hỏi về ông. Họ là những người thanh niên thiếu nữ trẻ trong lứa tuổi 20.

Rưsler biết về những cảm xúc của chuyến đi này. Trong những ngày trước đó ông đã trả lời rõ ràng trong một cuộc phỏng vấn rằng, nước Đức là quê hương của ông còn Việt Nam là một phần của cuộc đời, mặc dù ông không còn nhớ về nơi này. Ông ta đã đến Đức lúc ông chỉ 9 tháng tuổi. Việt Nam không phải là vấn đề nan giải giữa ông và người cha nuôi khi bàn bạc, lần đầu tiên ông đến thăm Việt Nam vào năm 2006 cùng với vợ như khách du lịch.

Bây giờ ông là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng lần đầu tiên đến, chuyến công du của ông là một động thái cân bằng: phương tiện truyền thông Đức theo dõi những hoạt động của ông, đã có nhiều câu hỏi trên chuyến đi này hơn là những dịp khác. Những gì ông ta nói và những cảm xúc bộc lộ, đều được hiện trên màn hình và được theo dõi. Phía Việt Nam một lần nữa nhận ông là một trong những người của họ, người đã tiến xa trong một xã hội như nước Đức.

"Chúng tôi theo dõi những thành công của ông ở nước Đức"

Trong lời phát biểu của hiệu trưởng trường Đại học ông ta liệt kê cẩn thận danh sách cho thấy rất ít đảng viên trong nhóm "người Tự Do trẻ" của Rưsler. Mỗi tiêu đề được đọc lên cho đến lúc ông làm Phó Thủ tướng. Ông Nguyễn Văn Nam hiệu trưởng trường Đại học nói "Chúng tôi theo dõi những thành công của ông ở nước Đức". Tại Hà Nội ông Rưsler được trao bằng Tiến sĩ danh dự cho "Sự hợp tác phát triển giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng Hoà Liên Bang Đức". Khi hiệu trưởng của trường Đại học đặt chiếc mũ Tiến sĩ danh dự lên đầu thì ông ta vuốt lại mái tóc của Rưsler sang một bên với cử chỉ thân thiện.

Rưsler sử dụng sự có mặt của mình ở giảng đường để làm một bài thuyết giảng nhỏ về nền kinh tế xã hội thị trường. Ban đầu có vẻ lạ lùng, nhưng mà ông ta đã tạo ra một khoảng cách đối với quá khứ của mình, về một nuớc với một chế độ Cộng Sản độc tài đảng trị tương phản với một chế độ Tự do, Dân chủ của nước ông. Ở nơi đây những phản kháng (chống đối) không phải là chuyện đùa chơi, không dễ được bỏ qua, mà kết thúc là sẽ bị kết tội trong toà án hoặc phạt tiền. Từ Bộ Ngoại giao của Đức Rưsler nhận được một danh sách với những trường hợp của 5 người đang bị bắt giữ, mà ông sẽ yêu cầu trả tự do cho họ trong những buổi nói chuyện với nhà cầm quyền. Vào thứ ba 18.09 ông sẽ tiếp xúc với thủ tướng Nguyễn Tấn

Dũng trong chương trình làm việc của ông.

Buổi nói chuyện với sinh viên ở Hà Nội của Rưsler cũng là một là một tuyên bố chính trị, ông ca ngợi Ludwig Erhard và Otto Graf Lamsdorff, điều này dẫn chứng, đây không phải là vai trò của nhà nước, mà đời sống kinh tế sẽ tự lèo lái ", đòi hỏi sự tư nhân hoá hơn nữa ở Việt Nam, cảnh cáo sự bảo đảm về pháp lý cho những nhà đầu tư Đức "Các doanh của chúng tôi cần những hợp đồng đáng tin cậy."

(Xin được chú thích: hai nhà kinh tế Đức Ludwig Erhard và Otto Graf Lamsdorff đã sáng lập ra nền kinh tế xã hội thị trường đã đưa nước Đức từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, từ một nước có nền kinh tế kiệt quệ lên một nước có nền kinh tế phồn thịnh. Chứ không phải nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của Cộng sản Việt Nam.)

"Tự do không phải là sự nguy hiểm"

Đó là một bài phát biểu phần lớn tránh về phần cá nhân. Như Rưsler đã nói cuộc công du này không phải để tìm kiếm những chuyện riêng tư để tư lợi. Vì nhận thức được sự việc nên ông đã quyết định không đến thăm Khánh Hưng nơi mà ông đã sinh ra (hiện nay là Sóc Trăng) vào năm 1973 và được đưa vào cô nhi viện Công giáo, mặc dù ông đã được Đại sự quán Việt Nam tại Berlin mời một chuyến về thăm viếng. Không, ông ta là Bộ trưởng Bộ kinh tế Đức. Và ông ta đã gieo vào sinh viên cũng như các giáo sư đại học những kinh nghiệm chính bản thân mình một cách cẩn trọng: "Tự Do, đó không phải là sự nguy hiểm, mà là một nền tản của sự phồn thịnh, điều này các bạn có thể nhìn thấy ở quê hương nước Đức của tôi."

Quan trọng cho mối quan hệ kinh tế giữa hai nước không phải là một ông Bộ trưởng kinh tế, một người đã sinh ra ở Việt Nam, mà quan trọng là sự du học của hàng ngàn sinh viên Việt Nam tại Đức. Ông ta đã làm rõ vấn đề, ông thuộc về đâu, ông là một người đàn ông của sự ngẫu nhiên của lịch sử dẫn dắt đến nước Đức. Ông ta khen ngợi sự giáo huấn con cái của những người Việt Nam ở Đức, 80 đến 90 phần trăm trong số các em đã có bằng tú tài (tốt nghiệp phổ thông). Siêng năng, kỷ luật là những đức tính mà người Việt Nam bẩm sinh đã có. "Điều này cũng ứng dụng cho một ông Bộ trưởng Kinh tế, một người đã sinh ra tại Việt Nam" và cả giảng đường cùng cười với ông ta khi nghe ông ta nói.

Rưsler có hai người con gái sinh đôi, một bé thì có mái tóc màu nhạt, còn một bé thì có màu tóc giống bố. Trước chuyến công du ông đã có chuẩn bị cho hai cô con gái 4 tuổi, lần này sẽ đưa ông đến đâu. Ông kể cho các sinh viên và giáo sư nghe, vợ ông đã giải quyết vấn đề một cách thực tế, „ cha của các con đến nơi mà ông ấy đã sinh ra“. Vợ ông ta nói tiếp thêm: "Vì vậy tại sao cha nhìn hơi khác một chút, cũng như một trong các con."

Đó là một câu nói rất là cá nhân của Rưsler tại Hà Nội. Những người sinh viên trong giảng đường đã hiểu ông ta. Có lẽ điều đó cũng không cần phải nói. Rưsler không rời giảng đường dễ dàng, khi ông đi ra bên ngoài. Cứ lần lượt họ xúm đến quanh ông ta, họ muốn chụp ảnh chung. Trong một khoảnh khắc ông ta như một ngôi sao nhạc Pop. Lần này là trường hợp ngoại lệ không phải là một cảm giác xấu cho một ông chủ tịch đảng Tự Do, Dân Chủ FDP.

Dịch theo: http://www.spiegel.de/politik/deutschland/roesler-in-vietnam-ehrendoktorwuerde-in- hanoi-fuer-vizekanzler-a-856392.html

Việt Hoàng

Theo tin: www.spiegel.de

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.