Hôm nay,  

Bản Văn Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam

11/09/200100:00:00(Xem: 3510)
H.R.2368: ĐẠO LUẬT NHÂN QUYỀN VIỆT NAM (Đã được Hạ Nghị Viện Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ biểu quyết thông qua ngày 6 tháng 9 năm 2001)

Để khuyến khích sự tự do và dân chủ tại Việt Nam.

Đạo luật phải được ban hành bởi Hạ Nghị Viện và Thượng Nghị Viện của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại khóa họp của Quốc Hộị

TIẾT 1: DANH ĐỀ NGẮN, MỤC LỤC
(a) DANH ĐỀ NGẮN: Đạo luật này có thể được dẫn giải là "Đạo Luật Nhân Quyền Việt Nam"
(b) MỤC LỤC: Mục lục của Đạo Luật này là như sau đây:
Khoản 1: Danh đề ngắn, mục lục; Khoản 2: Tuyên bố; Khỏan 3: Mục đích

DANH ĐỀ I. QUỐC HỘI: ỦY HỘI HÀNH PHÁP VỀ VIỆT NAM

Khoản 101: Sự thiết lập Ủy Hội Hành Pháp về Việt Nam của Quốc Hội; Khoản 102. Các chức năng của Ủy Hội; Khoản 103. Thành viên của Ủy Hội; Khoản 104. Các cuộc bầu cử của Ủy Hội; Khoản 105. Các phí tổn htích dụng; Khoản 106. Ban tham mưu của Ủy Hội; Khỏan 107. Các phí tổn ấn loát và đóng tập

DANH ĐỀ II. KHUYẾN KHÍCH TỰ DO VÀ DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM

Tiểu đề A. Cấm Viện Trợ Không NHân Đạo cho Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam
Khoản 201. Viện trợ không nhân đạo song phương Khoản 202. Viện trợ không nhân đạo đa phương
Tiểu đề B. Viện Trợ Để Yểm Trợ Dân Chủ tại Việt Nam
Khoản 211. Viện trợ
Tiểu đề C. Ngoại Giao Công Chúng của Hiệp Chủng Quốc
Khoản 221. Đài Á Châu Tự Do phát thanh về Việt Nam Khoản 222. Các chương trình trao đổi văn hóa và giáo dục giữa Hiệp Chủng Quốc và Việt Nam
Phụ đề D. Chính sách Tị Nan của Hiệp Chủng Quốc
Khoản 232. Chương trình định cư cho Người Việt Quốc Gia
Khoản 2. TUYÊN BỐ

Quốc Hội tuyên bố dưới đây:

(1) Việt Nam là, một nước độc đảng bị cai trị bởi đảng Cộng Sản Việt Nam

(2) Nhà cầm quyền CSVN từ chối cho nhân dân Việt Nam quyền thay đổi chính quyền của họ, và cầm các tổ chức chính trị, xã hội và công nhân độc lập.

(3A) Nhà cầm quyền CSVN vẫn theo đuổi chính sáchquấy nhiễu, kỳ thị, hâm doạ và thỉnh thoảng bỏ tù cùng nhiều hình thức giam cầm khác đối với những người phát biểu ôn hòa không đồng ý với chính sách của nhà cầm quyền hay của đảng.

(3B) Các nạn nhân của sự đối xử sai lầm đó trong thời gian gần đây vi phạm đến quyền tự do phát biểu và hội họpđã được công nhận trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, gồm có Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang, Trung tướng Trần Độ, Cha Nguyễn Văn Lý, rất nhiều nhà lãnh quí vị lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo và đạo Tin Lành độc lập, và vô số thành viên của các nhóm sắc tộc thiểu số người Thượng đã tham gia các cuộc biểu tình bất bạo động tại các vùng Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam hồi tháng 2 năm 2001.

(4) Nhà cầm quyền CSVN tước đoạt có hệ thống công dân Việt Nam, từ quyền căn bản đến quyền tự do tôn giáọ Mặc dù, đã cho phép một số quyền tự do thờ phượng. Những người có đạo đã bị cấm tham gia các hoạt động tôn giáo, trừ các trường hợp đã bị nhà cầm quyền CSVN nghiêm khắc định giới và kiểm soát.

(A) Vào năm 1999, nhàcầm quyền đã ban hành một nghị định liên quan đến các hoạt động tôngiáo, trong đó có đoạn đã tuyên bố rằng: "Tất cả các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng tôn giáođể chống lại Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Việt Nam, ngăn cản các người có đạo thi hànhnghĩa vụ dân sự, phá hoại tình đoàn kết của nhân dân, chống lại nền văn hóa lành mạnh của dân tộc chúng tôi, cũng như các hoạt động mê tín dị đoan, sẽ bị trừng phạt theo luật định."

(B) Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là một lực lượng tôn giáo lớn nhất nước, đã bị nhà cầm quyền tuyên bố là bất hợp pháp, và suốt 25 năm qua, giới tu sĩ của Phất Giáo Việt Nam Thống Nhấtđã nhiều lần bị bỏ tù và đã chịu đựng nhiều hình thức quấy nhiễukhác. Vị Đại Diện cao niên nhất của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang 83 tuổi, đã bị giam cầm liên tục suốt 21 năm trong một ngôi chùa hoang phế tại một khu vực bị cô lập ở miền Trung Việt Nam. Đại lảoHòa Thượng Thích Quảng Độ, Chủ Tịch Chấp Hành của Phật Giáo Việt Nam Thống NHất, cũng đã từng bị giam cầm dưới nhiều hình thức trong nhiều năm, và mới đây, lại bị giam giữ và bị quản thúc tại gia sau khi Ngài đã đề nghị đón Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang về Sàigòn để chữa bệnh.

(C) Phật Giáo Hòa Hảo cũng đã bị tuyên bố là bất hợp pháp mãi cho đến năm 1999, khi nhà cầm quyền đã thiết lập xong một tổ chức với mục đích cai trị đạo Hòa Hảọ Theo Ủy Ban Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo của Hiệp Chủng Quốc, tổ chức đã kết nạp hầu hết là các đảng viên của đảng CS, và hiển nhiên, đã không được đại đa số Hòa Hảo công nhận là hợp pháp. Mặc dù, tổ chức do nhà cầm quyền bảo trợ này đã tìm cách kiểm soát tất cả mọi hoạt động của tôn giáo Hòa Hảọ Những tín đồ Hòa Hảo nàokhông công nhận sự hợp pháp của tổ chức tôn giáo của nhà cầm quyền không được phép đến thăm làng Hòa Hảo, tổ chức các buổi lễ tôn giáo truyền thống hoặc trưng bày các huy hiệu Hòa Hảọ Rất nhiều người đã bị bỏ tù và bị quản chế hành chánh và nhiều người khác bị kết án tù dài hạn về tội chống lại các sự từ chối tự do tôn giáo đó.

(D) Các tín đồ Tin Lành độc lập, hầu hết họ là thành viên của các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt đã bị nhà cầm quyền CSVN đối xử thô bạọ Theo Ủy Ban Quốc Tế Tôn Giáo của Hiệp Chủng Quốc, sự đối xử như vậy gồm có: "cho cảnh sát thình lình khám xét nhà ở, chùa và nhà thờ, bằt giữ, bỏ tù, tịch thâu các tài sản cá nhân và tôn giáo, sách nhiễu cơ thể và tinh thần, phạt tiền các hoạt động tôn giáo không được phép như hành đạo tập thể, rao giảng giáo lý trước công chúng, phổ biến tài liệu tôn giáo, làm thánh lễ rữa tội, lễ cưới và lễ tang. Ngoài ra, có báo cáo đã nói rằng, các tín đồ Tin Lành người Mường đã bị các viên chức nhà cầm quyền địa phương cưỡng ép họ phải đồng ý từ bỏ tín ngưỡng của họ."

(E) Các tổ chức tôn giáo khác như Giáo Hội Công Giáo, đã được nhà cầm quyền chính thức công nhận, những đã bị trói buộc bởi một số điều luật vi phạm quyền tự do tôn giáọ Thí dụ, nếu không có sự đồng ý của nhá cầm quyền Giáo HỘi Công Giáo bị cấm chỉ định các giám mục của mình; và thường bị từ chối cho mở các khóa tu nghiệp không có phép đặc biệt của nhà cầm quyền, và các buổi thuyết giảng giáo lý không thích hợp với chính sách của nhà cầm quyền. Một Linh MỤc Công Giáo, Cha Nguyễn Văn Lý đã bị bỏ tù từ tháng Ba năm 2001 đếnnay, và hiện vẫn còn bị ở tù sau khi Ngài gởi bài lòi chứng cho Ủy Ban Quốc Tế Tôn Giáo của Hiệp Chủng Quốc.

(F) Nhà cầm quyền CSVN cũng đã tịch thâu rất nhiều nhà thờ, chùa chiềng, và các tài sản khác của các tổ chức tôn giáọ Đại đa số các tài sản đó, dù thuộc các tôn giáo đã được nhà cầm quyền chính thức công nhận, không bao giờ được hoàn trả lạị

(5) Từ năm 1975, nhà cầm quyền CSVN đã hành hạcác cựu quân nhân của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và các người Việt Nam khác chống lại cuộc nổi loạn của Việt Cộng và cuộc xâm lăng Nam Việt Nam của Bắc Việt Nam. Sự hành hạ điển hình là sự giam cầm dài hạn trong các " Trại Tù Cải Tạo" - nơi các tù nhân thường bị tra tấnvà các hình thức xúc phạm cơ thể khác, và nhiều người đã chết. Những người tù cải tạo còn sống sót và gia đình của họ thường đã bị đẩy vào sống đoạ đày trong các "Khu Kinh Tế Mới". Các cựu đồng minh của Hiệp Chủng Quốc đó, cũng như các thành viên của gia đình họ, mãi cho đến nay, vẫm phải tiếp tục chịu đựng các hình thức quấy nhiễu và kỳ thị, kể cả sự từ chối cho hưởng các quyền lợi xã hội căn bản, và sự khai trừ khỏi việc làm và nền học vấn cao hơn.

(6A) Nhà cầm quyền CSVN đặc biệt đã đối xử tho bạo với các thành viên của các nhóm sắc tộc thiểu số người Mường ở miền Cao Nguyên Trung Phần Việt Nam. Họ là những người tiên phong bảo vệ Nam Việt Nam chông lại cuộc xâm lăng của Bắc Việt Nam. Và, họ đã chiến đấu rất anh dũng bên cạnh các chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt của Quân Đội Hiệp Chủng Quốc, chịu đựng nhiều thiệt hại nặng nề và cứu sống nhiều Chiến Hữu người Hoa Kỳ và Việt Nam của họ.

(6B) Từ năm 1975, các đồng bào Thượng một mình đã bị đàn áp dử dội, phần vì sự liên hệ quá khứ của họ với Hiệp Chủng Quốc, phần vì họ quá tận tuỵ với lối sống truyền thống và đạo Tin Lành của họ được xem như là không thích hợp với sự tuyệt đối trung thành và nhu cầu kiểm soát của hệ thống Cộng Sản.

(6C) Vào tháng 2 năm 2001, nhiều ngàn dân Thượng đã tham gia hàng loạt các cuộc biểu tình bất bạo động khắp vùng Cao Nguyên Trung Phần đòi tự do tôn giáo và đòi lấy lại các phần đất đã bị nhà cầm quyền tịch thâụ Và, nhà cầm quyền đã phản ứng mạnhbằng cách cô lập Cao Nguyên Trung Phần, và gởi đến đó nhiều lực lượng quân sự, xe tắng, và trực thăng tác chiến.

(6D) Các báo cáo đáng tin cậy của các người tị nạn đã trốn thoát được sang Cam Bốt chứng tỏ rằng, nhà cầm đã hành quyết nhiều người biểu tình và bỏ tù nhiều người khác, tra tấn và nhiều hình thức xúc phạm cơ thể khác.

(6E) Nhà cầm quyền CSVN cũng đã cho gia tăng việc ngăn chận thêm người Thượng chạy trốn khỏi Việt Nam. Và, các báo cáo đáng tin cậy cho biết các lực lượng công an của CSVN trên đất Cam Bốt đang treo giải thưởng tiền mặt cho ai chịu giao nộp các người Thượng đi tìm tị nạn chính trị.

(7) Nhà cầm quyền CSVN cũng đã hành quyết các thành viên của các nhóm sắc tộc thiểu số khác, kể cả những người Việt gốc Khờ Me ở khu vực Sông Cữu Long, nhiều người trong số họ đã từng chiếÀn đấubên cạnh các chuyên gia quân sự của Hiệp Chủng Quốc trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, và họ là đạo Phật Giáo Tiểu Thừa không phải là những người được Cộng Sản thừa nhận.

(8) Nhà cầm quyền CSVN cũng liên hệ tới các cuộc dung xá các vụ vi phạm trầm trọng quyền của công nhân. Vào tháng 8 năm 1997, Tổ Chức Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, đã báo cáo rằng, tình trạng bốc lộc lao động trẻ em tại Việt Nam trên đà gia tăng với hàng ngàn trẻ em dưới 15 tuổi đã bị bốc lột như thế. Các chương trình xuất cảng oc6ng nhân chính thức của nhà cầm quyền cũng đã bốc lột công nhân, nhiều người trong số họ là đàn bà, cưỡng bức nô lệ, cột nợ và nhiều hình thức bốc lột khác. Và, sự phản ứng của các viên chức nhà cầm quyền đối với các khiếu nại của công nhân là hâm doạ sẽ trừng phạt họ nếu họ không chịu bỏ qua các khiếu nại của họ.

(9A) Các chương trình định cư của Hiệp Chủng Quốc dành cho Người Việt Quốc Gia, hồm có Chương Trình Ra Đi Trật Tự, Chương Trình Dịnh Cư Cơ Hội DànhCho Người Việt Hồi Hương, và định cư các thuyền nhân trong các trại tị nạn khắp Đông Dương, đã được luật pháp cho phép giải cưú những Người Việt Quốc Gia nào đã bị hành hạ vì các sự liên hệ của họ với Hiệp Chủng Quốc trong thời kỳ chiến tranh, cũng như đối với những người mới đây được xét thấy rõ ràng là sợ bị hành hà vì màu da, tôn giáo, sắc tộc, quan điểm chính trị, hoặc là thành viên của một tổ chức xã hội đặc biệt,

(B) Nói chung, các chương trình định cư đó đã phục vụ tốt các mục đích của chúng. Tuy nhiên, có một số người tị nạn hội đủ điều kiện cho các chương trình vừa kể, đã bị từ chối hoặc đã bị loại trừ một cách bất công, có vài trường hợp là do sự thối nát hoặc trả thù của các viên chức Cộng Sản đã tiếp cận kiểm soát các chương trình, và trong vài trường hợp khác là do các nhân viên của Hiệp Chủng Quốc đã cưỡng bách quá đáng các sự giải thích tiêu chuẩn của chương trình. Những người tị nạn đã bị loại trừ bất công đó, gồm có vài người với các trường hợp cưỡng bức, kể cả nhiều cựu quân nhân tác chiến người Thượng và gia đình của họ.

(10) Nhà cầm quyền CSVN cho phá sống có hệ thống các chương trình phát thanh của Đài Truyền Thanh Á Chấu Tự Do, một công vụ phát thanh độc lập được Hiệp Chủng Quốc tài trợ để phổ biến tín tức và sự giải trí cho dân chúng ở các nước Á Châu mà các nhà cầm quyền của họ từ chối cho quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.

(11) Vào năm 1995, Chính phủ của Hiệp Chủng Quốc và CSVN đã tuyên bố "bình thường hoá" bang giaọ Và sau đó, vào năm 1998, Tổng Thống Clinton đã quyết định miễn áp dụng điều 402 của Đạo Luật Mậu Dịch 1974 (thường biết đến là Tu Chánh ÁnJackson Vanik) hạn chế viện trợ kinh tế cho các nước có nền kinh tế không thị trường mà các nhà cầm quyền của họ cũng hạn chế quyền tự do di trú. Vào năm 19 99, chính phủ Hiệp Chủng Quốc và CSVN đã tuyên bố "đồng ý trên nguyên tắc" Bản Hiệp Định Mậu Dịch Song Phương. Bản Hiệp Định này đã được ký vào năm 2000, và đã được trình lên Quốc Hội chờ được phê chuẩn hoặc không được phê chuẩn.

(12) Quốc Hội và nhân dân Hoa Kỳ đoàn kết với quyết định của họ vế vấn đề gia hạn hay mở rộng quan hệ mậu dịch với một nước mà nhà cầm quyền ở đó vi phạm trầm trọng có hệ thống các quyền làm người căn bản, và những sự vi phạm đó, phải không được phân tích như là sự xác nhận đồng ý hoặc chấp thuận. Khuyến khích tự do và dân chủ chung quanh thế giới- và đặc biệt đối với dân tộc nào bị đau khổ phần lớn vì sự liên hệ quá khứ của họ với Hiệp Chủng Quốc- và vì họ chia xẽ các giá trị của chúng ta- là và phải tiếp tục trở thành mục đích chính của chánh sách đối ngoại của Hiệp Chủng Quốc.

Khoản 3. MỤC ĐÍCH

Mục đích của Đạo Luật này là để khuyến khích sự phát triển tự do và dân chủ tại Việt Nam.

DANH ĐỀ I. QUỐC HỘI: ỦY HỘI HÀNH PHÁP VỀ VIỆT NAM
Khỏan 101. SỰ THIẾT LẬP ỦY HỘI HÀNH PHÁP VỀ VIỆT NAM CỦA QUỐC HỘI
Quốc Hội: Nay thiết lập Ủy Hội Hành Pháp về Việt Nam. Danh đề này được gọi là "Ủy Hội"

Khoản 102. CÁC CHỨC NĂNG CỦA ỦY HỘI
(a) QUAN SÁT TÌNH TRẠNG TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN: Ủy Hội sẽ quan sát các hành động của nhà cầm quyền CSVN phản ảnh tình trạng tôn trọng hoặc vi phạm nhân quyền, đặc biệt đối với các quyền đã được công nhận trong Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Quyền Chính Trị, và trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, kể cả, nhưng không giới hạn tới, hiện đang lưu hành khắp nơi:

(1) quyền tự do phát biệu,

(2) quyền hội họp trong hoà bình,

(3) quyền tự do tôn giáo, kể cả quyền tự do thờ phượng và quyền tham gia các hoạt động tôn giáo và các tổ chức mà không bị nhà cầm quyền nhúng tay hoặc can thiệp,

(4) quyền tự do di chuyển và quyền tự do lựa chọn nơi cư trú trên toàn lãnh thổ Việt Nam và quyền rời bỏ hoặc trở lại Việt Nam,

(5) quyền của một bị can:
(A) được xét xử trước sự có mặt của bị can, và bị can được quyền tự biện hộ cho mình hoặc nhờ đến sự giúp đỡ pháp lý do chính bị can lựa chọn,
(B) được thông báo, nếu bị can không có sự giúp đỡ pháp lý- thứ quyền mô tả trong tiểu đề (A),
(C) phải chỉ định sự giúp đỡ pháp lý cho bị can trong bất cứ trường hợp nào mà toà án đòi hỏi, và trong trường hợp như vậy, nếu bị can không đủ khả năng thanh toán bị can khỏi phải trả,
(D) được xét xử công bình và công khai bởi một tòa án có đầy đủ thẩm quyền, độc lập, và vô tư, đã được luật pháp lập nên,
(E) được xem là vô tội cho đến khi luật pháp chứng minh là có tội, và
(F) được xét xử không trì hoãn trái luật,

(6) quyền tự do không bị tra tấn và các hình thức trừng phạt thô bạo, sai trái khác,

(7) quyền bảo vệ quyền công nhân đã được thế giới công nhận,

(8) quyền tự do không bị bắt giam như là một hình phạt đối với sự đối lập với nhà cầm quyền,

(9) quyền tự do không bị bắt giam như là một hình phạt đối với sự thực hành hoặc rao giảng về nhân quyền, kể cả các quyền đã được mô tả trong khoản này,

(10) quyền tự do không bị bắt giữ trái phép, cầm tù hoặc trục xuất,

(11) quyền được xét xử công khai và công bình trước một tòa án độc lập để phán quyết về quyền công dân và bổn phận của mình, và,

(12) quyền được tự do lựa chọn việc làm,

(b) DANH SÁCH NẠN NHÂN: Ủy Hội sẽ thu thập và gìn giữ các danh sách của những người đã được biết đã bị bỏ tù, bị giam cầm, bị quản thúc tại gia, bị tra tấn, hoặc mặc khác bị quấy nhiễu bởi nhà cầm CSVN vì họ theo đuổi những quyền đã được mô tả trong phụ đoạn (a). Trong việc sưu tập các danh sách đó, Ủy Hội sẽ, hành xử thích đáng quyền tự do hành động, kể cả những sự việc liên hệ đến tình trạng an toàn, sự an nguy và quyền lợi của những người trong danh sách và gia đình của họ.

(c) QUAN SÁT SỰ PHÁT TRIỂN NGUYÊN TẮC LUẬT PHÁP: Ủy Hội sẽ quan sát sự phát triển nguyên tắc luật pháp tại Việt Nam, kể cả nhưng không hạn chếtới:

(1) sự tiến bộ theo chiều hướng phát triển của các cơ quan cại trị dân chủ,

(2) các vụ tố tụng do các điều luật, các qui định, các qui tắc và các đạo luật hợp pháp khác của nhà cầm quyền CSVN, đã được khai triển và trở nthành sự bó buộc trên toàn lãnh thổ Việt Nam,

(3) sự đánh giá các điều luật, các qui định, các qui tắc, các quyết định hành chánh và tư pháp, và các đạo luật hợp pháp khác của nhà cầm quyền CSVN đã được xuất bản và phân phối tới tay dân chúng,

(4) sự đánh giá các quyết định hành và tư pháp đã được sự hổ trợ của các bản tường trình trình lý luận dựa trên các điều luật, các qui định, các qui tắc đã thành văn, và các đạo luật hợp pháp kháccủa nhà cầm quyền CSVN,

(5) sự đánh giá các cá nhân đã được đối xử công bình dưới luật pháp của nhà cầm quyền CSVN không phân biệt màu da, quốc tịch, tôn giáo, hoặc các đoàn thể quá khứ hay hiện tại,

(6) sự đánh giá các quyết định hành chánh và tư pháp không lệ thuộc áp lực chính trị hoặc sự can thiệp của nhà cầm quyền, đã được các tòa án kháng cáo có thẩm quyền duyệt xét,

(7) sự đánh giá luật pháp tại Việt Nam đã được viết và quản trị theo các phương pháp phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, kể cả các đòi hỏi của Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Quyền Tự Do Chính Trị.

(d) HỢP TÁC SONG PHƯƠNG: Ủy Hội sẽ quan sát và khuyến khích sự tiến bộ của các chương trình và các hoạt động của Chính Phủ Hiệp Chủng Quốc và các tổ chức tư nhân với quan điểm theo chiếu hướng nâng cao sự trao đổi người và quan điểm giữaHiệp Chủng Quốc và CSVN, và sự mở rộng hợp tác trong các lãnh vực bao gồm, nhưng không hạn chế tới:

(1) sự nâng cao việc thực thi nhân quyền đã được mô tả trong tiểu đoạn (a),

(2) sự phát triển nguyên tắc luật pháp tại Việt Nam
(e) LIÊN LẠC VỚI CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ: Trong khi thi hành các chức năng đã được đề cập trong các tiểu đoạn, từ (a) đến (d), Ủy Hội sẽ, dành riêng cho mình quyền tìm kiếm và gìn giữ các sự liên lạc với các tổ chức phi chính phủ, kể cả việc nhận các báo cáo và các cập nhật từ các tổ chức phi chính phủ , và quyền thẩm định các báo cáo đó.
(f) BÁO CÁO HÀNG NĂM: Ủy Hội sẽ làm báo cáo trình lên Tổng Thống và Quốc Hội trong thời gian khống quá 12 tháng kể từ ngày Đạo Luật này ban hành, và sau đó, không quá mỗi chu kỳ 12 tháng, và trong thời gian 12 tháng trước mặt, đưa ra những nhận xét và sự hoàn tất các tiểu đoạn, từ (a) đến (c). Báo cáo của Ủy Hội có thể bao gồm cả những đề nghị để cơ quan lập pháp và hành pháp hành động.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.