Hôm nay,  

Nhật Dựng Rào Cản Quá Khó: VN Có Cơ Mất Thị Trường Tôm

15/09/201200:00:00(Xem: 6750)
Việt Nam có nguy cơ mất thị trường tôm ở Nhật Bản, theo bản tin từ báo Tiền Phong cho biết.

Bản tin nói:

“Thị trường nhập tôm lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản đang bị đe dọa, do nước này áp dụng tần suất kiểm tra 100% lô tôm Việt Nam với hàm lượng Ethoxyquin cho phép rất thấp. Trong nước chưa tìm ra chất thay thế loại chất này.”

Báo Tiền Phong gọi đó là Rào cản Ethoxyquin...

Ngày 31-8 cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã kiểm tra 100% lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam, với hàm lượng Ethoxyquin cho phép chỉ 0,01 ppm.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), việc Nhật Bản quy định hàm lượng Ethoxyquin thấp như vậy là vô lý, vì đây là chất chống oxy hóa được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, và hầu hết quốc gia trên thế giới cho phép ở từ 75 -150 ppm.

Bản tin cũng ghi lời Bà Trần Bích Nga, Phó Cục trưởng Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Nafiqad (Bộ NN&PTNT) cho biết, Ethoxyquin là chất chống oxy hóa tổng hợp được sử dụng để chống quá trình oxy hóa, chống mất màu.

Bà nói rằng Hiện EU cho phép hàm lượng Ethoxyquin 150 ppm trong thức ăn chăn nuôi; không quy định mức tối đa Ethoxyquin trong thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng.

Mỹ cũng cho phép hàm lượng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi tối đa là 150 ppm; không có quy định đối với thủy sản.

Theo bà Nga, Nhật Bản quy định Ethoxyquin trong thức ăn cho tôm là tối đa 150 ppm, trong thực phẩm cá là 1ppm, không quy định cho giáp xác và chưa xác định được cho tôm và cua.

Báo Tiền Phong ghi thêm:

“Theo Vasep, việc áp dụng biện pháp kiểm tra khắt khe trên của Nhật Bản với Ethoxyquin, đẩy các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thế hoàn toàn bị động và không dám xuất hàng sang thị trường này, vì rủi ro rất lớn.

Trong khi đó, từ đầu năm đến giữa tháng 8, xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD, trong đó thị trường Nhật Bản lớn nhất chiếm gần 27%, Mỹ chiếm gần 21%, EU 14%... Tuy nhiên, nửa đầu tháng 8, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật đã giảm 22,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là mức giảm lớn nhất từ trước đến nay.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.