Hôm nay,  

11 Năm Sau Khủng Bố 911

13/09/201200:00:00(Xem: 13056)
Mười một năm sau cuộc khủng bố 911, cao ốc WTC được nhân dân và chánh quyền Mỹ tái thiết to hơn, đẹp hơn xưa và thành phố Nữu Ước được bảo vệ an toàn, chặt chẽ hơn xưa.

Một, WTC được kiến thiết to, đẹp hơn. Nhơn thời gian kỷ niệm thứ 11 cuộc khủng bố 911, thông tấn xã AP cho biết, báo USA Today đi tin, khu Trung TâmThương Mại Thế Giới WTC nơi bị quân khủng bố dùng hai máy bay cướp được tấn công như bom thảm sát tàn phá, giết chết mấy ngàn người và bị thương rất nhiều thường dân vô tội. Trên hoang tàn đổ nát, máu nước mắt của người Mỹ vô tội và gia đình đau thương vô hạn, nhân dân và chánh quyển Mỹ tái thiết lại như một di tích lịch sử liệt hạng, một danh lam thắng cảnh, một đài tưởng niệm toàn quốc và của thế giới to hơn, đẹp hơn xưa, với một kinh phí tăng rất cao. Hồ nước to phản chiếu, thác nước phun, soi bóng nhà chọc trời, và bảo tàng viện dưới mặt đất, khu tưởng niệm với tầm vóc liên bang này theo dự trù sẽ lôi cuốn mỗi năm khoảng 4 triệu rưởi người đến xem.

Giá phải trả cho công trình tưởng niệm này dự trù ban đầu là $700 triệu Đô la Mỹ nhưng dần dần phát sinh do vật giá gia tăng, kiện toàn kiến trúc, và kéo dài thời gian, mỗi năm phải tốn thêm 60 triệu nữa. Sáng hội lo vụ này có lẽ phải cần ngân sách liên bang, tiểu bang, hay thành phố tài trợ và cần gây quỹ để nhân dân giúp đỡ, theo ý kiến của một số dân cử Mỹ.

Đó là kinh phí xây dựng khu tưởng niệm thôi, chớ chưa tính kinh phí tốn kém để điều hành và bảo trì hàng năm. So sánh kinh phí các đài tưởng niện khác, kinh phí tu trì và điều hành khu tưởng niệm cuộc khủng bố 911 tốn kém cũng đáng lo lắm. Nha Công Viên Quốc Gia dự trù ngân sách bảo trì và điều hành hàng năm cho Gettysburg National Military Park là $8 triệu 4; tượng đài USS Arizona Memorial ở Pearl Harbor, Hawaii, 3 triệu 6. Và kinh phí điều hành Nghĩa Trang Quốc gia Arlington với 14,000 mộ phần những quân nhân Tổ Quốc Mỹ ghi ơn và 4 triệu người đến viếng thăm, tưởng niệm một năm tốn hết 45 triệu.

Riêng khu tưởng niệm WTC là địa điểm rất nhậy cảm nên mỗi năm, sáng hội trách nhiêm điều hành phải chi 12 triệu chỉ riêng cho vấn đề bảo vệ an ninh với thủ tục kỹ lưỡng như vào phi trường và phải qua nhân viên an ninh có trang bị vũ khí.

Nội việc khai trương không đúng hạn cũng thiệt hại cho phần thu để bù chi rất nhiều. Tính một cách khiêm nhường và gọn nếu 2 triệu người viếng trong một năm, giả sử giá vé là 12 Đô, mà khai trương trễ một tháng thì thất thu cũng nhiều rồi.

Chi phí điều hành và giữ an ninh cao nên nhiều viên chức dân cử của chánh quyền đang lên tiếng cần phải dùng ngân sách nhà nước tài trợ khoảng 40% để việc điều hành khu tưởng niện WTC này một cách bền vững. Và mặt khác giúp cho sáng hội gây quỹ như khi làm đài Tưởng Niệm Nạn Nhân cuộc khủng bố bằng bom hồi năm 1995 ở Oklahoma City.

Hai, thành phố New Yrok được bảo vệ an toàn hơn. Tư năm trước vào năm 2011, nhơn kỷ niệm năm thứ mười cuộc khủng bố 911, nhựt báo Pháp Le Figaro có bài viết giới thiệu về lực lượng cảnh sát New York, viết tắt là NYPD, trở thành một biểu tượng được trọng nễ và nổi tiếng đối với các thành phố đông dân nhứt hoàn cầu.

Từ năm 2011 NYPD đã trở thành trụ cột trong cuộc chiến chống khủng bố tại New York. Nếu như New York luôn được coi là mục tiêu lý tưởng cho quân khủng bố Hồi giáo cực đoan, thì giờ đây New York lại là một thành phố được bảo vệ tốt nhất thế giới. Có được như vậy là nhờ vào một lực lượng cảnh sát hùng hậu, rất chuyên nghiệp và có lương tâm với 35 ngàn người, hành động đúng nghĩa là bạn dân trong việc bảo vệ người dân của thành phố và du khách đền từ năm châu bốn biển.

Từ 11 năm qua, lực lượng cảnh sát New York nằm dưới sự chỉ huy của Ray Kelly, một cựu sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và một cựu viên chức CIA David Cohen lo về công tác tình báo cho lực lượng.

Như TT Bush, từ sau cuộc khủng bố 911, từ một tổng thống chủ hoà khi ra ứng cử chánh yếu để lo vấn đề nội địa, Ông quyết định trở thành một tổng thống khai chiến với quân khủng bố, quyết tâm bắt Bin Laden đem ra trước công lý, chết hay sống. TT Bush hết nhiệm kỳ chưa làm được, thì TT Obamna tiếp nối thực hiện lời nguyền coi như của chánh quyền của nước Mỹ này.

Còn Ray Kelly trên hoang tàn đổ nát của cuộc khủng bố 911 tại thành phố nhà của mình, Ông quyết định không giao nền an ninh của thành phố mình, của cư dân mình vào bàn tay độc quyền của chánh quyền liên bang nữa. Và trong 11 năm liền chánh quyền liên bang cũng ý thức không ai thiết tha, hiểu biết, lo lắng cho an ninh của địa phương mình bằng chánh quyền địa phương, nên suốt 11 năm đã qua, ngành an ninh liên bang không làm thay nghĩ thế, mà hậu thuẩn, yểm trợ tối đa cho NYPD.


Trong 10 năm, Ray Kelly chuyển biến NYPD tận gốc rễ, từ đơn vị truy tầm tội phạm thành đơn vị tấn công tội phạm, mà tội phạm quan trọng và ác độc nhứt là khủng bố. Cố vấn an ninh của thành phố là Ông Peter Vallone nhận định, nhờ vậy mà trong 10 năm NYPD đã diệt trong trứng nước 13 cuộc khủng bố, trở thành đơn vị chống khủng bố giỏi nhứt thế giới.

Những người này làm việc trong bóng tối. Nơi nào quân khủng bố có thể tấn công, là có những người bạn dân này phục kích, quan sát, triệt tiêu, thức đêm cho người dân ngủ, gác ngày cho người dân làm việc – một cách âm thầm của ngươi chiến sĩ vô danh.

Như những người bắn sẻ ẩn mình trên nóc nhà. Như những chiếc trực thăng thám báo trên trời và xe tuần tra trên lộ. Những người bạn dân này trang bị tận răng, kinh nghiệm đầy mình, máy móc tinh vi hiện đại sẵn sàng xông vào lửa đạn, môi trường hoá chất độc hại, điêu luyện thăm dò, gỡ bom, như những tài tử Hollywood trong các phim trinh thám.

Họ có và đi những chiếc xe du lịch như hàng triệu người ở New York nhưng bên trong gắn những máy thăm dò nhỏ như điện thoại di động cực nhậy với tia phóng xạ, có thể biết người bị cancer đi xạ trị ba tuần trước khi đi ngang họ. Họ kiểm soát dưới nước, mỗi ngày họ lặn xuống quan sát cầu hai lần, liên tục 365 ngày 1 năm, không ngừng nghỉ.

Những đơn vị chống khủng bố của NYPD hành động trong những nơi kín đáo không xa Central Park, trong vùng Nam Manhattan hay Brooklyn và Queen, Năm 2006, NYPD trang bị nhiều cameras theo kiểu Luân Đôn của Anh. Máy sẽ báo động nếu có một người qua đường nào để một cái túi bọc gì tại những nơi có thể bị tấn công hay một chiếc xe nào đi qua lại nhiều lần một khu nào đó. Hình ảnh này trên nguyên tắc sẽ xoá trong vòng 30 ngày.

Máy bay quan sát của NYPD có thể theo dõi một người từ trên cao 1500 m và thấy cái máy chụp hình của một du khách trên nhà chọc trời của New York. Luật pháp cấm cảnh sát không được thám sát người trong tư gia nhưng với kỹ thuật tân kỳ của Mỹ thì thừa khả năng làm việc ấy, không khó để nghe điện đàm, thu âm qua những bức tường nếu cần và xin phép tòa án vi vấn đề an ninh cần thiết. 

Lâu lâu bằng cách này hay cách khác NYPD cố ý cho tiết lộ một vài tin tức đề quân khủng bố biết hệ thống phòng thủ, truy tầm, theo dõi của New York là thiên la địa võng, với máy móc thần cơ diệu toán và với những con người sẵn sàng chết sống để trừ gian, diệt ác. 24 giờ trên 24, 7 ngày một tuần, 365 ngày một năm.

Không phải chỉ làm việc ở TP Nữu Ức, NYPD cộng tác với 11 nước trên thế giới, theo nhận định của một giáo sư hình tội học người Pháp Alain Bauer, cố vấn cho NYPD. David Cohen liên lạc với Montréal, Singapore, Amman, Tel-Aviv, London, Paris, Lyon - và Interpol. Bất cứ lúc nào có một cuộc khủng bố xảy ra trên thế giới thì một chuyên viên của NYPD bay đến liền, trong ngày.

NYPD có một ê kíp người ưu tú, gồm luật sư, chuyên viên đại học, tài chánh, nhứt là những nhà ngôn ngữ học thông thạo các thứ tiếng Arab, Farsi, Nga, Ourdou hay Pachtou.

Những nhà phân tích tin tức tình báo công tác chặt chẽ và thường xuyên với cảnh sát và nhân viên an ninh mặc thường phục tại những nơi nhậy cảm như thánh thất Hồi giáo, trường dạy kinh Koran, các hội đoàn cư dân và sinh viên gốc Hồi Giáo.

Ba và sau cùng, chuyện ít có. TT Pháp Nicolas Sarkozy ân thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh cho Ray Kelly, năm 2006.Thủ Tướng Anh mời một giới chức hồi hưu của Cảnh Sát New York qua làm cố vấn an bài biến động ở Anh.

Mỹ là nước tự do, dân chủ việc làm của NYPD tự nhiên không khỏi bị các tổ chức dân quyền, một số ít hội đoàn của người Mỹ Hồi giáo than phiền, là quá cứng rắn, có vẻ kỳ thị với người gốc Hồi Giáo.

Nhưng đa số dân chúng New York nói riêng và Mỹ nói chung rất tri ân những người bạn dân đã cứng rắn với quân khủng bố để ngưòi dân có cuộc sống bình an.

Và hồi năm rồi khi bài báo le Figaro này ra, Bin Laden trùm khủng bố quốc tế còn sống, ắt cũng biết khó mà làm một cú thứ hai như cuộc khủng bố 911 ở Mỹ, khi nhân dân và chánh quyển Mỹ ý thức khủng bố là kẻ thù.

Và năm nay, khi tin AP nói trên ra, Bin Laden hồn đang dật dờ dưới đáy biển ắt cũng thấy quyết tâm của chánh quyền và nhân dân Mỹ, đã tái thiết WTC to, đẹp nhiều lần hơn xưa./.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.