Hôm nay,  

Vòng Đua Cuối Cùng: Bush, Con Người Và Chính Sách

23/10/200400:00:00(Xem: 6060)
Trong lịch sử cận đại Hoa kỳ, sau ngày Richard Nixon kết thúc chiến tranh Việt Nam, không có lúc nào chính sách đối ngoại của Mỹ lại gây cơn sốt nặng trong xứ và trên thế giới như trong nhiệm kỳ bốn năm đầu của George W. Bush. Cuộc chạy đua nước rút giữa Tổng thống đương nhiệm và ứng cử viên Dân chủ John Kerry còn nhiều gây cấn và bất ngờ từ đây cho đến ngày 2 tháng 11. Khác với năm 1975, Hoa kỳ hiện là siêu cường duy nhất trên địa cầu và phải đối đầu gần như đơn độc một mạng lưới khủng bố vô hình, cuồng tín, hoạt động khắp nơi. Hai mặt trận chính thức Afghanistan và Irak gây cho Mỹ 445 tỉ mỹ kim thâm thủng ngân sách và làm cho Mỹ mất nhiều đồng minh cột trụ.
Người thuyền trưởng đang lèo lái Hoa kỳ trong cơn bảo tố là một nhân vật gây nhiều tranh luận: George W. Bush. Ông được một số người ngưởng mộ như anh hùng xuất chúng nhưng đồng thời, bị kẻ khác sỉ vả như một đồ tểà của nhân loại.. Trước khi thử phân tích chính sách Bush, tưởng cũng nên nhận xét chấm phá về con người của vị tổng thống thứ 43 của Hoa kỳ.
A- Con người George W Bush.
G W Bush sinh ra trong một gia đình quyền quý, nổi tiếng hơn cả giòng họ Kennedy. Ông nội là cố Nghị sĩ Prescott Bush, cha là Tổng thống Mỹ thứ 41 George Bush và em là đương kim Thống Đốc Florida Jebb Bush.
Tốt nghiệp MBA, Quản trị hành chính, vào hạng thường tại Đại học Yale, ông từng là một nhà kinh doanh không có gì sáng giá. Gia đình Bush đặt kỳ vọng chính trị nơi Jeb Bush nhiều hớn. Cuộc đời của "công tử " G W Bush xuống dốc thê thảm khi ông say mê rượu chè và hút xách. Bà vợ là cô giáo Laura Bush toan xin ly dị. Bổng nhiên, sáng ngày 28.7,1986, tại nơi nghỉ mát Bradmoore, Colorado, sau đêm ăn mừng sinh nhật 40 tuổi, G W Bush làm mọi người ngạc nhiên khi ông tuyên bố bỏ rượu và ngưng hút vĩnh viễn để cứu vãn hạnh phúc gia đình. Ông từ chối tham gia - vì nói không cần thiết - một khóa y tế cai thuốc và cai rượu.
G W Bush trở nên rất ngoan đạo và bắt tay xây lại cuộc đời. Ông thành công và hăng hái giúp cha vận động tranh cử nhiệm kỳ hai Tổng thống năm 1988. Dân chọn Clinton. G W Bush liền dấn thân làm chính trị và đắc cử dễ dàng hai nhiệm kỳ thống đốc tiểu bang Texas năm 1994 và 1998. Năm 2000, đảng Cọng hòa đưa ông ra ứng cử Tổng thống và ông đã đánh bại ứng cử viên Dân chủ Al Gore trong đường tơ kẽ tóc.
Hành trình chính trị của Tổng thống G W Bush khá lận đận. Tám tháng sau khi ông tuyên thệ nhậm chức, khủng bố Hồi giáo tấn công ngày 9.11. 2001 World Trade Center tại Nữu Ước và Ngũ Giác Đài tại Hoa Thịnh Đốn. Chiến tranh Afghanistan và Irak bùng nổ và đến nay chưa thấy lối thoát.
Phe đối lập cho rằng TT Bush là một người bướng bỉnh, vụng về, không trí thức và ngạo mạn. Phía ủng hộ, trái lại, đề cao Bush như một lãnh tụ có đường lối và nguyên tắc, cương quyết và không chùn bước trước khó khăn. Bush tuyên bố với báo chí: "Tôi thoải mái dưới lớp da của tôi, I am comfortable in my own skin. Tôi biết tôi là ai. Tôi đã học được bài học kiên nhẫn...Các nhà lãnh đạo phải hiểu những gì họ nói và phải nói những gì họ muốn." G W Bush có quan điểm độc lập với thân phụ về nhiều vấn đề: thuế vụ, đối ngoại, tôn giáo...Một nhà báo hỏùi ông có thường tham ý cha hay không và được bố mẹ cố vấn ra sao" Tổng thống Bush cười, trả lời: "Để thêm nghị lực, tôi cầu cứu với "một người cao hơn cha, a higher father" (ngụ ý: Thượng đế). và tôi thường khuyên ông, bà cụ tôi đừng lo cho tôi và "hãy tắt máy truyền hình đi, turn off the show" (để khỏi nghe TV chỉ trích lang bang chính phủ ). Để nêu gương, TT Bush thường đến sớm hơn năm phút trước giờ nhóm Hội đồng nội các, ghét ai đi trể, đặt nhiều câu hỏi chính xác, không thích tranh luận vòng vo, quyết định mau lẹ và không cắt nghĩa dài dòng ý kiến của mình. Ông không mấy lưu ý đến các cuộc dò ý dân trên mặt báo. Tính tự tin có thể biến ông thành một người giáo điều và sơ cứng.
B - Những điểm thắc mắc về chính sách đối ngoại của Tổng thống George W Bush.
Đến nay, phần đông các người ủng hô cũng như bài bác Bush về mặt đối ngoại thường khẳng định rằng các chính sách của vị Tổng thống này có màu sắc cấp tiến hơn các Tổng thống tiền nhiệm. Nhận thức này vô căn cứ. Vì có một sức mạnh quân sự vô địch trên toàn vũ nên Hoa kỳ lắm khi bị ám ảnh bởi nhu cầu chứng minh sự trong sáng về đạo lý. Mâu thuẩn này tạo những yếu điểm. Hoa kỳ phải quân bình lại phương tiện vớiø mục tiêu nếu muốn dựng ra một chiến thuật thật sự hữu hiệu.
Dưới đây xin thử tổng kết nhận xét của các thân tích gia về một số câu hỏi liên hệ đến đường lối ngoại giao của Tổng thống Bush:
1 - Chính sách đối ngoại của Bush có tính cách cách mạng" Không đúng.
Bush chủ trương duy trì một nền hòa bình dân chủ và quảng bá các giá trị căn bản của Hoa kỳ. Chủ trương này không mới lạ vì mang âm hưởng của những chủ đề quen thuộc. Nó tiếp tục khoa trương lập luận của Thanh giáo (Puritan rhetoric) thường đề cao hình ảnh Hoa kỳ như "một đô thị trên ngọn đồi, a city upon the hill." Nó làm sống lại tầm nhìn của Thomas Jefferson về một đế quốc tự do. Nó nhắc đến thông điệp của Woodrow Wilson "thế giới phải an toàn tiến đến dân chủ." Nó bắt nguồn từ bốn tự do đề xướng bởi Franklin Roosevelt. Và nó vọng lại lời cam kết của J F Kennedy trong bài diễn văn nhậm chức : "chống mọi kẻ thù để bảo đảm sự tồn vong và thành công của tự do."
Mặt khác. đường lối đơn cực (unilateralism) của Bush cũng không mới mẻ.ï Thật vậy, ngay từ lúc Hoa kỳ trở thành một nước cọng hòa, các người cha đẻ của chế độ thường xuyên nhắc nhở nên tránh những liên minh có thể lôi cuốn xứ này vào các cuộc tranh biện nguy hiểm của Cựu Thế giới. Họ đều đồng ý Hoa kỳ cần hành động đơn phương để bảo vệ quyền lợi riêng và thể hiện những lý tưởng nền tảng của mình.
Nhiều giới chỉ trích Bush từ bỏ chính sách đa phương (multilateralism) được các Tổng thống tiền nhiệm áp dụng sau Đệ nhị thế chiến và trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Chính sách khôn ngoan này đã giúp xây dựng được một nền an ninh chung, tạo lập NATO, tổ chức nhiều định chế đa nguyên và siết chặc mối tương quan quốc tế trong hệ thống tân thời kinh tế toàn cầu. Điều đáng lưu ý là các Tổng thống trước ông Bush công khai tuyên bố trung thành với chính sách đa phương và an ninh chung. Tuy nhiên, ở nơi riêng tư, họ không bao giờ từ bỏ quyền hành động riêng. Điểm khác biệt là Ôâng Bush đã biến đường lối này thành một chủ thuyết, doctrine. Hai bên không giống nhau về cách thức hành động, style.
2 - Chủ thuyết "chiến tranh phòng ngự" của Bush không có tiền lệ " Trật.
Đánh phủ đầu hay đánh phòng ngự (preemptive war) là một chiến thuật Mỹ có từ ngày lập quốc. Thật vậy, năm 1818, tướng Andrew Jackson xâm lăng Florida của Tây ban nha, tấn công dân Da đỏ, giết hai người Anh và gây một cuộc khủng hoảng quốc tế. Bộ trưởng ngoại giao John Quincy Adams báo cho Đại sứ Tây ban nha biết Mỹ hành động trước vì Tây ban nha không giữ nổi an ninh dài theo biên giới.
Công nhiên hơn, Tổng thống Theodore Roosevelt tuyên bố năm 1904 rằng Hoa kỳ sẽ can thiệp vào Tây bán cầu để cứu vãn văn minh. Ông cảnh cáo: nếu không làm như thế, các xứ Âu châu sẽ đưa tàu chiến vào để đe dọa Hoa kỳ.

Vài thập niên sau, Franklin Roosevelt xoay lưng lại Chủ thuyết Monroe và công bố Chính sách Láng giềng tốt, The Good Neighbor Policy, nhưng không vì thế mà hủy bỏ việc xử dụng trước võ lực. Khi chiến tranh bộc phát ở Âu châu, ông cung cấp võ khí và lương thực cho các xứ dân chủ tại địa lục này. Khi tiềm thủy đỉnh Đức quốc xã pháo vào chiến hạm USS Greer tháng 9.1951, Roosevelt cho tấn công tàu Đức và Ý trong vùng Bắc Đại Tây Dương. Ông nói: "Khi thấy một con rắn hổ chuẩn bị tấn công, ta không đợi nó mổ mới đánh dập đầu rắn."
Trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, Mỹ tấn công phòng ngự nhân danh chủ thuyết dominos, để chận các mối đe dọa - thật sự hay tưởng tượng - ở Trung Mỹ, vùng biển Caraibe, Đông Á và Trung Đông . Như Bush làm hiện nay, các lãnh tụ Hoa kỳ lúc đó chứng minh quyết định bằng hai chữ Tự Do. Bush do dự gây chiến phòng ngự với Iran và Bắc Hàn vì rủi ro quá lớn. Cũng như các Tổng thống tiền nhiệm, Bush áp dụng chiến lược này một cách chọn lựa, selectively. Việt Nam và Irak là những cuộc chiến kén tuyển, wars of choice.
3 - Biến cố 9.11 đã thay đổi toàn diện chính sách đối ngoại của chính quyền Bush" Đúng.
Hơn thế, biến cố này thay đổi cách nhận định thế giới của ê-kíp Bush. Khi ra ứng cử Tồng thống năm 2000, Bush đề cao "đặc tính khiêm nhường của sức mạnh thật sự, the modesty of true strength, the humility of real greatness." Ông hứa Hoa kỳ sẽ thực hiện hòa bình, dân chủ và tự do một cách thực tế. Quan tâm hàng đầu của chính phủ Bush là giải trừ sự cạnh tranh nguy hiểm của Trung quốc và một nước Nga trên đà phục hưng. Tuy có nghĩ đến việc thay đổi chế độ Saddam Hussein, chính quyền Bush lúc đó chưa toan tính xâm lăng Irak để xây lại một nước mới theo chủ trương nation building. Cố vấn an ninh Condolezza Rice nói: " Cuộc tấn công ngày 9.11 gây cú sốc khủng khiếp: Hoa kỳ không còn an toàn." Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld giải thích: " Khối quốc gia đồng minh không phản ứng ở Irak, Chúng ta phải hành động vì khám phá dưới ánh sáng mới, qua lăng kính thí nghiệm ngày 9.11, bằng chứng kinh hoàng Irak chế tạo vũ khí giết đại chúng, WMD, weapons of mass destruction," Vì không đề phòng và tiên liệu khủng bố ra tay trước, ngay trên lãnh thổ Mỹ, cho nên chính phủ Bush cảõm thấy bất an và bịï cám dỗ dùng mạnh võ lực.
4 - Chính sách đối ngoại của Bush khơi động phong trào chống Mỹ trên thế giới" Đúng vậy.
Năm 1958, nhiều thành phố châu Mỹ La-tin đã rầm rộ biểu tình chống phó Tổng thống Nixon đến viếng thăm. Năm 1960, Tổng thống Eisenhower phải hủy công du ở Tokyo vì dân Nhựt phản đối. Thập niên 60, Âu châu chống mạnh Hoa kỳ vì chiến tranh Việt Nam. Mười năm sau, Reagan bị kích bác vì cho chế tạo những võ khí hạt nhân cấp trung. Tuy nhiên, không lần nào thế giới mất cãm tình nặng với Hoa Thịnh Đốn như hiện nay. Theo thống kê của Pew Research Center, mối hữu nghị dành cho Hoa kỳ giãm sút từ 75 xuống 58% tại Anh quốc, 61 xuống 38% tại Đức, và 63 xuống 37% tại Pháp. Trong khối Hồi giáo, còn tệ hơn nhiều, ngay ở các xứ từ xưa nay thân thiết với Mỹ như Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Maroc và Jordanie.
Dư luận chung cho rằng Hoa kỳ phản ứng quá đáng để bảo vệ quyền lợi của mình và phô trương tính cách ưu việt của những "giá trị" xứ này. Khủng bố phần lớn phát sinh từ mặc cãm của dân Hồi bị siêu cường Hoa kỳ lấn áp, khinh thị và từ sự phẩn uất bất lực . Thay vì yếu dần, nạn khủng bố lan rộng thêm.
5- Chính phủ Bush thực thi dở một chiến lược đúng" Không đúng.
Chiến lược liên kết phương tiện và cứu cánh hầu tìm ra chiến thuật để thể hiện mục tiêu. Với chính sách hiện được áp dụng, mục tiêu khó thành đạt vì phương tiện và cứu cánh không đi đôi. Cố vấn Condolezza Rice từng xác nhận: chính sách Bush dựa vào ba cột trụ: 1) vô hiệu hóa khủng bố và các " chế độ côn đồ, rogue regimes". 2) hòa hợp mối liên hệ giữa những đại cường và 3) phát triển thịnh vượng và dân chủ trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng chiến tranh phòng ngự và đường lối đơn cực của Bush làm tan rã cái thế đoàn kết quốc tế và đẩy chương trình phát triển thế giới vào hàng thứ yếu.
TT Bush tuyên bố: dân khắp mọi nơi, kể cả Trung Đông, mơ hưởng được hòa bình dân chủ. Định đề chính yếu của thuyết Hòa bình dân chủ là những xã hội dân chủ không gây chiến với nhau. Cuộc chiến chống khủng bố hiện nay làm cho khó khăn công cuộc dân chủ hóa thế giới Á rập. Vì nhu cầu quân sự, Hoa kỳ phải ký những thỏa ước ủng hộ các chế độ chuyên quyền, coi thường dân chủ.
Dân chủ hóa là một chủ trương cao quý. Hơn phương pháp quân sự, sự kiên nhẫn, sáng kiến và tài nguyên là những yếu tố đưa đến thành công. Mặt khác, mục tiêu đối ngoại của chính quyền Bush khó có thể điều hòa với những chương trình cần thể hiện ưu tiên trong nước Mỹ.
5 - Bush là người thừa kế của Reagan" Đúng.
Nhưng điều ấy có lợi hay không" Theo Rumsfeld, Bush không ngại - như Reagan - điểm mặt kẻ gian ác, tuyên bố thẳng thừng ý định đánh bại khủng bố là hiện thân của Satan. Bush tin rằng Reagan đã dành thế chủ động trong tay Nga sô, giải thoát Đông Âu và thắng Chiến tranh lạnh nhờ sức mạnh quân sự kèm theo sự trong sáng đạo lý, moral clarity.
Ngày nay, nhiều thức giả đã giải thích một cách khác. Năm 1947, để chống lại sự đe dọa của Nga sô, Tổng thống Harry Truman và các cố vấn đã chọn tái thiết Âu châu thay vì giải pháp tăng cường võ trang. Nhà ngoại giao George F. Kennan cảnh cáo không nên dùng quân sự, trải mỏng quân đội Mỹ và quá nặng về lý thuyết. Thay vì chủ trương tái cấu trúc những xã hội khác, Kennan lưu ý nên chận đứng thế lực của Nga và chấn chỉnh các cơ cấu nội bộ của Hoa kỳ. Năm 1950, Điện Cẩm Linh tái thí nghiệm nguyên tử, phong trào tố cộng McCarthy nổ lớn và chiến tranh Triều tiên thúc Quốc hội Mỹ thông qua Kế hoạch an ninh quốc gia NSC-68. Tài liệu này nhấn mạnh vào sự trong sáng đạo lý và hành động vũ dũng như hai yếu tố cốt lõi. Đầu thập niên 80, Reagan dựa vào lý do "trong sáng đạo lý" để giúp các chính phủ thiên hữu quá khích ở Trung Mỹ và ủng hộ Saddam Hussein chống Iran. Vui mừng vì Nga sô rút khỏi Afghanistan, các chính phủ kế tiếp tại Hoa kỳ lại hờ hửng theo dõi sự trổi dậy của nhóm quá khích Hồi Taliban.
Reagan có khả năng thay đổi sáng suốt chính sách. Một may mắn khác là đúng thời khoản ấy, nhà lãnh tụ Mikhail Gorbachev quyết tâm thay đổi xã hội sô-viết và trùng tu kinh tế nước Nga. Gorbachev hành động không vì khiếp sợ Hoa kỳ về quân sự mà vì muốn noi gương các xứ cấp tiến Âu châu. Không phải vì ngán cánh tân bảo thủ Hoa kỳ mà vì bị ảnh hưởng của các tỏ chức phi chính phủ, NGO hay non-governmental organizations, và các nhóm đấu tranh cho nhân quyền.
*
Muốn kiến hiệu, sự trong sáng đạo lý và sức mạnh quân sự cần phối hợp với việc cân nhắc thận trọng quyền lợi và phương châm hiểu địch, hiểu ta. Muốn dựng nên một chiến lược thắng lợi, mục tiêu phải dung hòa với phương tiện . Bằng không, chỉ là ngạo mạn, chỉ là lạm dụng sức mạnh, tạo thêm rối loạn trên địa cầu đau khổ này.
LÂM LỄ TRINH
Thủy Hoa Trang, Californie
Ngày 18.9.2004
THƯ TỊCH:
1. Is Bush a radical" by Melvyn P. Leffler, in Foreign Policy,sept/oct 2004
2. The Virtues and Vices of Bush's stubborn resolve by Evan Thomas, in Newsweek 6.9.2004 The Worls according to George Bush, by Nancy Gibbs & John Dickerson, in Time Magazine, 6.9.2004
3. Anti-Americanism, by Jean Francois Revel, translated by Diarmid Cammel, San Francisco, Encounter books, 20034
The falseness of Anti-Americanism, by Fouad Ajami, in Foreign Policy, sep/ Oct 2003

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.