Hôm nay,  

Lm Nguyễn Văn Lý Sẽ Được ‘ân Xá’ Ngày 30-4-2005?

19/10/200400:00:00(Xem: 4360)
Washington DC ngày 18 tháng 10, 2004 -- Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV).
"CSVN sẽ ân xá Lm Nguyễn Văn Lý ngày 30-4-2005" . Đó là lời Lm Lý cho người nhà biết trong kỳ thăm nuôi vừa qua.
CS HàNội đã đưa 600 Công An đến bắt Lm Nguyễn Văn Lý tại nhà thờ An Truyền sáng sớm ngày 17-5-2001 ngay trước giờ LM Lý cử hành thánh lễ cho giáo dân.
Qua một phiên xử không đầy 3 tiếng đồng hồ mà ngay cả các Bề Trên của Lm Nguyễn Văn Lý tại giáo phận Huế cũng không được thông báo và tham dự. CS đã tuyên án những hoạt động cho tự do tôn giáo của ông là phá hoại đoàn kết quốc gia với 15 năm tù và 5 năm quản chế.
Từ ngày vào tù, Lm Nguyễn Văn Lý đã trở thành một nhân vật quốc tế và là người tù nhân lương tâm của nhân loại. Tên Lm Nguyễn Văn Lý luôn nằm trong các danh sách tù nhân chính trị mà các quốc gia Tây phương trao cho nhà cầm quyền CSVN mỗi khi có đối thoại về nhân quyền.
Ngày 27-11-2003, nhóm đặc nhiệm LHQ qua vụ kiện của Freedom-Now kết luận Lm Nguyễn Văn Lý đã bị giam giữ chỉ vì những ý kiến của ông; và việc tước đoạt quyền tự do của Cha Lý là một hành động độc tài chuyên chế, vi phạm vào điều 19 trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế nhân quyền.

Ngày 12-5-2004 quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết H Con Res. 378 đòi hỏi VN phải tôn trọng tự do tôn giáo và đặc biệt phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Lm Nguyễn Văn Lý với tỉ số 424-1.
Vài ngày sau, Bộ trưởng Ngoại Giao CSVN Nguyễn Dy Niên, trong cuộc thăm viếng Anh Quốc đã cho biết đang nghiên cứu để trả tự do cho Lm Lý.
Lời tuyên bố đó mải đến nửa năm sau mới được đưa ra một cách không chính thức và nếu không có gì thay đổi thì nửa năm nữa mới hiệu lực!
Qua chuyến viếng thăm Lm Lý của TNS Sam Brownback, tình trạng tẩy não của linh mục được đặt nghi vấn trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Theo lời kể lại của thân nhân Lm Lý thì ông đôi lúc còn thông minh sáng suốt; nhưng đôi lúc lại lờ mờ lẫn lộn.
Ngày 26-6-2004, Đại học Thiên Chúa Giáo Eichstatt- Ingolstadt vùng Nam nước Đức đã trao vắng mặt cho Lm Nguyễn Văn Lý giải nhân quyền Shalom 2004. Giải thưởng đã được chuyển đến tay người thân của Lm Lý và ông đã rất hoan hỉ đón nhận vinh dự này.
Đối với CS, lời nói và việc làm thường không đi đôi với nhau, và tình hình vận động tự do tôn giáo và nhân quyền đã chín mùi với quyết định của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt VN vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt. Vì vậy khó có thể đoán được chuyện gì sẽ xảy ra với Lm Lý cho 200 ngày sắp tới.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.