Hôm nay,  

Việt Nam: Nghe Bác Ăn Gì?

15/10/200400:00:00(Xem: 5033)
Giới Trẻ Thờ Ơ - Công Nhân Viên Đứng Ngoài
Hoa Thịnh Đốn.- Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tự hào sống được là nhờ chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng những thứ này không còn hợp với thời đại bây giờ nên cán bộ, đảng viên cứ mũ ni che tai lờ lời "Bác" dậy đi làm ăn riêng.
Đảng bảo trước khi chết năm 1969, "Bác" để lại di chúc : " Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành." Nhưng 35 năm sau, ngoại trừ được độc lập về mặt chủ quyền chính trị và lãnh thổ, đồng bào ta ở trong nước bây giờ vẫn chưa hoàn toàn có tự do; hàng triệu con người chưa đủ cơm ăn, áo mặc và nhiều triệu trẻ em không được học hành đến nơi đến chốn.
Thứ nhất, nếu điều 69 của Hiến pháp đã quy định "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật" thì tại sao Đảng lại không cho người dân tự do xuất bản và in sách, báo; Tại sao lại không cho tự do hội họp, lập hội mà không cần phải được chấp thuận trước hay bắt phải gia nhập vào Mặt trận Tổ quốc " Và như Nhà nước đã cam kết trong điều 70 của Hiến pháp là "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hoặc không theo một tôn giáo nào" thì hà cớ gì Đảng lại kiểm soát các hoạt động và xen vào sinh hoạt nội bộ của các Tôn giáo"
Thứ hai, số các gia đình nghèo túng ở Việt Nam chiếm phần lớn trong dân số 80 triệu người, nhất là ở vùng xa, vùng cao và vùng các dân tộc ít người. Hà Nội khoe mức thu nhập hàng năm của người dân đã tăng từ 200 Mỹ kim trong thập niên 90 tăng lên từ 400 đến 500 Mỹ kim trong năm 2004. Nhưng nếu so với lợi tức của người dân ở các nước trong khu vực Đông Nam Á Châu thì số lợi tức này thấp hơn từ 15 đến 30 lần.
Vì vậy mà sự cách biệt giàu - nghèo giữa thành thị và thôn quê ở Việt Nam càng ngày càng lan rộng và ăn sâu từ 60 đến 80 phần trăm.
Tỷ dụ như một tài liệu của Nhà nước đưa ra cho thấy cả nước có 157 Xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo nằm trong diện "đặc biệt khó khăn" từ Quảng Ninh men vào miền Trung và xuống miền Nam. Trong số này, chỉ tính ở miền Trung thôi cũng đã có hàng triệu con người đang sống "dưới mức nghèo khổ" (Báo Lao Động, 8-8-2004). Rất nhiều gia đình không có tiền mua lương thực vào thời điểm giao mùa hoặc phải tạm ngừng việc đánh bắt hải sản.
Tiến sỹ Hà Xuân Thông, Viện trưởng Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản - Bộ Thủy sản nói chân thật với báo Lao Động : " Chúng ta cần phải có một cuộc "cách mạng" trong chính sách. Trước hết cần phải thay đổi cách nhận thức. Như đã nói, hoàn cảnh ở các bãi ngang rất đặc biệt, nhiều khi nhìn thoáng qua không nhận thấy được. Có những xã vẫn đầy đủ "điện, đường, trường, trạm" đấy, theo tiêu chuẩn không phải xã nghèo, nhưng người dân ở những bãi ngang của xã ấy thì sống dưới cả mức nghèo khổ."
"Tôi đã từng thấy ở xã Vĩnh Thanh (Thừa Thiên - Huế), rất nhiều những ngôi mộ xa hoa, có ngôi đến 30.000 USD (Mỹ kim), nhưng có những gia đình ngư dân ở bãi ngang, cả ngày chỉ kiếm được 3 lạng tép. Ngay ở Huế, có gia đình ngư dân sau 20 năm tôi quay lại vẫn chưa thay được cánh cửa bồi giấy bằng cánh cửa phên liếp vì mỗi ngày chỉ kiếm được 2.000 đồng..." (chừng 15 xu Mỹ)
Cũng trên báo này, một bài phóng sự mang tên "Nửa làng tha hương" của Xuân Quang viết về xã ven biển Hoằng Thanh (Hoằng Hoa - Thành Hoá) có 10 ngàn dân, nhưng Xuân Quang mô tả hoàn cảnh của dân làng nếu có ai "không khốn khó mới là điều lạ."
Tại sao như thế, chỉ vì một nửa số dân lao động của Hoằng Thanh phải tha phương cầu thực bằng mọi cách.
Xuân Quang viết : "Khi chúng tôi đến thăm, chị Lê Thị Ngọc không thể rời khỏi giường vì ốm quá, khuôn mặt bạc phếch vì nỗi đau và lo toan. Miếng cơm, manh áo và tiền đóng học cho đứa con trai duy nhất đều trông chờ vào 7 thước ruộng cằn. Cái đói, cái rách cảm thấy được, nhìn và sờ thấy được. Vậy là chị còn may mắn hơn hàng trăm hộ dân ở đây còn không có lấy một thước ruộng nào. Người đàn bà bệnh tật quanh năm, sống cô quạnh không chồng này giống như mười nghìn dân xã Hoằng Thanh ở sự nghèo khó, nhọc nhằn, không nghề nghiệp, phải bươn chải làm ăn xa. Theo thống kê, xã có 41% số hộ đói nghèo..."
Nhưng Hoằng Thanh chỉ là một trong cả trăm nghìn xã thuộc diện nghèo khổ như thế. Còn biết bao nhiêu xã trong vùng có các dân tộc ít người mù chữ Việt, không hiểu gì về luật lệ của Nhà nước đã bị các "Quan xã" bắt nạt, ăn chặn tiền trợ cấp người nghèo của Chương trình 135. Chẳng hạn như chuyện xẩy ra ở Xã Sơn Hải, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) cho thấy trong 3 năm qua, cán bộ Xã từ Chủ tịch trở xuống đã khai man giấy tờ biến người chết thành người sống hay ăn chặn, đưa thiếu, bịa đặt lý do lấy tiền của dân nghèo tổng cộng lên đến 20 triệu đồng.
Báo Lao Động ngày 14-10-2004 viết : " Số tiền không lớn nhưng "người bị hại" trong việc ăn chặn này đều có hoàn cảnh khó khăn, nên mức độ sai phạm là rất nghiêm trọng. Thế nhưng, những "con sâu" này chỉ được huyện "gọi" lên nhắc nhở, bắt trả lại số tiền đã ăn cắp..rồi về." (!)
Lối cai trị dân để đục khoét công qũy, coi dân như những "con bò sữa" để thu góp của cán bộ Cộng sản còn được dàn trải qua các chương trình kinh tế được gọi là "Xây dựng cơ bản", trên giấy tờ là nhằm mở mang, phát triển nhưng lại là cơ hội để cán bộ lãnh đạo xà xẻo chia nhau. Chẳng hạn như chương trình xây bến cảng do Bộ Thủy sản đầu tư để phục vụ kế hoạch đánh bắt hải sản cũng "thất thoát" lối 60 tỉ đồng. Cùng trong kế hoạch này, nhiều Hợp tác xã đánh cá, đóng tầu "ma" lấy đi vài chục tỉ cũng nằm gọn trong túi cán bộ.
Đấy là chưa kể nhiều ngàn tỉ đồng khác đã "không cánh mà bay" trong các chương trình thi đua xây nhà máy mía đường, nhà máy xi măng ở cả những nơi không có một cây mía nào hay chẳng có gì để xây dựng.

TỪ CON NGƯỜI ĐẾN HÀNH ĐỘNG
Thứ ba, khi Hồ Chí Minh mơ ước "Ai cũng được học hành" thì không nghĩ là 35 năm sau, nền giáo dục của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa vẫn còn lạc hậu, học vẹt, thiếu kiến thức khoa học và không biết nhìn xa, thấy rộng để vươn lên.
Nguyễn Thị Bình , nguyên Phó Chủ tịch Nước viết về những cái hỏng của nền giáo dục hiện nay trong báo Nhân Dân ngày 14-10-2004 : " Yếu kém lớn nhất của nền Giáo dục hiện nay là : Một nền giáo dục tách rời thực tiễn và kém thiết thực; nặng về học chữ và hướng theo thi cử, chưa quan tâm đúng mức đến những năng lực then chốt, như : độc lập suy nghĩ, kỹ năng thực hành, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, vi tính, v.v., đến giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống...cần thiết cho thế hệ trẻ khi bước vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá, hội nhập quốc tế và xây dựng xã hội côngh bằng, dân chủ, văn minh. Quy mô đào tạo nhân lực, nhất là công nhân kỹ thuật, nhân lực trình độ cao, chưa đáp ứng được nhu cầu cho Cộng nghiệp hoá, Hiện đại hoá."
"Nguyên nhân chủ yếu cuả các yếu kém này là : Các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cùng với các ngành chưa thật sự làm cho quan điểm cơ bản "giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và kỹ thuật là quốc sách hàng đầu" được xã hội nhận thức rõ ràng...Đội ngũ giảng viên đại học và giáo viên phổ thông, là nhân tố quyết định chất lượng đào tạo, nhìn chung còn bất cập cả về số lượng, cả về trình độ khoa học-công nghệ nhất là về phương pháp dạy học...."
Bà Bình còn nêu ra một trong những nguyên nhân gây ra chuyện " người thật bằng giả" là do vẫn còn giử quan niệm Đại học là dành cho một ít người chứ chưa phải là của đại chúng. Nhưng Bà ta lại quên rằng chính Quan liêu, Tham nhũng và lề lối bao che cho nhau trong guống máy cai trị của Nhà nước còn có vai trò tích cực về sự tồn tại của vấn đề tiêu cực trong giáo dục.
Thêm vào đó còn có sự kỳ thị giữa lớp thanh - thiếu niên "có cơ hội" và lớo "không may" đã đưa đến bế tắc trong chế độ thi cử, tuyển dụng và sử dụng sau khi tốt nghiệp. Hậu qủa của sự thiếu công bằng, ăn gian trong giáo dục ngay từ bậc Tiểu học đã leo lên Trung rồi vào Đại học đẻ ra không biết bao nhiêu cấp cán bộ Lãnh đạo sử dụng bằng giả trong xã hội.
Thậm chí còn có vô số thí sinh thi cấp Thạc sỹ và Tiến sỹ cũng quay cóp, đem tài liệu vào phong thi bị phát giác. Theo báo Tuổi Trẻ ngày 22-6-2004, đã có 179 thí sinh đã vi phạm quy chế tuyển sinh sau Đại học, trong số này có cả một cán bộ cao cấp của Ban Tổ chức cán bộ Trung ương.
Độc giả Nguyễn Thụy Bình phản ảnh về tình trang quay cóp trên báo Nhân Dân ngày 10-6-2004: " Trong mấy hôm diễn ra kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông, nếu ai đi qua những địa điểm thi vào lúc hết giờ thi, hẳn sẽ nhìn thấy "phao thi" nằm la liệt khắp sân trường, tràn ra cả ngoài đướng. Toàn là thứ "phao ruột mèo", chữ nhỏ li ti, thu vào chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay, kéo ra có thể dài cả mét. Không biết những người làm công tác giáo dục nhìn thấy cảnh ấy có thấy đau xót không ""
"Bác" cũng dậy con cháu : "Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải gìn giữ Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân."
Nhưng cán bộ, đảng viên đang làm gì " Nghị quyết Trung ương 9 (khoá IX) của Ban chấp hành Trung ương đảng CSVN nhìn nhận : " Bên cạnh những thành tựu và tiến bộ, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội IX cũng còn một số yếu kém, khuyết điểm. Trong đó làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, lãng phí, suy thoái về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên kỷ cương phép nước trong nhiều việc, nhiều lúc chưa nghiêm...."
Nghị quyết kêu gọi toàn đảng phải :" Phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa cá nhân; đề cao cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư và kiên quyết chống tư tưởng cơ hội, thực dụng, cục bộ, bảo thủ...."
Có phải Hồ Chí Minh cũng đã bảo cán bộ, bộ đội làm những điều này từ ngày còn "kháng chiến chống Pháp giành độc lập" và "chống Mỹ cứu nước ""
Đến bây giờ, hơn 50 năm sau mà những người cầm đầu đảng và nhà nước CSVN vẫn còn phải mỏi cổ hô hào, răn đe cán bộ như thế thì bất cập còn dài dài, chưa khá lên được.
Như vậy có phải là con, cháu Bác đã quên đi lời Bác dậy hay "lời Bác không tính ra được bằng Tiền" trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay "
Nhưng quan trọng hơn vẫn là vấn đề tìm người nối nghiệp Đảng đang lâm vào ngõ bí. Đội ngũ thanh niên - sinh viên không mấy tha thiết vào đảng, không muốn học chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh nếu không vì mảnh bằng ra trường và miếng cơm mánh áo. Lớp nông dân và công nhân cũng thờ ơ lãnh đạm. Chẳng hạn như trên địa bàn tỉnh Bình Dương, theo báo Nhân Dân ngày 27-9-2004, có đến 12.534 doanh nghiệp ngoái quốc doanh, nhưng chỉ có 11 doanh nghiệp có chi bộ đảng. Nhưng trong số 11 doanh nghiệp lại "không có một doanh nghiệp nước ngoài nào."
Bài viết của Đặng Anh Tuấn tiết lộ : " Thực tế cho thấy, công tác phát triển Đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang là vấn đế khó khăn cho Bình Dương và nhiều tỉnh, thành khác phát triển mạnh về công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai."
Một trong những nguyên nhân không tạo ra được vết chân rết cho Đảng trong đội ngũ công nhân là do, theo lời Tuấn : " Nhiều chủ doanh nghiệp chưa mặn mà hợp tác với các cơ quan trách nhiệm trong những lần đi vận động phát triển Đảng tronh doanh nghiệp, với lý do "tập trung sản xuất là quan trọng hơn."
Tất nhiên là như thế, vì có vào Đảng và chưa có "thực" (ăn) thì lấy gì để "vực đạo ""
Phạm Trần (10-04)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.