Hôm nay,  

Iraq: Bạo Động Gia Tăng

07/10/200400:00:00(Xem: 4798)
Bạo động đang gia tăng ở Iraq với nhịp độ ngày một mau hơn trước. Tình trạng này có thể tiếp diễn trong giai đoạn tới, trước những cuộc bầu cử, nhất là cuộc bầu cử dự liệu vào tháng 1-2005 ở Iraq. Sáng thứ tư, một xe bom tự sát đã nổ gần một trung tâm Vệ binh Quốc gia Anah cách Tây Bắc Baghdad 163 dậm làm ít nhất 10 người chết, trong khi một xe bom đặt bên lề đường nổ ở Basra Nam Iraq, làm một thường dân chết và 4 Cảnh sát Iraq bị thương. Đầu tuần này hơn 40 người chết, khoảng 130 người bị thương, đa số là lính và cảnh sát Iraq hoặc những người đến các địa điểm tuyển lính của chính quyền tạm thời Allawi, cùng một số thường dân Iraq, trong khi số thương vong của quân đội Mỹ rất ít.

Tại thủ đô Baghdad, hôm thứ hai một xe bom tự sát đã nổ ngay bên ngoài khu “vùng xanh” an toàn của Mỹ, ở một địa điểm tuyển mộ lính cho chính quyền lâm thời, làm chết 15 người đến đăng ký đầu quân và 85 người khác bị thương. Một xe bom thứ hai nổ ở gần các khách sạn thường có người ngoại quốc lui tới làm chết 6 người Iraq. Cho đến nay đã có nhiều cuộc tấn công dữ dội nhằm vào những nơi tuyển mộ, riêng trong tháng qua các vụ nổ bom đã giết chết ít nhất 100 người đi đăng ký. Dù vậy nhiều thanh niên Iraq vẫn tiếp tục đến những điểm tuyển mộ. Một người thoát chết hôm thứ hai, Mohammed 24 tuổi, nói: “Họ bảo chúng tôi có thể trở lại vào thứ bẩy này nếu còn muốn làm lính. Tôi sẽ trở lại. Hoặc tôi chết, hoặc tôi có việc làm, chỉ có thế thôi”. Động cơ thúc đẩy Mohammed không phải vì lòng ái quốc hay vì thù ghét bọn nổi loạn. Anh ta gọi Thủ tướng Iraq Allawi là một “tên khủng bố” và “tệ hại hơn Saddam Hussein”. Nhưng Mohammed nói: “Tôi phải sinh sống. Không có cơ may nào khác tìm được việc làm. Tôi đã tìm việc khắp nơi”.

Theo giới chính thức, mức thất nghiệp ở Iraq lên đến hơn 50% - nhiều người nghĩ còn nhiều hơn , nhưng không thiếu người vẫn muốn thí mạng để có một việc làm trị giá khoảng 230 đô-la một tháng. Vả lại, theo lời Mohammed, hiện nay ở Iraq không có nơi nào an toàn. Amjad Saad, một bác sĩ thường trú Bệnh viện Al-Yarmouk tại Baghdad, nơi chữa trị cho những người bị thương, nói: “Tôi không sao hiểu nổi tình thế này nữa. Dân chúng chết hàng ngày trong khi quân đội Mỹ đứng nhìn từ xa, không làm gì để chấm dứt thảm cảnh”. Sự thật quân đội Mỹ đang tích cực làm việc mong chiếm lại các thành phố bị loạn quân kiểm soát để dọn đường cho cuộc bầu cử toàn Iraq dự liệu vào tháng 1-2005. Mỹ đã mở các cuộc oanh tạc liên tục vào những thành phố do loạn quân gốc Sun-ni chiếm giữ nhất là Al-Fullaja và Samarra ở phía Tây Baghdad. Sau nhiều ngày oanh tạc, dưới sự yểm trợ của Mỹ, 2000 quân trong số 5,000 quân Iraq mới đã tiến vào Samarra. Quân đội Mỹ và Iraq ăn mừng chiến thắng. Nhiều loạn quân bị giết nhưng một số có thể đã di tản. Rồi đây quân đội Mỹ sẽ rút ra ngoài để Cảnh sát và quân Iraq mới giữ gìn trật tự trong thành phố. Người ta hy vọng họ sẽ có đủ khả năng hơn trước để giữ thành phố này.

Kế hoạch của Mỹ nhằm dần dần chiếm lại những thành phố do loạn quân kiểm soát, nhất là Al-Falluja coi như cứ điểm của loạn quân gốc Sun-ni của Saddam Hussein, kể cả một số thành phố ở Nam Iraq và phía Đông Baghdad do loạn quân gốc Shi-a kiểm soát. Nếu không giải tỏa được các thành phố này, chính quyền lâm thời Allawi khó lòng tổ chức được một cuộc bầu cử có ý nghĩa trên toàn quốc vào đầu năm tới. Tuy nhiên nếu Mỹ sử dụng võ lực quá mạnh làm chết nhiều thường dân, vấn đề là sẽ có những phản ứng ngược lại. Theo báo New York Times, nếu Mỹ hài lòng với sự thành công ở Samarra, không phải mọi người Iraq cũng vui như vậy. Tại Baghdad, Hiệp hội Học giả Hồi giáo đại diện khoảng 3,000 đền Hồi giáo Sun-ni trên khắp nước, đã tố cáo các cuộc hành quân và nói quân đội Mỹ và quân đội Iraq mới đã phạm vào những vụ tàn bạo rộng lớn ở Samarra. Trong một cuộc họp báo ở Baghdad các giáo sĩ nói các cuộc hành quân sẽ làm phương hại mọi sự yểm trợ của dân trong vùng đối với cuộc bầu cử vào đầu năm tới.
Chế độ Saddam Hussein đã bị lật đổ từ tháng 3 năm ngoái, tại sao đến nay tình hình Iraq lại trở nên hỗn độn như thế này" Hôm thứ ba vừa qua đã có một tiếng nói có thẩm quyền về lý do tại sao. Tại Washington báo chí Mỹ loan báo những lời tuyên bố của ông L. Paul Bremer, cựu “đại diện toàn quyền” Mỹ ở Iraq từ tháng 5-03 cho đến cuối tháng 6-04, khi chính quyền lâm thời Iraq được thành lập. Ông cho biết khi ông đặt chân đến Baghdad, ông thấy một khung cảnh cướp phá “khủng khiếp” và một tình trạng vô cùng bất ổn. Ông nói: “Chúng ta đã trả một giá rất đắt vì đã không chặn đứng bầu không khí vô luật vô pháp đó”.

Những nhận xét của ông Bremer nằm trong bài diễn văn ông đọc trước một nhóm chuyên gia bảo hiểm ở White Sulphur Springs, W. Virginia. Bremer nói: “Chúng tôi không bao giờ có đủ quân lính tại hiện trường”, mặc dù ông xác nhận ông “tin tưởng hơn bao giờ hết rằng thay đổi chế độ là một việc làm đúng”. Ngay sau khi tin này được công bố, phát ngôn nhân Bạch Cung, Scott McClellan đã không chịu trả lời câu hỏi: “Vị đại diện cao cấp nhất của Mỹ ở Iraq sau khi Saddam Hussein bị lật đổ có bao giờ hỏi xin Tổng Thống cho thêm quân để đối phó với tình thế suy đồi đã mau lẹ tạo ra hỗn loạn hay không"”
Tuy nhiên sau đó, trong một lời nhìn nhận công khai hiếm có về mối bất đồng trong nội bộ, ủy ban tranh cử của TT Bush cho biết Bremer và các tướng lãnh cao cấp quân đội đã đụng độ với nhau về mức quân phải có ở Iraq. Phát ngôn nhân của ủy ban nói: “Đại sứ Bremer bất đồng ý với các tư lệnh quân đội. Đó là quyền của ông ấy, nhưng Tổng Thống luôn luôn nói ông nghe theo các vị tư lệnh chiến trường và dành cho họ sự yểm trợ mà họ cần để chiến thắng”. Lời tuyên bố của Bremer đã đổ dầu thêm cho ngọn lửa tranh cử hiện nay, liên quan đến câu hỏi: Liệu Mỹ đã từng có kế hoạch đầy đủ cho tình hình hậu chiến Iraq hay không"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.