Hôm nay,  

Pháp Và Đức Bỏ Phiếu Cho Bush

30/09/200400:00:00(Xem: 4709)
Trong mùa bầu cử và ngay trước buổi tranh luận đầu giữa hai ứng viên Bush và Kerry về an ninh và đối ngoại, hai chính quyền Pháp và Đức đã cho biết họ chọn ai: Bush.
Chúng ta đều đã biết lập trường của Pháp và Đức đối với việc Hoa Kỳ tấn công Iraq.
Chính lập trường chống đối ấy đã khiến Nghị sĩ John Kerry có thế mạnh khi tấn công Tổng thống Bush là làm mất lòng đồng minh. Ông chủ trương sẽ vận động sự tham gia của các đồng minh - dưới mắt ông là Pháp và Đức - để giải quyết vụ Iraq. Chủ trương đó được Kerry thông báo rõ rệt nhất, sau nhiều xoay chuyển lập trường, vào ngày 20 tại Đại học New York, trong bài diễn văn bốn điểm về Iraq. Một trong bốn điểm chính là việc mời Pháp và Đức đưa quân vào Iraq.
Chúng ta cũng đều biết lập trường của dư luận Âu châu về hai ứng viên Bush và Kerry. Đại đa số ủng hộ ông Kerry, với một tỷ lệ trên 80% - chỉ nằm mơ mới thấy tại Hoa Kỳ. Nhìn từ Âu châu, Kerry có vẻ ôn hoà và văn minh hơn Bush. Tổng thống Bush là một thứ cao bồi nông cạn, từ miệt ruộng hung hăng lao vào chuyện quốc tế mà không hiểu biết gì.
Vì thế, đa số truyền thông Hoa Kỳ có thể nghĩ rằng Paris và Berlin muốn Kerry thắng cử. Và như thường lệ, vẫn lại nghĩ lầm.
Financial Times là một nhật báo chuyên đề về kinh doanh có uy tín của London. Tờ báo có lập trường chống Bush trong vụ Iraq, như được họ trình bày trong các mục quan điểm và bình luận. Nhưng, lương thiện hơn tờ New York Times của Mỹ, tờ FT không nhập nhằng nhồi quan điểm của mình vào trong tin. Hôm 28 vừa qua, FT đã loan một tin đáng chú ý. Phần bình luận hay kết luận là của chúng ta, của người đọc.
Một dân biểu Đức có thẩm quyền về chánh sách đối ngoại của đảng Dân chủ Xã hội, Gert Weisskirchen, phát biểu rằng ông không nghĩ là Đức sẽ thay đổi lập trường là không gửi quân vào Iraq nếu Hoa Kỳ có thay đổi lãnh đạo.
Phần mình, khi Hoa Kỳ đề nghị tổ chức một hội nghị quốc tế về tương lai Iraq trong tháng 10, Ngoại trưởng Pháp Michel Barnier cho biết Pháp chỉ tham dự với hai điều kiện. Thứ nhất, nghị trình phải thảo luận về việc triệt thoái mọi đơn vị ngoại quốc khỏi Iraq; thứ hai, hội nghị phải mời tham dự tất cả các lực lượng chống đối hiện nay tại Iraq (tức là kể cả quân khủng bố). Chỉ còn thiếu một điều kiện là trước khi hội họp thì phải... đốt cờ Mỹ.
Giới chính trị và ngoại giao có biệt tài chửi cha đối phương - ở đây là đồng minh - bằng ngôn ngữ lễ độ.
Trên đà sa sút vì thành tích rất tồi về kinh tế, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đã tái đắc cử khít khao năm 2002 nhờ chủ trương phản chiến, chống Mỹ, nhất quyết không đưa quân vào giúp Hoa Kỳ tại Iraq. Còn thái độ chống Mỹ của Tổng thống Pháp Jacques Chirac thì đã trở thành một nhãn hiệu chính trị của ông. Dù John Kerry có là Tổng thống Hoa Kỳ, lập trường của Pháp và Đức vẫn là không, tuyệt đối nhất quán về quan điểm. Thành thử, kết luận kế tiếp ở đây là cả hai quốc gia đồng minh này không có tỵ hiềm cá nhân gì với George W. Bush. Dị biệt hay mâu thuẫn nằm trong chánh sách đối ngoại của các nước với nhau. Nôm na là có mâu thuẫn về quyền lợi, được trang điểm dưới lớp son “dị biệt về nguyên tắc đối ngoại”.
Việc Hoa Kỳ giữ thế siêu cường toàn cầu là điều Pháp và Đức không chấp nhận được vì giảm thiểu ảnh hưởng của họ trên toàn cầu. Việc xây dựng sức mạnh đối trọng với cái thế độc bá ấy là điều cần thiết, nếu chưa được thì ít ra cũng phải ngăn chặn mọi đối sách quốc tế của Mỹ. Bush chỉ là cái cớ. Kerry mà lên, họ mất cái thế trịch thượng với Mỹ và sẽ khó ăn khó nói khi đảng Dân chủ xuống nước kêu gọi họ đóng góp xương máu cho Mỹ.
John Kerry chưa hiểu sự thật này, ban tham mưu đối ngoại của ông, từ Nghị sĩ Joe Biden, cựu Đại sứ Richard Holbrook đến các cộng sự viên cũ của chính quyền Clinton cũng vậy. Theo xu hướng “quốc tế” với chủ trương xây dựng một cấu trúc an ninh và ngoại giao trên cái thế quân bình thời Chiến tranh lạnh, trên sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với Âu châu và Liên hiệp quốc. Họ vẫn còn tin vào tình nghĩa đồng minh thời chống Liên xô. Việc Pháp và Đức khẳng định lập trường một cách phũ phàng như vậy là một lời cảnh báo cần thiết, rằng cấu trúc đó không có, sẽ không thể có, dù ai là Tổng thống Mỹ cũng vậy.

Tuy nhiên, nếu như thâm tâm có nghĩ như vậy, vì sao Paris và Berlin lại bật tín hiệu bất lợi cho Kerry vào lúc nào, một tháng trước bầu cử"
Vì giới lãnh đạo hai xứ đó tinh hơn truyền thông Mỹ và ban tranh cử của Kerry. Họ biết là Bush sẽ thắng.
Do thế lực của Hoa Kỳ trên nhiều địa hạt, kinh tế, ngoại thương, quân sự, ngoại giao, bầu cử tại Hoa Kỳ tất nhiên chi phối thế giới và thế giới phải theo dõi sát chuyện tranh cử Mỹ. Theo dõi để khỏi đánh bạc lầm cửa, hoặc gây hiểu lầm là mình thiên về một phe sau này chẳng may thất cử, lúc đó sẽ khó thương thảo với phe thắng cử. Thà là giữ thái độ khách quan chính thức.
Điều kỳ lạ là một số quốc gia lại không có thái độ vô tư như vậy.
Thủ tướng Iyad Allawi của Iraq không che dấu lập trường của mình: ông cảm tạ Hoa Kỳ (và Bush) về việc giải phóng Iraq và cho rằng một lập trường bất nhất với khủng bố (như Kerry) sẽ khuyến khích bạo lực. Điều ấy không lạ, số mệnh của chính quyền lâm thời Iraq tùy thuộc vào đối sách của Hoa Kỳ và sự lãnh đạo của Bush. Phần mình, Tổng thống Pervez Musharraf của Pakistan sốt sắng thông báo thành tích chống al Qaeda vào ngay lúc này. Cả hai người đều có lý do chính đáng vì sẽ sống còn cùng chính sách chống khủng bố của Bush. Hoa Kỳ buông tay tháo chạy là họ tiêu vong, có khi mất mạng và xứ sở sẽ loạn to.
Ngạc nhiên hơn vậy là việc Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga cũng đã ra mặt ủng hộ Bush, khi mà giữa cơn sốt về tình báo liên hệ đến Iraq cách đây vài tháng, Moscow tiết lộ là đã cho chính quyền Bush rõ về dự tính tấn công Hoa Kỳ của Saddam Hussein. Nếu không bị kẹt về vụ khủng bố tại Beslan, Putin có thể đã gửi quân vào Iraq, như ông đã dự tính từ nhiều tháng trước.
Trường hợp Schroeder và Chirac thực ra cũng không khác. Với lời phát biểu rất hợp thời cơ, họ cho thấy là Bush sẽ thắng hoặc ít ra cho Washington thấy là họ không ủng hộ gì Kerry.
Nếu thực tình muốn giúp Kerry, giới ngoại giao của Paris và Berlin thừa ngôn ngữ uyên áo để hứa hẹn những đợt thảo luận mới, với hệ thống lãnh đạo mới tại Washington, trên cơ sở của nhiều điểm tương đồng với Hoa Kỳ, v.v... Dù chửa là hứa hẹn gửi quân hay châm tiền đánh giặc thì cũng là một hy vọng hợp tác quốc tế cho đảng Dân chủ. Đằng này, sau khi kín đáo im lặng trước những kêu gọi của Kerry, cả hai đồng minh chí thiết lại nói thẳng là trước sau gì họ cũng sẽ không thay đổi lập trường, dù ai ngồi trong Bạch Cung cũng vậy.
Ông Kerry phạm sai lầm lớn khi phủ nhận là có hơn ba chục nước đã sát cánh với Hoa Kỳ tại Iraq, có khi còn gọi họ là “bị mua chuộc” (hối lộ), “bị ép buộc”. Ông xúc phạm các đồng minh thật và bây giờ được hai đồng minh Pháp Đức cho biết sự thật phũ phàng. Nhưng, giải quán quân về tình nghĩa đồng minh phải được trao cho John Lockhart, nguyên tùy viên báo chí của Clinton và nay là cố vấn cao cấp của Kerry.
Nhân chuyến viếng thăng Hoa Kỳ tuần qua của Thủ tướng Iyad Allawi, ông gọi người lãnh đạo Chính phủ Lâm thời Iraq là “con rối” (puppet). Ông Allawi đang ở trên vùng hoả tuyến, binh lính Iraq của ông đang tham chiến và đổ máu để giảm thiểu tổn thất cho lính Mỹ, mà lại bị công khai miệt thị như vậy, nếu đảng Dân chủ lên cầm quyền, thì còn ai muốn là đồng minh kiêm con rối của Mỹ"
Y như truyền thông Mỹ, một số lãnh đạo đảng Dân chủ có truyền thống kính phục kẻ thù và miệt thị đồng minh. Họ không thay đổi từ thời các Tổng thống Lý Thừa Vãn, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu hay Quốc vương Reza Palawi của Iran cho đến nay. Bảo sao mà thế giới không ghét Hoa Kỳ" Nào có phải vì Bush, con người bị gọi là thô lỗ đang ở trong toà Bạch Cung"
Lãnh đạo Pháp và Đức không phải không thấy điều đó!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.