Hôm nay,  

Văn Bút Quốc Tế Theo Dõi Trường Hợp Mục Sư Nguyễn Hồng Quang

17/09/200400:00:00(Xem: 4655)
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Như chúng tôi đã đưa tin, Quyết Nghị về Việt Nam đã được Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế đồng thanh biểu quyết chấp thuận trong phiên họp khoáng đại sáng ngày thứ sáu 10 tháng 9 năm 2004 tại Tromso, nước Na Uy. Được biết có 75 Trung tâm Văn Bút tham dự Đại Hội Thế Giới và tất cả đại biểu hiện diện đã bỏ phiếu thông qua bản Quyết Nghị sau khi nghe lời trình bày của đại biểu Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhà văn và thi sĩ Zeki Ergas. Tổng cộng có 80 lá phiếu "Thuận" kể cả các lá phiếu của 5 Trung tâm vắng mặt có ủy quyền hợp lệ. Nhà cầm quyền Việt Cộng sẽ nhận được Bản Quyết Nghị này. Đó là tiếng nói của toàn thể các nhà cầm bút sinh hoạt trong 138 Trung tâm Văn Bút có trụ sở trên 90 nước. Qua Quyết Nghị, Hiệp Hội các Nhà Văn thế giới tố cáo, lên án và phản kháng chế độ độc tài Hà nội tiếp tục gây nên và duy trì thảm trạng tù đày của các nhà cầm bút chân chính và trí thức độc lập - những người có liêm sỉ, không chịu khuất phục và không để bị mua chuộc trở thành đồng lỏa với tội ác áp bức bất công trên quê hương thân yêu của họ. Và cũng không quên nỗi đau thương trầm thống của biết bao gia đình nạn nhân. Không kể số đông tù nhân chính trị và lương tâm, vô danh, chưa hề được các tổ chức nhân quyền quốc tế biết đến. Mục sư Nguyễn Hồng Quang bị đàn áp thô bạo và câu lưu trái phép là một trong hàng trăm hàng ngàn thí dụ điển hình, trước khi có tin vị lãnh đạo Giáo Hội Tin Lành Mennonite ở Việt Nam vừa được Ủy ban Trung ương bênh vực Nhà Văn bị cầm tù thuộc Văn Bút Quốc Tế ghi danh vào Tập san Case List theo đề nghị của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại. Case List là tài liệu chứa đựng tin tức liên quan đến hơn 900 nhà văn và trí thức bị giam cầm, tra tấn, hăm dọa, hành hung, mất tích và giết hại chỉ vì hành sử ôn hòa quyền tự do diễn đạt tư tưởng và phát biểu ý kiến.

Sau đây là danh sách 75 Trung tâm Văn Bút đã trực tiếp bỏ phiếu ủng hộ để Quyết Nghị về Việt Nam trở thành văn bản chính thức của Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế:

Tên Trung tâm Văn Bút viết bằng Anh ngữ
African Writers Abroad, Algerian, American, Austrian, Bangladeshi, Basque, Belarusian, Belgium Dutch-Speaking, Belgium French-Speaking, Bishkek, Bulgarian, Canadian, Catalan, Chinese Writers Abroad, Croatian, Cuban Writers in Exile; Cyprus, Danish, Egyptian, English, Esperanto; Finnish, French, Galician, German, German-Speaking Writers Abroad, Ghanaian, Guinean, Hungarian, Independent Chinese, Iranian Writers in Exile, Israeli, Italian, Japanese, Kazakh, Korean, Kosovo, Kurdish, Libanese, Macedonian, Malawian, Mexican, Nepalese, Norwegian, Palestinian, Panamanian, Polish, Portuguese, Quebecois, Romanian, Scottish, Senegal, Serbian, Sierra Leonean, Slovak, Slovene, Somali-Speaking Writers, Spanish, Swedish, Swiss German, Swiss Italian and Reto-Romansh, Suisse Romand, Sydney, Taipei Chinese, Tatar, Netherlands, Tibetan Writers Abroad, Trieste, Turkish, Ugandan, USA West, Venezuelan, Vietnamese Writers Abroad, Writers in Exile/American Branch and Zambian PEN Centres.
Tên Trung tâm Văn Bút viết bằng Pháp ngữ
Centres PEN Algérien, Allemand, Américain, Anglais, Autrichien, Basque, Belge Francophone, Belge Néerlandophone, Bengalais, Biélorusse, Bishkek, Bulgare, Canadien, Catalan, Chinois de Taipei, Chinois Indépendant, Chypriote, Coréen, Croatien, Danois, Écossais, Écrivains Africains à l'Étranger, Écrivains Chinois à l'Étranger, Écrivains Cubains en Exil, Écrivains de Langue Somali, Écrivains en Exil/Branche Américaine, Écrivains Germanophones à l'Étranger, Écrivains Iraniens en Exil, Écrivains Tibétains à l'Étranger, Écrivains Vietnamiens à l'Étranger, Égyptien, Espanol, Espéranto, Finlandais, Français, Galicien, Ghanéen, Guinéen, Hongrois, Israélien, Italien, Japonais, Kazakh, Kosovar, Kurde, Libanais, Macédonien, Malawian, Mexicain, Néerlandais, Népalais, Norvégien, Ouest - États-Unis d'Amérique, Ougandais, Palestinien, Panaméen, Polonais, Portugais, Québécois, Roumain, Sénégalais, Serbe, Sierra Léonais, Slovaque, Slovène, Suédois, Suisse Allemand, Suisse Italien et Réto-Romanche, Suisse Romand, Sydney, Tatar, Trieste, Turque, Vénézuélien et Zambien.

Toàn Văn Quyết Nghị về Việt Nam

Quyết Nghị về Việt Nam do Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre PEN Suisse Romand) soạn thảo và đề nghị, với sự tán trợ của các Trung tâm Văn Bút Algérie, Anh, Ba Lan, Bỉ Pháp thoại, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Hung Gia Lợi, Melbourne, Mễ Tây Cơ, Nga, Phần Lan, San Miguel de Allende, Slovaquie, Thụy Sĩ Đức thoại, Thụy Sĩ Ý thoại và Réto-Romanche, Trung Hoa Độc Lập, Việt Nam Hải Ngoại và Ý Đại Lợi.

Hội Đồng Đại Biểu Văn Bút Quốc Tế, họp Đại Hội Thế Giới kỳ thứ 70 tại Tromso, Na Uy, từ ngày 6 đến 12 tháng 9 năm 2004,

Nhắc lại rằng trong tháng hai và tháng ba năm 2003, Văn Bút Quốc Tế đã mở một cuộc vận động toàn cầu - Focus on Vietnam/Regards sur le Vietnam - soi xét để cảnh báo công luận về sự tăng cường đàn áp quyền tự do phát biểu của nhà cầm quyền Việt Nam. Tháng 11 năm 2003, một Quyết Nghị về Việt Nam đã được thông qua tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 69 ở Mễ Tây Cơ. Quyết Nghị đòi phóng thích tất cả những người bị bắt giam độc đoán hoặc bị kết án tù trái với tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là những người cầm bút, vì lẽ chế độ Hà nội vi phạm quyền của các nạn nhân được tự do bày tỏ quan điểm, viết văn, sưu tầm, tiếp nhận, lưu hành và phổ biến tin tức trên mạng lưới Internet, cũng như quyền được tự do thành lập và gia nhập hội đoàn;

Phàn nàn rằng cho đến nay, không thấy có chút cải thiện nào trong tình cảnh của các nhà văn, nhà báo và trí thức bị giam cầm hoặc ngược đãi ở Việt Nam. Số phận của họ thật đáng lo ngại vô cùng. Chỉ có nhà báo Trần Dũng Tiến, giáo sư Trần Khuê, nhà viết quân sử Phạm Quế Dương và ba người cháu của linh mục Nguyễn Văn Lý coi như được phóng thích sau khi ở mãn hạn tù. Ngoài ra, bị bắt hồi tháng 2 năm 2002 và bị phạt 4 năm tù và 3 năm quản chế hồi tháng 11 năm 2002, nhà luật học Lê Chí Quang cũng chỉ được phóng thích vào tháng 6 năm 2004 vì lý do sức khoẻ. Thật vậy, ông Lê Chí Quang đau thận nặng và bị viêm loét ở bộ phận tiêu hóa, có thể rủi ro chết trong tù;


Bày tỏ sự kinh ngạc và công phẫn trước bản án tù áp đặt bất công đối với nhà báo Nguyễn Vũ Bình (35 tuổi), nguyên cộng sự viên tạp chí chính thức của đảng cộng sản trong 10 năm và thành viên của Hội Công dân chống Tham nhũng (bị cấm hoạt động). Tháng 9 năm 2002, ông Nguyễn Vũ Bình bị bắt rồi mãi đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 thì mới bị xử 7 năm tù và 3 năm quản chế. Ông bị trừng phạt vì đã phổ biến trên mạng lưới Internet những bài ông viết chưa được kiểm duyệt, trong đó có bản điều trần về những sự vi phạm nhân quyền. Ngày 5 tháng 5 năm 2004, sau khi tòa phúc thẩm giữ y bản án sơ thẩm, ông Nguyễn Vũ Bình đã tuyệt thực trong hai tuần lễ để đòi đưa vụ án lên tòa tối cao và đòi vợ ông phải được quyền thăm nom ông. Cũng bày tỏ sự kinh ngạc và công phẫn tương tự trước bản án tù của nhà báo Nguyễn Đan Quế (62 tuổi). Sự bắt giữ bác sĩ Nguyễn Đan Quế đầu tháng 3 năm 2003 có dính dấp đến một thông cáo do ông phổ biến để tố cáo rằng tại nước ông không hề có quyền tự do phát biểu và tự do báo chí. Ngày 29 tháng 7 năm 2004, sau một phiên tòa thiếu công bằng, ông đã bị kết án 30 tháng tù. Bị bệnh viêm loét nặng ở bộ phận tiêu hóa, sạn thận và áp huyết cao, bác sĩ Nguyễn Đan Quế từng trải qua 18 năm tù giữa những năm 1978 và 1998 vì những ý kiến mà ông đã phát biểu;

Tuyên bố ưu tư và lo ngại sâu xa về tình trạng sức khoẻ giảm sút tệ hại của nhiều tù nhân, gồm có nhứt là những người lớn tuổi. Họ đau yếu vì các chứng bệnh kinh niên gây ra bởi những điều kiện lao lung khắc nghiệt, thiếu dinh dưỡng, ốm đau không được chữa trị, chế độ tù khổ sai và nhiều năm dài bị giam cầm hoặc lưu đày. Trong số những nạn nhân đó có nhị vị hòa thượng Thích Huyền Quang (87 tuổi) và Thích Quảng Độ (76 tuổi), nhà báo kiêm tiểu thuyết gia Nguyễn Đình Huy (72 tuổi) và nhà trí thức Trần Văn Lương (64 tuổi);

Lên án sự tiếp tục giam nhốt ông Trần Văn Lương và linh mục Nguyễn Văn Lý, cũng như tiếp tục quản thúc hòa thượng Thích Huyền Quang tại tu viện, mặc dù có các Quan Điểm của Ban Hành Động Liên Hiệp Quốc chống Giam Cầm Độc Đoán. Cần nhắc lại, cơ quan đặc nhiệm thuộc Ủy Hội Nhân Quyền đã tuyên cáo rằng sự tước đoạt quyền tự do của ông Trần Văn Lương, linh mục Nguyễn Văn Lý và hoà thượng Thích Huyền Quang là độc đoán vì biện pháp đó vi phạm Điều 19 của Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới về Nhân Quyền và Điều 19 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. (ông Trần Văn Lương/bản Quan Điểm số 13/1999/Việt Nam, linh mục Nguyễn Văn Lý/bản Quan Điểm số 20/2003/Việt Nam và hòa thượng Thích Huyền Quang/bản Quan Điểm số 4/2001/Việt Nam);

Đòi nhà cầm quyền Việt Nam :
1. phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những nhà văn, nhà báo và trí thức còn bị giam cầm hoặc quản chế chỉ vì đã hành sử ôn hòa quyền tự do diễn đạt tư tưởng và phát biểu ý kiến của họ. Trong số những tù nhân đó có các ông Nguyễn Đình Huy và Trần Văn Lương, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhị vị hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, các ông Nguyễn Khắc Toàn, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Đan Quế, thượng tọa Thích Tuệ Sỹ và ông Nguyễn Xuân Tụ;
2. chấm dứt tất cả những biện pháp sách nhiễu, hăm he và dọa nạt đối với thân nhân của họ;
3. bảo đảm cho tù nhân quyền được gia đình thăm nom, được săn sóc và cung cấp thuốc men đầy đủ khi đau ốm. Và ở vào trường hợp khẩn cấp, quyền được điều trị tại một y viện chuyên khoa trong lúc chờ được phóng thích;
4. tôn trọng các nguyên tắc và quyền căn bản được nêu rõ trong Tuyên Ngôn Toàn Thế Giới về Nhân Quyền, gồm cả Điều 19 bảo đảm quyền tự do diễn đạt tư tưởng và phát biểu ý kiến.
Genève 15.9.2004
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.