Hôm nay,  

Đi Thăm Những Vị Cao Niên Ở Paris

30/05/201200:00:00(Xem: 3795)
Trong tuần lễ vừa qua, tôi đã lần lượt đến thăm viếng được một số vị cao niên là người Việt cũng như người Pháp tại tư gia, cũng như tại cơ sở dành riêng cho người lớn tuổi. Cụ thể đó là Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, nguyên Gíam đốc Viện Pasteur Saigon trước năm 1975, Nhạc trưởng Lê Như Khôi nguyên Chỉ huy trưởng Ban Quân Nhạc Biệt khu Thủ đô Saigon và Nữ tu Colette Humbert thuộc Dòng Phan sinh Truyền giáo Paris (Franciscaines Missionnaires). Trong bài viết này, tôi xin lần lượt vắn tắt ghi lại những cuộc viếng thăm tại nơi quý vị đó cư ngụ tại Paris vào cuối tháng Năm 2012.

1 – Nhạc trưởng Lê Như Khôi tại Quận 14 Paris

Ông Lê Như Khôi năm nay đã ngòai 90 tuổi, là em của Giáo sư Lê Ngọc Hùynh và là anh của Giáo sư Lê Hữu Mục mà nhiều người trong thế hệ chúng tôi đều biết đến và mến mộ. Ông Khôi đã từng điều khiển Ban Quân nhạc trong nhiều năm và cũng lại có văn bằng Dược sĩ nữa. Từ 30 năm nay, ông bà Khôi đã qua định cư tại Paris và hiện đang sinh sống trong một trung tâm dành riêng cho người cao niên tọa lạc trên đường Alesia gần với khu Đại học xá (Cité Université) và Công viên Parc Montsouris trong Quận 14 Paris.

Vào ngày thứ Ba 22 tháng Năm, tôi đã tìm đến thăm viếng anh chị Khôi là chỗ thân thiết gắn bó với bà xã nhà tôi ngay từ ngày mới di cư vào Nam năm 1954. Vợ chồng tôi có nhiều kỷ niệm thân thương với anh chị, và cuộc gặp mặt này đã đem lại cho cả hai phía chúng tôi một niềm an ủi hạnh phúc chân thật chan hòa. Lý do là không những tôi đại diện cho má bày trẻ ở nhà, mà cũng là để đại diện cho chị Dược sĩ Lê Thị Hồng là em gái anh Khôi hiện cũng ở California – mà từ nhiều năm nay đã chưa có điều kiện đi đến thăm viếng người anh đã già nua tuổi tác của mình. Chị Hồng là bà xã của anh Trịnh Nhân Kính thẩm phán tại Tòa án Hành chánh Saigon, nhưng đã mất vì bệnh ung thư trên 10 năm nay.

Anh chị Khôi được Sở Xã hội bố trí sinh sống trong một Trung tâm y tế chỉ có chừng vài chục căn hộ với đày đủ tiện nghi phòng ngủ, phòng khách, nhà bếp nhà vệ sinh tương đối tươm tất. Mỗi ngày các bữa ăn được người cung cấp đem đến trao đến tận nhà, nhưng chị vẫn tìm cách nấu nướng thêm món ăn Việt nam cho hợp với khẩu vị quen thuộc xưa nay của người Việt mình. Anh chị giữ tôi lại ăn cơm trưa để mà có dịp nếm “cơm của mairie cung ứng” (chính quyền thành phố). Dĩ nhiên là món ăn được nấu theo lối Tây, nên có nhiều chất béo nặng nề khó tiêu, chứ không được nhẹ nhàng dễ tiêu như món Việt với nhiều chất xơ do rau đậu và cá của gia đình. Vì bữa đó trong mấy giờ buổi sáng tôi đã lội bộ qua nhiều đường phố quen thuộc, nên tôi ăn vẫn ngon miệng như thường. Anh chị khen tôi là : “Coi chú vẫn còn phong độ thật đấy”.

Chị Khôi vẫn còn sử dụng computer thành thạo và tiếp tục làm rất nhiều bài thơ đủ thể lọai – có thể lên đến gần 2,000 bài, đôi khi có sự góp phần của anh nữa. Và ông nhạc trưởng lúc cao hứng còn phổ nhạc mấy bài thơ do chị sáng tác nữa. Thật là cặp uyên ương đã có đến trên 60 năm chung sống bên nhau - mà đến nay vào tuổi cửu thập rồi vẫn còn bền duyên văn nghệ lắm vậy đó. Tuổi già của anh chị như vậy thật là hạnh phúc êm đềm và là một tấm gương tốt lành cho bọn đàn em như tôi noi theo.

2 – Bác sĩ Nguyễn Văn Ái ở tuổi cửu thập mà vẫn còn làm thơ

Buổi trưa ngày 25, nhờ luật sư Lê Đình Thông chuyên chở mà tôi đã đến thăm được Bác sĩ Nguyễn Văn Ái là vị Chủ tịch tiên khởi của Phong trào Trí thức Công giáo Việt nam Pax Romana được chính thức thành lập từ năm 1961. Sau 1975, bác sĩ Ái phải đi “học tập cải tạo” mất mấy năm và từ năm 1983 đã qua định cư bên Pháp - theo diện bảo lãnh đặc biệt của chánh phủ Pháp vì ông đã từng giữ nhiệm vụ Giám đốc Viện Pasteur ở Việt nam trong nhiều năm.

Năm nay đã ở tuổi 92, bác sĩ Ái vẫn còn phong đô lắm, gặp tôi ông vẫn cười nói sang sảng như ngày nào. Rồi chúng tôi cùng nhau ôn lại kỷ niệm về nhiều anh chị em của Pax Romana mà nay khá đông đã ra người thiên cổ. Cụ thể như Luật sư Nguyễn Văn Huyền mất ở Việt nam cả trên 10 năm, Linh mục Nguyễn Huy Lịch cũng đã mất ở Pháp trên 10 năm, anh Bác sĩ Nguyễn Văn Thơ mất ở Texas đã 10 năm nay, anh Trần Quý Thái mất ở Pháp cũng 7 - 8 năm, anh Phó Bá Long mất ở Washington DC đã 3 năm rồi, anh Anh Tôn Trang mất ở Pháp cũng trên 2 năm, chị Nguyễn Thị Oanh mất ở Saigon cũng đến trên 2 năm nữa … Còn anh Lý Chánh Trung thì bị bệnh Alzheimer hiện vẫn ở Saigon, anh Nguyễn Văn Trung thì cũng bệnh nhiều ở Montréal Canada, anh Lâm Võ Hòang thì gần đây đã đi tu Dòng Benedictin ở Việt nam …


Tôi có biếu bác sĩ Ái cuốn “Chứng từ Kitô giáo “ mà anh em chúng tôi ở California đã cho xuất bản từ 4 năm nay. Đổi lại anh Ái lại tặng cho tôi một tập thơ do anh sáng tác với bút danh là “Vân Uyên” dưới nhan đề là “ Nghĩa Nợ Tình” gồm đến trên 80 bài thơ được sáng tác gần đây. Chị Ái cũng là bác sĩ, nhưng đã thất lộc từ nhiều năm nay, nên anh Ái hiện vẫn sống lẻ bóng thui thủi một mình. Mà nhờ có một niêm tin tôn giáo sâu sắc vững vàng, nên anh vẫn giữ được nếp sống an nhiên tự tại của một chuyên gia trí thức mà lại rất ngoan đạo. Tôi sẽ có dịp giới thiệu chi tiết hơn về tập thơ thuộc lọai độc đáo hiếm có này trong một bài riêng biệt sau.

3 – Nữ tu Colette Humbert và Brigitte de la Bouillerie ở thị trấn Cachan

Vào buổi chiều thứ Bảy 26/5, như đã hẹn tôi đến thăm chị Colette Humbert và chị Brigitte de la Bouillerie tại khu chung cư dành cho người cao niên có tên là Résidence du Moulin trong thị trấn Cachan khá gần với Bourg la Reine là nơi tôi cư ngụ tại nhà anh bạn Phạm Xuân Yêm. Colette cũng như Brigitte năm nay đều đã ở ngòai tuổi bát thập, có lương hưu trí nhưng vì thu nhập còn thấp, nên được chính quyền trợ cấp thêm để vẫn giữ được môt nếp sống tươm tất phải chăng (une vie décente) xứng đáng với những công dân lương thiện đã từng có những đóng góp đáng kể cho xã hội.

Colette và tôi quen biết nhau từ đầu năm 1969, lúc chị đến thăm các công trường tái thiết tại những khu vực bị tàn phá nặng nề hồi chiến cuộc Tết Mậu Thân năm 1968 trong các quận 6,7 và 8 Saigon. Rồi vào cuối năm 1970, tôi được mời qua Paris để tham gia vào việc thành lập Viện Đại kết Phát triển các Dân tộc do giới Công giáo và Tin lành ở Âu châu cùng hợp tác chủ xướng (INODEP = Institut Óecuménique au service du Développement Des Peuples. Lúc đó thì Colette giữ một vai trò chủ yếu trong Ban Tổ chức Hội nghị gồm nhiều đại biểu đến từ các châu lục Á, Phi, Mỹ, Úc và Âu châu. Dịp này, tôi có dịp làm việc sát cánh với Colette và sau đó thì chúng tôi thường xuyên trao đổi thư từ với nhau. Nhưng sau 1975, thì chúng tôi mất liên lạc. Và chỉ đến năm 2012 này khi qua Paris, thì tôi mới tìm lại được tông tích của Colette mà hiện đã nghỉ hưu và sinh sống tại Trung tâm người Cao niên này.Colette sống chung với chị bạn cùng lứa tuổi mà cũng cùng là một nữ tu Phan sinh, đó là chị Brigitte de la Bouillerie. Cả hai chị đều đã tham gia họat động trong những chương trình truyền giáo và phát triển xã hội tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Do đó mà các chị có tầm nhìn tòan cầu khá thông thóang. Trong gần hai giờ hàn huyên tâm sự, ba chị em chúng tôi đã có dịp trao đổi tin tức và kinh nghiệm của mỗi người đã trải nghiệm suốt trên 40 năm qua. Và chúng tôi lại càng cảm thấy gắn bó thân thiết với nhau hơn nữa - trong niềm xác tín về vai trò của người tín hữu Công giáo trong nhiệm vụ dấn thân phục vụ xã hội - với ưu tiên dành cho những anh chị em thuộc tầng lớp bị khinh chê chối bỏ hay bị đàn áp bóc lột tại bất cứ nơi nào trên thế giới.

Vì bài Ghi nhanh này đến đây đã dài rồi, tôi xin tạm chấm dứt ở đây và xin hẹn sẽ có dịp tường thuật chi tiết hơn về mối liên hệ thân thiết từ trên bốn chục năm qua của tôi với tập thể các nữ tu thuộc Dòng Phan Sinh Thừa sai tại Paris – mà đặc biệt là qua vị Nữ tu xuất chúng Marie Thérèse de Maleissye đã quá vãng (1916 – 2005) trong môt bài khác.

Nói chung, thì qua mấy cuộc viếng thăm tại nơi cư ngụ của những vị cao niên vừa nói trên đây, tôi có được cảm nhận tương đối lạc qua phấn khởi về lối sống an nhiên tự tại của những người thời son trẻ vốn đã từng cống hiến hết mình cho nhân quần xã hội, thì nay khi về già vẫn giữ được sự quân bình về tâm lý và tâm linh trong cuộc sống thường nhật - bất kể tình trạng sức khỏe thể chất bị soi mòn suy kém do quá trình lão hóa “Sinh Lão Bênh Tử” oan nghiệt - mà xét ra thì cũng thật là éo le ngặt nghèo cho con người trong cõi nhân sinh chúng ta vậy./

Bruxelles Belgium ngày 28 tháng Năm 2012
Đoàn Thanh Liêm

Ý kiến bạn đọc
30/05/201206:26:38
Khách
Già lão trên thất thập niên mà không chịu chết đi cho rồi mà cứ sống oằn oại... nay nó mỏi bên ni, mơi nó nhức bên tê... thì mới là lắm nỗi oái oăm cho cuộc sống !


Đơn giản, muốn tránh tử tiệt cho con cái thì đừng có sinh đẻ .

Sanh con đẻ cái cho cố vào rồi bảo sao chúng nó không ''sinh-bệnh-lão-tử '' !?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.