Hôm nay,  

Hãng Ngoại Vô Đào Mỏ Than: Lấy 90% Lợi Tức, Chia VN 10%

23/05/201200:00:00(Xem: 8224)
VN có thể đang nhập khẩu than của chính mình đã cho hãng ngoại múc lên...

Các công ty quốc doanh Việt Nam vẫn luôn luôn khó hiểu: Không chỉ hiến tặng các công ty Trung Quốc nhiều nguồn tài nguyên, lần này là hiến tặng một công ty Indonesia một mỏ than.

Các báo quốc nội đã khảo sát một trường hợp lạ lùng: cho hãng ngoạị xài chùa than tốt nhất của VN.

Báo Lao Động hôm Thứ Hai 21/5/2012 đã gọi thẳng bằng nhan đề bản tin: “Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất...

Bản tin báo Lao Động viết:

“Một mỏ than lộ thiên với chất lượng than tốt nhất ở Việt Nam đang là “lãnh địa riêng” của một công ty Indonesia. Mỗi năm, công ty này hưởng 90% lợi nhuận trong khi phía Việt Nam chỉ được hưởng 10%.

“Biếu không” nước ngoài mỏ than tốt nhất

Ngày 19.4.1991, Công ty than Uông Bí (TUB), đơn vị thành viên của Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty Pt.Vietmindo Energitama, 100% vốn Indonesia (VMD). Theo đó, VMD sẽ đầu tư toàn bộ máy móc, công nghệ để khai thác trong 30 năm mỏ than Uông Thượng, Đồng Vông. Lợi nhuận được chia theo tỷ lệ 90% cho VMD và 10% còn lại là của TUB. Đây là mỏ than lộ thiên có diện tích trên 1.000 ha, nằm trên địa bàn P.Vàng Danh, TP.Uông Bí và cũng là nơi có vỉa than tốt hạng nhất ở Quảng Ninh...”

Hiện tượng bi thảm là, mở cửa cho người khai thác thoải mái, và rồi VN lại nhập cảng chính những lô than khai thác đó để bán lại ra thị trường VN.

Bản tin báo Lao Động viết qua phân tích của nhà khảo cứu Thái Uyên:

“Có thể Việt nam đang phải nhập khẩu than của chính mình

Theo Vinacomin, ước tính vào năm 2014, 2015 Việt Nam sẽ nhập khẩu khoảng 1-6 triệu tấn than. Lượng than nhập khẩu sẽ tăng lên hằng năm. Dự kiến đến năm 2025, lượng than nhập khẩu lên tới 40 triệu tấn. Than nhập khẩu chủ yếu sẽ được cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện. Giữa năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam đã nhập khẩu thí điểm 9.500 tấn than từ chính Indonesia với giá 100,6 USD/tấn than (tính cả cước vận tải). Lãnh đạo Vinacomin khẳng định việc nhập khẩu là để thăm dò thị trường, làm quen với phương thức nhập khẩu, vận chuyển. Rất có thể, Việt Nam đang phải nhập khẩu than của chính mình. Vinacomin chọn Indonesia để “thí điểm” bởi đây là một trong những nguồn cung phù hợp nhất với Việt Nam hiện nay, cả về quãng đường vận chuyển, loại than lẫn giá thành.”


Báo Thanh Niên cũng nêu hiện tựợng bi thảm đó, qua bản tin “Mỏ than "ngoại" khai thác vượt hạn mức,” trong đó ghi lời ông “TS Nguyễn Thành Sơn, Trưởng ban dự án Than đồng bằng (TKV) đã nói như vậy khi trao đổi với PV Thanh Niên về dự án khai thác than 100% vốn đầu tư nước ngoài VMD tại Uông Bí, Quảng Ninh. TS Thành Sơn cho biết, ông từng đến khai trường của VMD và thấy rất buồn vì phía Công ty than Uông Bí đã ký một hợp đồng (mà thực chất là bán mỏ) với quá nhiều điểm bất lợi.”

Báo Thanh Niên nêu câu hỏi, quan ngại về tài nguyên VN bị xúc đi bán vô tội vạ, “Theo ông, VMD khai thác than tại Uông Bí sẽ tác động như thế nào đến việc bảo vệ tài nguyên của đất nước?”

Và rồi, TS Nguyễn Thành Sơn đáp:

“Trước hết, cần nói một chút về bối cảnh lịch sử: những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, khi đó ngành than rất khó khăn, các mỏ không nâng được công suất, gặp rất nhiều điều vướng ở cơ chế. Các mỏ không có vốn để đầu tư xây dựng cơ bản, mua máy móc nên công suất mỏ lớn cũng chỉ 300.000 - 500.000 tấn/năm. Ngành than cũng gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra bởi Liên Xô tan rã, nhu cầu than giảm mạnh. Chính vì vậy, việc công ty của Indonesia ký hợp đồng với than Uông Bí cũng là một cuộc thử nghiệm, khi đó chúng ta hy vọng sẽ học được công nghệ khai mỏ hiện đại, đạt công suất cao, và họ sẽ bao tiêu đầu ra.

Lúc đó, tôi biết, nhiều người trong ngành than tính một bài toán hết sức đơn giản, Công ty than Uông Bí không làm gì cũng được hưởng 10% giá trị tổng sản lượng than sạch. Nhưng ta không tính đến việc tài nguyên quốc gia bị mất đi.

Những thiệt hại của hợp đồng này rất lớn. Thứ nhất, như trên tôi nói, đó là tài nguyên quốc gia bị mất. Đặt giả thiết VMD tuân thủ hạn mức 500.000 tấn/năm, thì trong 30 năm, chúng ta mất đi 15 triệu tấn than. Chỉ đến 2015 Việt Nam sẽ thiếu than, nếu có 15 triệu tấn than đó sẽ giúp lùi thời gian ta phải nhập than, giảm đi lượng than phải nhập với giá cao...”

Những chi tiết khoa học và kế toán cũng được bài phỏng vấn chỉ ra, qua giải thích của TS Nguyễn Thành Sơn. Rằng VN thiệt hại quá nhiều. Sao lại biếu không cho nước khác, rồi những thế hệ con cháu lấy gì mà sống?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.