Hôm nay,  

Giỡn Với Tượng Phật

12/09/200400:00:00(Xem: 5546)
Có phải anh đạo diễn này chỉ muốn giỡn cho vui" Hay đó là một độc chiêu tiếp thị để cho Phật Tử toàn cầu chú ý tới" Hay tệ hơn, đó chỉ là do vô minh, do kỳ thị, do căm thù Phật Giáo" Dù thế nào đi nữa, đạo diễn Philippe Caland cũng đã làm tổn thương, xúc phạm nhiều Phật Tử.

Câu chuyện mới xảy ra mấy hôm thôi, các lãnh tụ Phật Giáo Thái Lan đã thúc giục chính phủ phản đối về chuyện một tấm bích chương quảng cáo phim Mỹ "Hollywood Buddha," trong đó có hình đạo diễn Philippe Caland ngồi trên đầu một tượng Phật.

Câu chuyện thoạt trông có vẻ giống như công án "Rắc Tro Trên Tượng Phật" trong cuốn sách do thiền sư Triều Tiên Seung Sahn in năm 1976 tại Hoa Kỳ - trong cuốn "Dropping Ashes on the Buddha," thiền sư hỏi học trò phản ứng ra sao khi có một người bước vào chùa, hút thuốc lá và rắc tàn thuốc lá lên đầu tượng Phật.

Tất nhiên là anh đạo diễn Philippe Caland không phải là dân nhà Thiền thứ thiệt, nên không hề có chuyện đưa công án ra để thử nhà chùa. Mặt khác, hầu hết các độc giả và khán giả nhìn thấy tấm bích chương kia cũng không phải dân nhà Thiền để sẽ lấy đây làm đề tài tham cứu.

Ở một chiều khác, Phật Giáo Thái Lan lại không tu theo thiền công án, nên chỉ đơn giản, kêu gọi Bộ Ngoại Giao Thái Lan phản đối, vì thấy tội nghiệp chúng sanh Philippe Caland quá. Ngài Chularat Bunyakorn, thư ký trưởng của Hội Đồng Chư Tăng Phật Giáo ở Thái Lan hôm thứ ba, giaỉ thích một cách đơn giản về cảm xúc của Phật Tử Thái Lan, "Điều mà Philippe Caland, đạo diễn phim, đã làm thì không thích nghi đối với Phật Giáo và đã xúc phạm Phật Tử khắp thế giới. Tượng Phật là nơi để hướng tâm thờ phượng và Bộ Ngoại Giao [Thái] cần phải có hành động tức khắc."

Dân tộc Thái Lan tin rằng đầu là nơi linh thánh nhất trong cơ thể và không ai khác được sờ chạm vào. Vậy mà trên tấm bích chương là hình đạo diễn Caland, cũng là người đóng trong phim của hãng YBG Productions, ngồi trên 1 đầu tượng Phật với bàn chân -- phần bị xem là dơ nhất cơ thể đối với Phật tử Thái Lan -- lủng lẳng nơi mắt tượng Phật. Gần 95% người Thái theo đạo Phật.

Phim này dự kiến trình chiếu ở Los Angeles vào ngày 24-9-2004.
Bản tin ngay hôm sau, tức ngày 9-9-2004, cho biết anh đạo diễn kia đã bày tỏ cũng "chấn động" vì tấm bích chương đó. Anh gửi lời xin lỗi tới tòa lãnh sự Thái Lan ở Los Angeles, rằng anh sẽ gỡ bỏ bích chương quảng cáo đó trên trang web của phim này.

Bản tin khác cho biết đạo diễn này nói với Kurt von Finck, một Phật Tử, rằng anh không hề dính gì tới việc vẽ bích chương này, rằng quảng cáo đó là do một công ty nổi tiếng về thực hiện bích chương phim ảnh. Đạo diễn nói là khi anh nhìn thấy bích chương, anh cũng "phẫn nộ như các Phật tử vậy." Thế là Caland hứa với Kurt rằng anh sẽ gỡ bỏ tấm bích chương ra khỏi các rạp, trang web, bài báo, vân vân...
Hiển nhiên, như thế là đạo diễn Caland cũng không đưa ra câu nói nào cho có vẻ Thiền tính. Do vậy, bích chương này có thể hiểu đơn giản, không phải chuyện công án "rắc tro lên đầu tượng Phật." Cần nhắc, trong sách [người viết nhớ mang máng] thiền sư Sahn có hỏi rằng, các pháp vốn là không, vốn thật không ta, không người, không tượng... Phật vốn vô tướng, rắc tàn thuốc lá lên mớ đất sét... thì có gì mà nổi giận... Nhưng khi chúng sinh mê muội, khởi tâm bất kính, thế nào cũng bị nhân quả, thì người giữ chùa với lòng từ bi nên nói thế nào cho anh chàng hút thuốc kia tỉnh ngộ... Công án đại khái là thế. Cuốn sách in cũng vài thập niên cũ, và chỉ dùng riêng cho dòng thiền Triều Tiên này. Nhưng câu chuyện cũng phần nào kiểu như chàng đạo diễn Caland bây giờ.

Tuy nhiên, dường như anh đạo diễn này cũng không thuộc phái cực đoan nào, vì nội dung của phim "Hollywood Buddha" trong vài dòng tóm tắt thì không có vẻ gì xúc phạm Phật Giáo. Nhưng hiển nhiên là anh, hay là công ty vẽ bích chương kia, không dám chọc quê các tôn giáo khác, thí dụ như chọc giận Hồ Giáo hay Ky Tô Giáo... điều này cho thấy có vẻ như là, làm người ta nổi giận xong rồi xin lỗi là huề liền thôi... kiểu này chỉ xài được cho đạo Phật. Vì sao Phật Giáo hiền lành như thế" Thực ra, khi tới các tầm sinh tử của một dân tộc, các Phật Tử và ngay cả các sư cũng chọn giải pháp bạo lực -- bất đắc dĩ, tất nhiên -- để bảo vệ dân tộc và khối chúng sinh đông đảo. Như trường hợp Thiền gia Trần Nhân Tông, khi cầm quân chống ngơaị xâm từ Bắc Phương, hay như các võ sĩ đạo Thiền gia Nhật Bản... Không bị đẩy tới đường cùng, thì Phật Tử đều kham nhẫn, chịu đựng thấy rõ.

Cuốn phim gây tranh luận này nội dung nói về 1 nhà sản xuất phim Hollywood tìm cách vượt qua khi tất cả mọi chuyện chung quanh của anh bị tơi tả, theo trang web của phim này, www.ybg.com/hollywoodbuddha. Được trợ lực bằng các câu thần chú Phật Giáo và 1 tượng Phật được cho thuê giá 2,000$/tháng, nghệ sĩ này đã biến các nhu cầu ám ảnh để đem sức sáng tạo của mình ra thành công trong việc kiếm tiền.

Ngoài đời thực, dường như đạo diễn này lại là một "thân hữu của Phật Giáo." Sống trong làng phim Hollywood, anh nhất định là không muốn xúc phạm tới các bạn của anh, trong đó có một số ngôi sao điện ảnh là Phật Tử thuần thành, như Richard Gere, Tina Turner, hay Steven Seagal... mà những người naỳ lại thế lực hơn, lại nổi tiếng hơn anh.

Nhưng Philippe Caland thực ra cũng là một tài năng có vị trí nhất định, và không cần tới độc chiêu quảng cáo nào tệ hại như thế. Theo bản tiểu sử tóm gọn, Caland mang hai dòng máu Pháp và Lebanon, đã sống ở Mỹ từ năm 1985. Anh nguyên trưởng thành ở Paris và Beirut, vào học American College of Paris và vào đội tuyển quốc gia Pháp về bơi lội từ 1976 tới 1980. Vaò Mỹ năm 1985 và bắt đầu vào nghề phim ảnh từ 1987. Bây giờ có các tác phẩm điện ảnh sau:
Producer 'The Myersons' (2001)
'Loved' (1997)
'Infinity' (1996)
'Dead Girl' (1994)
Producer/Writer 'Boxing Helena' (1993)
Anh chàng Caland này còn là sáng lập viên Econology, một tổ chức baỏ vệ môi sinh. Trông có vẻ như tiểu sử này sẽ thích hợp với người bao dung, chấp nhận các dị biệt và có thể cảm thông với các thái độ đối nghịch trong đời sống. Vậy thì, có phải anh muốn chọc giận Phật Giáo với tấm bích chương đó" Hay chỉ là vô ý của công ty vẽ bích chương"

Nếu nêu câu hỏi như thế, thì chúng ta lại níu công án trở về đời thường. Nghĩa là, đạo nào cũng có thể phản ứng như thế. Nhưng tại sao Phật Giaó Nhật Bản, Phật Giáo Đài Loan, vân vân... lại im lặng" Hay là các giáo hội này lại nhìn theo công án" Aûnh tức là Không, Không tức là Ảnh, Ảnh chẳng khác Không, Không chẳng khác Ảnh.... có phải như thế"

Đẩy câu chuyện thêm một tầng nữa, thì nên ghi ra rằng một trang web Phật Tử vùng Nam Cali lại nhìn anh đạo diễn Caland như là "phe ta," nghĩa là phim này phải được xem là nghệ thuật về Phật Giáo. Chưa xem phim này, chúng ta cũng không thể nói quyết chắc gì về phim "Hollywood Buddha," nhưng hình như buổi đầu chiếu phim cho làng Hollywood xem lại xảy ra gần sáu tháng trước lận.

Lúc đó là ngày Thứ Bảy 17 tháng tư, 2004, buổi trình chiếu phim này tại hội trường của Hội Các Nhà Đạo Diễn (Director's Guild) vào lúc 6 giờ tối. Phim naỳ lúc đó được mô tả ngắn gọn một dòng là, nơi đây "đạo diễn Philippe Caland đưa ra cái nhìn kỹ hơn về thiền định và đời sống tại Los Angeles."
Trời đất, nếu đúng như thế, thì Caland là dân la cà trong sân chùa rồi. Nhưng lại không thấy nhật baó Mỹ naò bàn về phim này, để độc giả biết kỹ càng hơn. Thêm nữa, chiếu đó là chiếu cho nội bộ trong làng thôi thì phải. Nhưng thông tin đó đã được đăng trên một trang web của Phật Tử Nam Cali ngày 3-4-2004. Đó là trang web http://www.ushnisha.blogspot.com/. Trang web này được giới thiệu như sau:
"Ushnisha là diễn đàn Bảo Tàng Á Châu Thái Bình Dương về các sự kiện trong nghệ thuật Phật Giáo tại Nam California và khắp thế giới. [Trang web này] mời gọi tham dự với các bình phẩm của bạn, nhưng haỹ nhớ tới lời của vị tổ sư Trung Hoa Lục Tổ Huệ Năng, 'Trong mọi thời, chúng ta phải khiêm tốn và lễ độ.'"

Tên trang web là "Ushnisha", có nghĩa là Nhục Kế trên đầu Phật và tượng trưng cho trí tuệ. Nếu Caland được trang web này giới thiệu, thì phim này nhất định phải là "một sự kiện trong nghệ thuật Phật Giáo." Có đúng thế không, chúng ta vẫn chưa biết. Một cách chính thức, phim này tới cuối tháng 9 mới trình chiếu cho công chúng xem.

Mới vài tháng trước, một công ty trang phục phụ nữ cũng in hình Phật vào các chỗ không thích nghi trên áo tắm bikini. Cũng may, nhờ Bộ Ngoại Giao Thái phản đối, nên công ty liên hệ đã xin lỗi và nói sẽ thu hồi các bộ áo tắm đó. Câu hỏi có thể nêu ra, tại sao không in hình các giáo chủ đạo khác, hay hình tiên tri các tôn giáo khác, mà lại cứ hình Phật là xúc phạm thoải mái" Có phải hễ xin lỗi, cười hì hì là xong thôi" Lần này dường như nhà đạo diễn vô ý thật sự, vì làm một cuốn phim công phu với nội dung có vẻ như không có ý xúc phạm gì tới Phật Giaó, mà lại được 1 trang web Phật Giáo giới thiệu như thế thì hẳn là không có tà ý gì.

Qua đây chúng ta thấy, Phật Tử dễ dàng bỏ qua lỗi người khác. Bất đắc dĩ mới nhờ Bộ Ngoại Giao Thái Lan lên tiếng... còn như chuyện Thánh Chiến thì không bao giờ.

Để nói thêm, qua những chuyện trên, có rất nhiều Phật Tử chưa bao giờ khởi tâm nổi giận, mà chỉ thấy hết sức tội nghiệp, rằng họ không biết, rằng nhân quả đâu có sai chạy đâu, kiếp sau rồi sẽ ra sao. Chỉ trừ phi có ai đó làm những chuyện đó thuần túy vì lòng từ bi, để làm cho người đối diện tỉnh ngộ... cũng như chuyện chẻ tượng Phật để đốt lò sưởi ấm... không phải vì cần ấm, nhưng chỉ vì cần thắp lên tia lửa trong mắt người đã vô lượng kiếp vô minh. Phải chi có một câu nói... Không phải rằng, mọi chuyện trong đời đều là công án cả hay sao...Phải chi Caland nói, “Tượng cũng là Không, tứ đại đều là Không thì còn thấy có ai ngồi...” để cho chúng ta hỏi lại, “Xin anh chìa tay cho xem cái Tánh Không đó chút coi...” Còn không thì, cả ba cõi này đều tội nghiệp cả...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.