Hôm nay,  

Sẽ Không Trở Lại Đời Này

29/08/200400:00:00(Xem: 4760)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ám chỉ rằng ngài sẽ không chọn con đường tái sinh sau kiếp này. Nhiều người dân Tây Tạng cũng đang tin như thế, như dường đó là giải pháp đẹp nhất trong hoàn cảnh Đảng CS Trung Quốc đang kiểm soát cực kỳ chặt chẽ mọi sinh hoạt của dân tộc Tây Tạng. Không nên để cho họ dựng lên một cậu bé nào đó, để rồi Bộ Chính Trị Trung Ương CSTQ sẽ tấn phong thiếu niên này làm vị kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma.

Kiếp này cũng quá đủ rồi: Trong khi nền văn hóa Tây Tạng đang bị chủ nghĩa duy vật bào mòn, thì ngài đã làm được những việc hết sức khó làm, khi đưa ngọn đèn chánh pháp đi khắp thế giới. Thêm nữa, luật vô thường thì phải chấp nhận, và Phật pháp muốn độ người thì cũng phải có đủ nhân duyên thời tiết. Chỉ còn một điều hết sức tiếc, khi phải chứng kiến chính sách diệt chủng văn hóa đang tàn phá hết sức hiệu quả nơi quê hương của ngài.

Cung điện Potala, nơi các đời Đức Đạt Lai Lạt Ma ngụ cư cũng là nơi linh thánh nhất Tây Tạng, bây giờ nhìn xuống một quảng trường trên đó có một đài tưởng niệm khổng lồ, "ghi ơn Trung Quốc đã giải phóng Tây Tạng."

Gần đó vài bước thôi, là một quán nhạc disco mới mở, cửa tiệm "J.J.'s," nơi các cô tiếp viên mặc váy cực ngắn bằng da thú màu trắng mời rượu các doanh gia Tứ Xuyên ồn ào. Trên tường, bên kia sàn vũ trường chính, là một họa phẩm khổng lồ vẽ hình lâu đài Potala. Bên trên cung điện có sơn một cầu vòng, tức là biểu tượng thành công của dân tộc Trung Quốc.

Những hình ảnh của sex và cơ hội chụp giựt làm ăn hiện rõ ở các ngã đường của Lhasa, từng là thủ đô của một đất nước có truyền thống tin rằng các vị lãnh đạo thế quyền và giáo quyền thực sự là hóa thân của các vị Phật - như Đức Đạt Lai Lạt Ma được dân tin tưởng là hóa thân của Đức Quan Thế Aâm Bồ Tát, và Đức Ban Thiền Lạt Ma được tin là hóa thân của Phật A Di Đà.

Bây giờ thì ngay cả đường tu cũng gian nan lắm. Vào những ngày thường trong tuần, thầy Khenpo mặc áo tu sĩ, tụng kinh tại Chùa Jokhang ở Lhasa, và học Kinh Phật chép trong các cuộn giấy. Vào những ngày cuối tuần, thầy chọn một căn cước khác. Thầy đội mũ dã cầu và mặc quần jeans rộng thùng thình, nghe nhạc hip-hop, và nói qua điện thoại di động. Nhưng vị sư trẻ này không phải mẫu người sa ngã vui chơi; đó chỉ là một cách thầy chọn tiếp cận với kiểu thế giới mà Đảng CSTQ đang muốn đưa lên đây. Phóng viên Robert Marquand của tờ The Christian Science Monitor đã gặp thầy Khenpo (tên giả) khi thầy này sút một quả banh túc cầu dưới chân cung điện Potala. Marquand trong vòng 2 ngày đã tới thăm 3 tự viện, nhưng các vị sư không chịu nói chuyện riêng với các phóng viên. Còn trước mặt cán bộ, thì họ hiển nhiên cũng không lộ tới cử chỉ hé môi.

Nhưng thầy Khenpo muốn nói. Thầy lớn lên trong 1 ngôi làng với heo và bò núi, nhưng bây giờ thì quan tâm tới thế giới bên ngoài, những điều thầy học từ TV và Internet. Marquand hỏi Khenpo, các cán bộ nơi đây nói hầu hết dân Tây Tạng đã bỏ rơi vị lãnh tụ tinh thần lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma, và bỏ rơi cả hy vọng ngaì sẽ trở về. Có đúng không" Khenpo xác định điều mà những người Tây Tạng khác đã nói: Người Hoa đang pha loãng văn hóa Phật giaó truyền thống và vai trò các vị sư. Khenpo nói, "Họ tới như một trận lụt. Chính trị, việc làm, dân số - mọi thứ đều là người Hoa cả. Các bạn tôi không tìm việc được. Hoa ngữ là thứ duy nhất người ta nghe trên TV hay radio. Chúng tôi đang mất nền văn hóa, và chúng tôi không cần Đức Đạt Lai Lạt Ma nói lên điều đó... vì đó là những gì chúng tôi đang kinh nghiệm. Tình hình đang tới chỗ mà chúng tôi không còn có thể nhận thấy cái gì là Tây Tạng nữa."

Còn với Đức Đạt Lai Lạt Ma, Khenpo nói, "Chúng tôi yêu thương ngài... Chúng tôi không được phép nói như thế, nhưng đó là điều chúng tôi nghĩ. Chúng tôi giữ hình ảnh ngài trong tim. Chúng tôi không nói tên ngài ra nơi công cộng, nhưng chúng tôi về nhà và nói về ngài. Chúng tôi sẽ luôn luôn mong muốn ngài trở về."

Khenpo nói, cho tới mơí 5 năm về trước, hầu hết các chính điện ở nhiều tự viện tại Lhasa vẫn còn trưng bày hình Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng rồi công an bố ráp các tự viện này; chưa hết, bây giờ công an còn gài cả mật báo viên đông hơn vào hàng ngũ các sư, theo lời Khenpo.

Tinh vi hơn, đó là các chiến lược mới của Hoa Lục. Vào mùa hè 2004, International Campaign for Tibet, một tổ chức bất vụ lợi ở Washington có mục tiêu đòi tự trị cho dân Tây Tạng và bảo vệ văn hóa dân tộc này, đã đưa ra một bản tường trình dài, nhan đề "When the Sky Fell to Earth" (Khi Trời Rơi Xuống Đất), ghi lại tình hình Hoa Lục đàn áp Phật Giáo ở Tây Tạng. Trong đó có chính sách hạn chế số lượng thu nhận tu sĩ tương lai, hạn chế việc đi lại của các sư và quyền nói trước công chúng, buộc các sư phải học các lớp về "lòng ái quốc", và đánh giá lời thề trung thành với tổ quốc Trung Quốc quan trọng hơn kinh điển Phật Giáo.

Thực ra, như thế đã là nhẹ tay rồi. Theo phóng viên Eve Johnson của Reuters, sau các chính sách cực đoan của thời Cách Mạng Văn Hóa 1966-67, khi đặt mìn nổ trong các tự viện, đưa tượng Phật vào lò nung chảy, và đưa tu sĩ cả tăng lẫn ni vào nhà tù, Bắc Kinh sau đó mới nương tay chút xíu. Nhưng chính sách rất là rõ, muốn làm cán bộ thì phải tuyên bố là vô thần, cho dù có ở cấp thấp như xã trưởng hay thư ký xã.

Nyima Tsering, xã trưởng ngôi làng Gongzhong gần thị trấn Nyingchi, phân trần, "Nếu không có Đảng CS, thì Tây Tạng sẽ vẫn còn nghèo. Bây giờ, người Tây Tạng chúng tôi có tự do tôn giáo. Vợ tôi và ba mẹ tôi có thể tin tưởng tự do, họ có thể tin vào Phật. Nhưng tôi tin vào Đảng CS. Tôi chỉ có thể có 1 tôn giáo."

Lòng trung thành với Karl Marx thì quan trọng hơn trung thành với Đức Phật, dù chủ nghĩa CS không thực sự còn bám rễ nơi nào cả.
Tsedan Dorje, chủ tịch hội đồng xã Gongzhong, giải thích, "Tôi không phải Phật Tử. Tôi nghĩ tôi có thể có 1 đời sống tốt đẹp hơn xuyên qua con đường chính quyền, và với Phật Giáo thì tôi không thể có được như thế."

Không chỉ cán bộ bị kềm kẹp, mà cả các công nhân trong các chi đoàn cũng bị kiểm soát chặt sau khi áp dụng luật giới nghiêm sau các cuộc nổi dậy năm 1989 và buộc học tập cải tạo đối với tăng ni hàng trăm tự viện.

Migma Tsering, 22 tuổi, nói với Johnson, "Thường dân Tây Tạng thì tự do đi chùa và thờ phượng, nếu họ không phải thành viên của một chi đoàn. Trong chi đoàn thì không được phép đi [chùa]. Gia đình chúng tôi không thuộc chi đoàn nào, cho nên chúng tôi tự do đi chùa."

Cũng còn một số yếu tố khác ảnh hưởng tới xã hội Tây Tạng. Trong khi những người hành hương cung kính thắp nhang, hay quỳ lạy, hay đi xoay vòng trong các tự viện ở Lhasa, thì bên ngoài cổng chùa, các thiếu nữ mặc quần jeans và áo khoác trắng nhún nhảy trên các đôi giày cao gót dọc các con phố đầy bụi, vỏ trái cây và túi nhựa trên đường về văn phòng hay tới hẹn hò với các chàng trai trẻ. Sau nhiều thập niên trấn áp bởi CS, rồi tới nhiều năm nhẹ nhàng dễ thở, Phật Giaó Tây Tạng bây giờ gặp kẻ thù hung hiểm mới: tiền bạc.

Anh phu đào đường Migma Tsering nhún vai khi được hỏi là anh có sẽ bỏ rơi Phật Giáo để có cơ hội kiếm tiền hay không, "Tôi cũng sẽ bỏ rơi Phật Giáo, nếu tôi có cơ hội như thế, nhưng bây giờ thì tôi không cần làm thế. Thời này, chuyện gì cũng phải có tiền."

Không khí kiếm tiền bây giờ sôi nổi - bên ngoài chùa Jokhang, ngôi tự viện linh thánh nhất ở trung tâm Lhasa, những tiểu thương Tây Tạng và Trung Hoa dựng lên các sạp bán đủ thứ hàng cho du khách hành hương.

Cô Dolma, 22 tuổi, thì kể rằng cô bận rộn kiếm tiền tới nổi cô không thể tham dự Lễ Hội Yoghurt thường niên - đây là lễ hội trải một tấm hình Phật khổng lồ trên một lưng đồi ở 1 ngôi chùa ở ngoaị ô Lhasa. Cô có mở một sạp bán hàng trang sức kỷ niệm và hàng thủ công mỹ nghệ từ 2 năm nay, "Đây là lần đầu tiên trong 7 năm, tôi không dự lễ hội này. Tôi phải lo làm ăn. Nhưng mọi người khác thì tự do đi chùa."
Như thế là được 45 năm rồi, từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma cỡi ngựa vượt Hy Mã Lạp Sơn, trong lúc đại pháo Trung Quốc bắn vào Lhasa để dọn đường cho Hồng Quân tiến vào. Năm nay, ngài được 69 tuổi, sống trên phố núi Dharamsala của Aán Độ. Những cuộc nói chuyện giữa chính phủ lưu vong của ngài với Bắc Kinh đều không có kết quả về yêu cầu đòi tự trị cho Tây Tạng. Người anh của ngaì là trưởng phái đoàn thương thuyết đã tìm cách mở lại các cuộc thương thuyết năm 2002, nhưng thái độ các cán bộ Bắc Kinh càng lúc càng lộ ra cứng rắn.

Điều này có thể vì chính phủ CS Bắc Kinh ngày càng tự tin rằng họ chỉ cần chờ Đức Đạt Lai Lạt Ma từ trần để mở ra cơ hội cho họ dựng lên một thiếu niên làm hậu thân kế nhiệm, theo các nhà phân tích Tây Tạng.

Tại tự viện Sera ở ngoại ô Lhasa, nơi đang có 600 vị sư ngụ cư và tu học, sinh hoạt trông vẫn bình thường, mặc dù tự viện Sera trong quá khứ nổi tiếng là nơi các sư khởi phát và tổ chức biểu tình - dẫn tới những đợt biểu tình lan rộng các tự viện Lhasa trong 1987, 1988 và 1989 để tới cao điểm là lệnh thiết quân luật của chính quyền. Một vị sư 28 tuổi nói rằng sư đã ở Sera trong 15 năm rồi, tìm cách tế nhị khi được hỏi là sư có để lòng trung thành với Đức Đạt Lai Lạt Ma hay là với vị hóa thân cao cấp thứ nhì của Tây Tạng, Đức Ban Thiền Lạt Ma, một thiếu niên do chính phủ Bắc Kinh tuyển lựa và giáo dục trong khi bắt giam vị thiếu niên Ban Thiền do Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn ra.

Vị sư nói, "Trong lòng tôi, cả 2 vị đều hiện diện. Họ là Phật của tôi. Nói thật, cả 2 đều quan trọng, nhưng trong tim tôi, Đức Đạt Lai Lạt Ma có vị trí cao hơn, rồi tới Đức Ban Thiền Lạt Ma [do TQ chọn]. Tôi không biết tại sao. Đó là cách mà trái tim tôi cảm nhận."

Thật dễ hiểu. Khi chúng ta nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma ám chỉ rằng, ngaì sẽ không trở về tái sinh nữa. Nhưng với người đã chứng ngộ các pháp vốn không sinh không diệt, thì có nơi nào mà tới mà lui nữa...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.