Hôm nay,  

Công Ty, Nông Dân Phá Sản,Các Ngân Hàng Vẫn Hốt Bạc

24/04/201200:00:00(Xem: 7913)
HANOI -- Doanh nghiệp 'chết' hàng loạt, ngân hàng 'sống khỏe'... Nhà phân tích Vĩnh Khoa trên báo DĐDN đã cho biết hiện tượng trong khi doanh nghiệp chết ào ạt, ngân hàng vẫn sống hùng, sống mạnh.

Trong khi đó, tác giả Lê Khắc trên báo VEF cho biết hiện tượng bi thảm: “Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR.”

Kinh tế Việt Nam thấy rõ, bất kể bi thảm thế nào, vẫn chỉ sống hùng, sống mạnh là nhóm lợi ích ngân hàng.

Báo DĐDN cho biết:

“Việt Nam đang chứng kiến một thực tế khá kỳ lạ: doanh nghiệp đang phá sản, "chết hàng loạt", trong khi ngành ngân hàng vẫn "sống khỏe". Điều này được thể hiện rõ trong mùa đại hội cổ đông năm nay...

...Trong một nền kinh tế "khỏe mạnh", ngân hàng bơm vốn vào sản xuất, sản xuất sinh ra lợi nhuận lại đổ vốn về ngân hàng. Dòng tiền cứ thế xoay vòng và thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, Việt Nam đang chứng kiến một thực tế khá kỳ lạ: doanh nghiệp đang phá sản, "chết hàng loạt", trong khi ngành ngân hàng vẫn "sống khỏe". Điều này được thể hiện rõ trong mùa đại hội cổ đông năm nay, hàng loạt công ty khối sản xuất báo cáo không hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh của năm 2011, thậm chí thua lỗ, phá sản. Ngược lại, hầu hết ngân hàng thương mại (NHTM) đều hoàn thành hoặc vượt mục tiêu lợi nhuận năm 2011. Lý giải cho hiện tượng này, TS. Lê Đạt Chí của trường Đại học Kinh tế TP.HCM cho biết, hệ thống ngân hàng lâu nay không chú trọng nhiều vào lĩnh vực sản xuất, thay vào đó lại đổ vốn vào thị trường chứng khoán và bất động sản để có thể quay vòng đồng vốn nhanh hơn. Khi hệ thống ngân hàng không hỗ trợ được khối doanh nghiệp, đó là lúc nền kinh tế "mắc bệnh" và dĩ nhiên cần được "kê đơn, bốc thuốc"...”

Thông tấn VEF nêu một hiện tượng kinh tế khác, và báo nguy hiện tượng nông dân phá sản.

Bài phân tích nhan đề “Nông dân phá sản: Kêu chẳng thấu vì không biết PR” kể rằng:

“Hàng triệu lao động, đóng góp cả chục tỷ USD xuất khẩu mà đến khi khó khăn phá sản kêu không thấu, chẳng qua là tại nông dân không biết PR?

Cuối tuần rồi, hàng loạt người dân ở các làng nuôi nghêu ở Thái Bình trở nên điêu đứng khi nghêu chết hàng loạt. Không có thu hoạch, nợ ngân hàng đến kỳ không có trả, nợ nần vật tư, công sá đè nặng lên vai... Cả làng nghêu được một phen điên đảo vì nhưng chẳng biết kêu ai. Ngân hàng đến hạn thì thu nợ, nghêu chết do thời tiết thì địa phương cũng chỉ cử người xuống ghi nhận rồi về ngồi phòng lạnh viết báo cáo. Biết phận mình, người nông dân lại đành gạt mộ hôi, nuốt nước mắt bán tài sản, gán nhà để trả nợ... rồi lạy lục khắp nơi để tìm vốn nuôi trồng vụ mới chỉ với hy vọng trả được món nợ cũ.”

Bài baó nói những hiện tượng tương tự cũng xảy ra với “hàng loạt nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên cũng đang điêu đứng vì bị nợ nần.” Và tương tự là nông dân nuôi cá.

Bài báo mô tả:

“...Trong khi đó, ở Miền Tây Nam bộ, không chỉ có Bianfishco mà hàng loạt DN thu mua và chế biến thủy sản cũng đang gặp khó khăn và các DN chọn cách dễ nhất là xù nợ của nông dân. Người ít thì vài trăm triệu, người nhiều cũng bị DN chiếm dụng vài chục tỷ tiền cá...

Nông dân bán cá có tiền tỷ tưởng là giàu có lắm nhưng đằng sau đó là một khối nợ lớn từ tiền con giống, tiền thức ăn, nhân công, vật tư chăn nuôi... có lấy tiền về, trang trải nợ nần, ngân hàng siết nợ - lãi... May mắn lắm, nông dân mới có khoản tiền lời gọi là lấy công làm lãi. Thế nhưng, nay DN phá sản và trốn nợ, nông dân không còn con đường nào khác là phá sản. DN nợ không trả cho nông dân vẫn ô tô, nhà đẹp, tài sản triệu USD... còn nông dân thì quay quắt trong nợ nần chỉ còn nước bán nhà, bán ao đầm mới thoát được cảnh ra tòa.”

Như thế, 2 bản phân tích nêu trên cho thấy kinh tế Việt Nam đang đi tới chỗ tài sản thu hẹp về một số ít người, trong khi cả doanh nghiệp và nông dân đều thê thảm...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.