Hôm nay,  

Thư Thiếu Nhi: Làm Thế Nào Để Giúp Các Em Họ Giỏi Hơn -- Phần 3: Cấp Tiểu Học (Elementary)

15/04/201200:00:00(Xem: 5215)

tuongchinh-large-contentTường Chinh

Kính chào phụ huynh và các em,
Hôm nay Tường Chinh sẽ cùng quý phụ huynh luư tâm tới các con em vào lứa tuổi đi học tiểu học
(Elementary).
Cha mẹ và thầy cô giáo luôn là những người đóng vai trò quan trọng bên cạnh sự khôn lớn, đời sống
tinh thần, nhân cách và việc học hành của các em. Để dạy dỗ các em, chúng ta phải biết rõ các em
học hành như thế nào, bởi vì mỗi em có một khả năng tiếp thu bài vở trong môi trường học hành 
và hòa nhập vào xã hội khác nhau. Càng lớn lên, các em ảnh hưởng bạn bè, những người xung quanh nhiều hơn
là những điều khuyên dạy từ nhà trường và phu huynh.
Các em ở lứa tuổi lớp 1 và lớp 2 (từ 6-7 tuổi) , luôn có tính hiếu động và hiếu kỳ.
1. Tính hiếu động:
Ở vào lứa tuổi bước vào tiểu học, các em thường có nhiều năng lượng trong việc chơi đùa chạy nhảy và phá phách. Nếu chúng ta bắt các em ngồi yên một chỗ trong thời gian hơn nửa tiếng, các em sẽ cảm thấy khó chịu và uể oải, không vui. Các em thích chạy nhảy và di chuyển thường xuyên. Vì vậy, với các em học sinh lớp một, lớp hai, nên cho các em tham gia những trò chơi vận động cơ thể nhằm mục đích hướng dẫn các em kết hợp việc chơi và học như làm thủ công, cắt hình, xếp hình trên cát, vẽ tranh và tô màu. Các em vừa hiếu động vừa thích khám phá các điều lạ để phát triển trí óc thông minh. Phụ huynh và các thầy cô giáo phải quan tâm nhiều hơn, dành nhiều thì giờ để cùng học, cùng chơi với các em, tránh để các em ngồi lâu một mình và đừng để những vật dụng có thể làm thương tổn tới các em như dao kéo, bếp gas và những loại thuốc uống trong gia đình.


2. Tính hiếu kỳ:
Lứa tuổi này. Các em thường hay tò mò, muốn tìm hiểu những điều đang xẩy ra xung quanh đời sống của các em. Các em sẽ có nhiều thắc mắc và câu hỏi. Bố mẹ sẽ cảm thấy lúng túng khi chọn cách và từ ngữ để giải thích cho các em hiêåu vì đầu óc các em còn quá non nớt để hiểu một cách cụ thể về sự việc, do đó, nên giải thích cho các em, bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu dựa trên sự thật.
3. Khi trò chuyện và giảng giải cho các em về điều gì, nên nói ngắn gọn vì khả năng từ ngữ giới hạn của các em. Phụ huynh và thầy cô giáo nên dùng hình ảnh và âm thanh phụ họa và minh họa cho các em một cách cụ thể và dễ hiểu. Mỗi câu chuyện hay bài học cũng phải ngắn, gọn. Nên cho các em học múa, hát, thủ công và tập làm việc nhẹ như dọn dẹp lau chùi đồ chơi, tắm cho búp bê, tự thay quần áo, tự nhận diện và sắp xếp đồ đạc cũng như tự bày biện bàn học của mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.