Hôm nay,  

30% Công Ty VN Đã Phá Sản: 200,000 Doanh Nghiệp Đã Sụp

26/03/201200:00:00(Xem: 11217)
HANOI - Nan đề lớn nhất của kinh doanh hiện nay là gì? Thiếu vốn nhưng không vay ngân hàng được.

Vì sao doanh nghiệp VN biến mất hàng loạt? Chỉ vì làm ra bao nhiêu, chỉ làm lợi cho ngân hàng thêm, vì lãi suất quá cao...

Số doanh nghiệp khai phá sản trong 9 tháng đầu năm ngoaí là bao nhiêu? Lúc đầu nhà nước nói khoảng 50,000 doanh nghiệp, mới đây chỉnh lạ, nói có khoảng 70,000 doanh nghiệp sập tiệm... Theo một chuyên gia kinh tế, tới bây giờ đã có 200,000 doanh nghiệp đã phá sản trong 9 tháng đó.

Chuyên gia nước ngoài laạ nói: Có tới 30% doanh nghiệp VN phá sản.

Bài viết của chuyên gia Phan Thế Hải mang tựa đề “Bí vốn kéo dài: DN từ nín thở đến tắt thở” đăng trên mạng VEF hôm 25-3-2012 ghi nhận về nan đề doanh nghiệp VN.

Bài viết cho các thông tin như sau:

“...Các chuyên gia kinh tế cho rằng, con số 50.000 phá sản được công bố mới đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Trong một nền kinh tế mà thị trường chứng khoán ảm đạm, bất động sản đóng băng, lạm phát tăng cao, trong khi đó lãi suất ngân hàng cao ngất ngưởng mà không dễ gì vay được thì chuyện DN "tắt thở" là điều dễ hiểu. Chính sách lãi suất đã bóp nghẹt khu vực sản xuất, và khuyến kích cách làm ăn chụp giật. Gặp thương vụ nào hời, "đánh quả" xong, rút quân, còn làm ăn chân phương đúng luật thì cầm chắc lỗ.

Để sống qua thời kỳ giông bão đó, các DN đã phải cắt giảm chi tiêu, tái cơ cấu, sa thải bớt nhân công và nín thở chờ cơn bão đi qua. Cuộc nín thở kéo dài khiến một bộ phận không nhỏ phải tắt thở...

...Tuy nhiên, không phải DN nào khó khăn cùng làm đơn xin dừng hoạt động. Nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh nợ nần kéo dài, trước sức ép của chủ nợ, đã chọn kế... "chuồn". Vậy là, các cơ quan quản lý nhà nước như Thuế, Hải quan... chỉ biết rằng có một số lượng DN như thế như thế mất tích, còn cụ thể của việc lặn không sủi tăm đó thế nào? Bao giờ mới nổi lại là việc mà không phải ai cũng biết được.

Theo một nguồn tin không được công khai, đến thời điểm này, số DN phá sản không còn là dăm chục ngàn như chín tháng đầu năm ngoái mà đã vượt qua số 200.000. Con số này cũng phù hợp với nhận định của một số chuyên gia nước ngoài: khoảng hơn 30% các DN Việt Nam đã lâm vào phá sản. Nền kinh tế suy trầm, sức mua giảm, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, hàng ngàn văn phòng, chi nhánh của các DN ở các đô thị lớn bị đóng cửa, công nhân mất việc làm, thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo đó là những ngành công nghiệp liên quan như xi măng, sắt thép, vật liệu nội thất đều giảm.

Điều nghịch lý là trong bối cảnh như vậy của nền kinh tế thì lĩnh vực tín dụng vẫn là mảnh đất màu mỡ, các NH thương mại vẫn ung dung bởi cơ chế lãi suất huy động và cho vay quá hấp dẫn. Hiện tại, với mức huy động vốn bình quân với lãi suất khoảng 14%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay hiện nay, dẫu đã giảm nhưng vẫn ở mức bình quân là 16,23%/năm. Đặc biệt với lĩnh vực phi sản xuất là 18-22%/năm; lãi suất huy động USD bình quân là 4,65%/năm, cho vay là 6,83%. Như vậy, mức chênh lệch giữa huy động và cho vay, thường xuyên lớn hơn 2%. Đây là điều mà chỉ có ở Việt Nam...”

Các nan đề do chuyên gia Phan Thế Hải nêu lên đã cho ra câu hỏi: Tại sao chính phủ chỉ muốn các ngân hàng kiếm lợi tức cao trong khi các doanh nghiệp phải vay với lãi suất cắt cổ để rồi ngắc ngoải? Hay phải chăng nhà nước đã trở thành tư bản ngân hàng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.