Hôm nay,  

Phó Đại Sứ Mỹ Bênh Hà Nội: Việt Nam Có Tự Do Tôn Giáo

07/02/200100:00:00(Xem: 4054)

WASHINGTON (VB) - Một buổi thuyết trình “mật”, không chính thức và cũng không mời giới báo chí, đã được tổ chức tại Đại Học George Mason hôm Thứ Tư 31/1. Ông Phó Đại Sứ Mỹ Dennis G. Harter đã bênh vực nhà nứơc Hà Nội, nói rằng VN đã có tự do tôn giáo (!), và đã cởi mở thông tin tới nỗi đã cho Đài VOA phát thanh tự do - lý do CSVN ngăn chận hoạt động của Giáo Hội Phật Giaó VN Thống Nhất và ngăn cấm nghe Đài RFA (Á Châu Tự Do) chỉ là ngoại lệ. Buổi thuyết trình này gọi là “mật” vì nguyên văn thư mời ghi là “off the record” (đừng ghi vào hồ sơ).
Bài tường trình về buổi thuyết trình “mật” sau đây là của chị Lê Thùy Lan. Toàn văn như sau.
Trường hợp ngoại lệ: "Another Exception!"
Tiểu Lan dự khán buổi "Briefing" "off the record" của Dennis G. Harter, Phó Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội
Đối với một người không ham thích những vấn đề chính trị và chẳng mấy khi tôi đi dự những buổi thuyết trình liên quan đến vấn đề này, không hiểu tại sao hôm ấy (thứ Tư, 01/31/2001), tôi lại rời văn phòng sớm, bỏ cả "site testing", để đến dự buổi nói chuyện về Hiệp Định Thương Mại giữa Hoa Kỳ và CSVN"
Nhập bọn với mấy người bạn đến cùng lúc, chúng tôi ngơ ngác đi tìm địa điểm của buổi họp. Trong email đề là chương trình bắt đầu lúc 6 giờ tại phòng 224. Thế nhưng Ban Tổ Chức vẫn "bóng chim tăm cá". Thì ra mình đã quên, người Việt Nam vốn dĩ ưa chuộng dùng giờ giây thun cơ mà! Và cuối cùng, vào lúc 6 giờ 30, buổi nói chuyện của ông Dennis G. Harter, đương kim Phó Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội được khai mạc qua phần giới thiệu của GS Nguyễn Mạnh Hùng.
"Để bầu không khí thoải mái hơn", GS Hùng đã từ chối báo chí cũng như việc thâu hình của chương trình Vietnamese American News Networks và nhấn mạnh buổi nói chuyện này hoàn toàn "no press and off the record". Buổi thuyết trình được bảo trợ bởi Indochina Center of George Mason University và Vietnamese American Society (VAS). Sau vài lời tóm tắt về sinh hoạt của Vietnamese American Society, Đại diện của VAS, Anh Bùi H. Hùng giới thiệu vị diễn giả chính của tối hôm ấy.
Ông Dennis G. Harter là Senior Foreign Service Officer, Công chức cao cấp Phòng Dịch Vụ Ngoại Giao chuyên về Á Châu. Trong 35 năm làm việc cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông đã từng làm cố vấn cho chính quyền miền nam Việt Nam thời còn tự do từ 1968 đến 1970. Cuối thập niên 1970, ông giữ chức vụ Deputy Director về Ngoại Giao với Việt Nam. Từ 1994 đến 1996, ông được tái nhậm chức vụ này và cho đến tháng 8 năm 1997, ông được cử vào chức vụ Phó Đại Sứ của Hoa Kỳ tại Hà Nội. Ngoài ra, ông đã từng phục vụ các công tác khác tại Hồng Kông, Đài Loan, Indonesia, và giữ chức vụ Consul General tại Quảng Châu, Trung Hoa. Được biết nhờ sự sắp đặt của Giáo Sư Lê Xuân Khoa, nguyên giám đốc của SEARAC,ø hiện đang dạy một môn tại Đại Học Johns Hopkins Washington DC, Phân Khoa International Advanced Studies (một phân khoa hiện có một số công chức đặc trách ngoại giao của CSVN du học), nên khoảng 50 cử tọa trong vùng mới có cơ hội đến thưởng thức buổi nói chuyện "đầy thân mật" và "nhiều bật mí" này.
Buổi nói chuyện của ông Harter gồm ba phần chính và chỉ kéo dài độ nửa tiếng. Khởi đầu, ông nói về chính sách đương thời của Hoa Kỳ trong việc ký kết giao thương này. Ông đã nêu lên một số dữ kiện tạo khó khăn cho việc tiến hành bản Hiệp Ước nhưng rất lạc quan vào tấm lòng cởi mở và sự hợp tác của chính phủ Hà Nội. Ông cho biết trong bản Hiệp Ước, Hoa Kỳ cung cấp rất nhiều cơ hội để Việt Nam có thể nương theo mà tiến thân một khi nhà cầm quyền Hà Nội dẹp bỏ hệ thống quốc doanh, nạn tham nhũng và tạo cơ hội cho các công ty ngoại quốc thảnh thơi và tự do đầu tư. Ông luôn nhấn mạnh chủ thuyết tư hữu hóa "Privatization" trong việc thương giao và quả quyết rằng chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ nêu lên trong Bản Hiệp Định Thương Mại là một chính sách cần thời gian để phát triển "Evolutionary Policy" và đòi hỏi sự hợp tác của Việt Nam. Chính sách này chỉ có thể thực hiện được nếu Việt Nam tham gia Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), Khu Vực Mậu Dịch Tự Do ASEAN (AFTA) và Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cũng như cố gắng trở thành hội viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), nhất là phải gầy dựng lại mối sứt mẻ với các quốc gia Âu Châu và Nhật Bản. Bản Hiệp Định chia công tác thực hiện những quy định và điều khoản theo từng giai đoạn để Hoa Kỳ dễ kiểm soát và phân tách trước khi tiến hành bước kế tiếp. Ông Harter cho biết dù Bản Hiệp Định đã được thỏa thuận và Cộng Sản Việt Nam đã ký từ ngày 13 tháng 7 năm 2000, các công vụ nêu lên trong bản Hiệp Định chưa được tiến hành vì vẫn còn chờ Quốc Hội Hoa Kỳ phê chuẩn.
Cuối cùng, ông nêu lên một vài thí dụ về những trở ngại mà những người Mỹ gốc Việt gặp phải với chính quyền Cộng Sản khi trở về Việt Nam để thăm viếng hoặc làm ăn. Ông nói những khó khăn đó chỉ là một vài trường hợp ngoại lệ (those are not rules, they're only exceptions). Ông kêu gọi sự đoàn kết và hợp tác của cá nhân cũng như công ty, hội đoàn người Mỹ gốc Việt trong việc cải tổ nền kinh tế của Việt Nam.
Sau phần diễn giảng của ông Harter là phần hỏi đáp hào hứng. Khả năng thu hút khán giả của một diễn giả không chỉ dựa vào số lượng tài liệu cung cấp mà còn phải bao hàm kiến thức rộng rãi và cởi mở cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khán giả. So với các dự thính viên tham dự hôm ấy, tôi không thể tự nhận mình là người có trình độ thông suốt về chính trị, kinh tế cũng như xã hội của Việt Nam và có lẽ sự hiểu biết về tin tức thời sự cũng rất chậm chạp. Mẹ tôi thường hay mắng vì cụ không hiểu tại sao tôi mua rất nhiều báo nhưng chẳng thấy đọc. Những công việc sở và "vác ngà voi" đã chiếm hết thì giờ của tôi. Cho nên mỗi tháng chỉ có 2 ngày khi tôi ngồi xuống viết ngân phiếu trả... "bills" thì tôi mới có chút thì giờ để theo đuổi thời sự đăng trong các báo ấy.
Điều khiến tôi ngạc nhiên là những dữ kiện diễn giả Harter đưa ra tối hôm ấy, tôi đã thâu thập được từ đống báo cũ rích kia rồi. Tôi nhận thấy bài nói chuyện của ông Harter có lẽ nhắm vào giới trẻ sinh viên nhiều hơn" nên cách trình bày đơn giản, vô tư và bao quát, rất thích hợp cho những người không quen thuộc lắm với tâm tư, cách sống, lối suy nghĩ và cách làm việc của người Việt Nam hiện nay trong nước. Nếu không phân tách tỉ mỉ tôi sẽ thấy những điều khoản trong Hiệp Định này rất lý tưởng và dễ thực hiện.
Trong những câu hỏi của người đi dự nêu lên, chúng tôi chỉ xin đơn cử một số ưu tư tiêu biểu về phía cử tọa. Khi được hỏi về tình trạng tự do tôn giáo, tín ngưỡng và ấn đề các giáo dân, Phật tử, con chiên vẫn còn bị đàn áp khi họ tổ chức các buổi lễ, ông Harter quả quyết rằng ông vẫn thấy dân chúng tự do tổ chức các đại lễ như lễ rước Mẹ La Vang. Nếu có bị bắt bớ có lẽ là một trường hợp "ngoại lệ" (another exception!").
Khi hỏi về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (Unififed Buddhist Church hay UBC), ông cho biết nhà cầm quyền Hà Nội bảo rằng giáo hội UBC không phải là một giáo hội được hợp thức hóa, cho nên khi Phật tử và chư tăng tổ chức hành lễ tại chùa của họ, buộc lòng chính phủ phải can thiệp (another exception!").
Một dự thính viên khác bày tỏ mối quan tâm về số tiền Hoa Kỳ bỏ ra 3 triệu Mỹ Kim để giúp vào quỹ nhân công, nhưng Hoa Kỳ sẽ giải quyết ra sao với những trường hợp như Nikes và Samoa khi nhân công bị hà hiếp, bị đánh đập và bị đối xử thậm tệ thua cả loài thú vô tri" Ông Harter cho biết Nikes đã giải quyết vấn đề bằng cách cho nhân viên cấp chỉ huy của họ trực tiếp hiện diện tại các công xưởng để duy trì vấn đề bảo vệ nhân công.
Còn về Samoa thì ông không có kết quả vì còn đang trong vòng điều tra. Được biết nhân viên của Bộ Lao Động Mỹ đã sang Samoa điều tra và đã trở về với bản tường trình chi tiết tài liệu cho chính phủ từ hơn tuần qua!


Về vấn đề Mỹ bỏ ra 5 triệu Mỹ Kim hằng năm để cung cấp học bổng cho các sinh viên học sinh có khả năng và trình độ cao được sang du học tại Mỹ, làm sao ta có thể trao những học bổng này cho các học sinh xứng đáng thay vì để chính quyền Hà Nội đưa "con ông cháu cha" sang bên này "rững mỡ" hoặc nhận tiền đút lót của dân chúng để đưa con em họ sang Mỹ du học" Ông Harter cho biết Hoa Kỳ sẽ đích thân điều hành việc này. Họ sẽ dựa trên trình độ của các đại học cũng như của các học sinh để chọn người xứng đáng và công bằng. Ông cho biết Úc Châu đã thực hiện việc này rất thành công. Tôi ngẫm nghĩ, như thế chỉ cần cho vài con số trên giấy trắng mực đen nộp lên là hữu hiệu rồi. Người Mỹ họ gọi đây là "nghệ thuật BS" đó mà!
Khi được hỏi về các nhân vật đòi hỏi quyền làm người tại VN đang bị giam cầm hoặc cô lập tại gia và ý tưởng của ông về nhân quyền, ông Harter cho biết những đối tượng ấy đã được ban cấp tự do nhưng họ lại không chấp nhận. Họ tự chọn sống trong hoàn cảnh ấy. Tôi lại nghĩ, ai mà dại thế! Phải vạ mà để cho thiên hạ dằn vặt mình" Ông Harter còn cho rằng những "phần tử" bị cô lập, quản thúc tại gia như Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế tuy bị tước đi những nhu cầu cần thiết, ông ấy vẫn có cách liên lạc được với thế giới bên ngoài. Không biết ông Harter có nói đùa để bầu không khí bớt căng thẳng". Có vài tiếng cười hùa khúc khích, nhưng không hiểu tại sao tôi không cười được!
Trong vấn đề tự do truyền thông, ông Harter so sánh hai hệ thống đài VOA và đài Á Châu Tự Do. Ông cho biết, đài VOA lúc sau này đã thay đổi thể thức truyền thanh nên nhà cầm quyền Hà Nội đãcho phát thanh tự do và nhân viên của đài VOA cũng được tự do đi lại trong nước ("""). Một vị nêu lên rằng ông có người bạn làphóng viên của đài VOA. Khi qua Việt Nam ông ấy cũng bị theo dõi như điên! (another exception!"). Ông Harter cho biết ngay cả chính ông cũng bị theo dõi. Người của công an đi theo ông trắng trợn đến ông phải phì cười vì nó khôi hài quá! Trong khi đó, vì đài Á Châu Tự Do vẫn tiếp tục dùng những bài bình luận và lời lẽ quá tiêu cực nên chính quyền Hà Nội chưa đáp ứng được nhu cầu của dân chúng. Cũng vừa lúc Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích bày tỏ ý kiến của mình. Ông bảo đài đã từng liên lạc và hỏi chính quyền Hà Nội về thể thức nhưng không được một câu trả lời xác thực nào. Vả lại, đài không phát thanh những bài bình luận thường xuyên, có thể chỉ độ 1 hay 2 bài trong 1 tháng và họ chỉ nói lên sự thật. Có lẽ nếu không nhờ GS Hùng chuyển hướng, cuộc đối thoại này có thể trở thành một đề tài tranh luận nóng bỏng.
Cuối cùng, trong cuộc bàn luận về tự do báo chí, một vị dự khán cho biết dựa trên bản Freedom House Country Ratings của Tổ chức Freedom House, từ 1976 đến 2000, Việt Nam được xếp là một trong những nước kém tự do nhất. Ông Harter cho rằng bản thống kê đó quá cũ. Khi vị khán giả cung cấp số điểm mới nhất trong năm 2000 là 7, 7, NF thì ông Harter cãi lý rằng có thể nhân viên của hội này thâu lượm tài liệu với tính cách cá nhân chứ nếu liên lạc trực tiếp với chính quyền thì sẽ có đầy đủ tài liệu chính xác hơn. Tới đây tôi lại thắc mắc nếu một quốc gia Cộng Sản cung cấp tài liệu thực tiễn như một nước tự do thì thế giới chống Cộng Sản để làm gì"
Freedom House do cố đệ nhất phu nhân Tổng Thống Eleanor Roosevelt, ông Wendell Willkie, và một số thân hào nhân sĩ Hoa Kỳ quan tâm đến mối nguy hiểm của hòa bình và dân chủ trên khắp thế giới thành lập từ hơn 60 năm nay. Bản thống kê về "Country Ratings" được sưu tầm từ năm 1979 và được chính phủ, các cơ quan giáo dục và truyền thông trên toàn cầu sử dụng. Tiêu chuẩn chính trong việc sưu tầm này là tiêu chuẩn phổ thông mà đơn vị đo lường chính yếu của cuộc thăm dò cho bản thống kê này là: thăm dò người công dân của từng quốc gia. Chỉ có người dân mới có thể nói lên nhu cầu cần thiết của họ, chỉ có người dân mới có thể phát biểu sự phẫn nộ hay tán thành đường lối cai trị của chính quyền, và chỉ có tiếng nói của người dân mới có thể xác nhận giá trị chính thực của tự do và dân chủ. Số điểm của thống kê dựa trên 3 tiêu chuẩn: luật pháp, chính trị, và kinh tế với số điểm càng nhỏ thì một quốc gia càng có nhiều tự do; chữ "F" có nghĩa là "Free" và chữ "NF" có nghĩa là "not free"! Kết quả của cuộc thăm dò này được cung cấp từ những thâu thập của các phóng viên ngoại giao, nhân viên của Freedom House trực tiếp thăm dò ý kiến dân bản xứ, du khách ngoại quốc, các hội đoàn tranh đấu và bảo vệ cho tự do nhân quyền và ngôn luận, các báo chí và tài liệu truyền thông trên khắp thế giới, dịch vụ cung cấp tin tức "24 hours", tài liệu do các chuyên gia về chính trị và địa lý học cung cấp, và tài liệu từ hồ sơ của chính quyền bản xứ.
Quen lối sống hưởng thụ tư bản, cho nên dù là đồ vật, quần áo, dịch vụ hay kiến thức, tôi đều đòi hỏi phẩm chất tối đa của những món hàng và vật này. Trong vai trò của một người công dân Hoa Kỳ, tôi không mấy hài lòng về phần thuyết trình hôm ấy. Tôi không khỏi mang cảm nghĩ ông Phó Đại Sứ này không những hời hợt về hiểu biết chuyên môn trong phạm vi trách nhiệm, mà còn thiên lệch trong nhận định. Cũng có lẽ mục đích của ông chỉ để cung cấp hiện trạng của Bản Hiệp Định thu hẹp trong phạm vi thương mãi & kinh tế và không muốn nhắc đến yếu tố chính trị vào trong buổi bàn thảo chăng" Một người ngây ngô về chính trị như tôi cũng hiểu mọi việc trên đời đều có tính cách chính trị. Có chính trị trong gia đình nên mới có cảnh xung đột giữa anh chị em gọi là"sibbling rivalry". Có chính trị trong công sở nên mới có danh từ "office politics". Có chính trị giữa bè phái, đảng phái trong nước nên mới có nạn "Civil War". Có chính trị giữa các quốc gia nên mới có "World War".
Có những điểm tôi đồng ý với lời giải thích của ông, chẳng hạn như vấn đề tạo cơ hội cho sinh viên sang Hoa Kỳ du học để mở rộng tầm mắt của những thế hệ trẻ này. Khi về nước, họ có thể đem những điều mới lạ để cải tổ và làm sống lại nền kinh tế đang ngoi ngóp của Việt Nam. Tuy nhiên, tôi không tán thành việc ông dùng sự tranh đấu cho tự do dân chủ của người dân trong nước và đồng bào Việt Nam hải ngoại như một sự cản trở mức phát triển nền kinh của Việt Nam. Qua ngôn từ của ông, tôi có cảm giác dưới ánh mắt của ông, Cộng Sản Việt Nam là nạn nhân của những sự chống đối vô lý bởi vì nhóm người Cộng Sản này đã biết những khuyết điểm trong guồng máy chính quyền và sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ để giúp họ phát triển. Có thơ ngây cách mấy đi nữa, chúng ta đều biết người Cộng Sản rất giỏi về tài "vừa đánh trống vừa ăn cướp" và là loài "ném đá dấu tay". "Cái lưỡi cong queo trăm đường lắc léo", cho nên họ khéo uốn nó để làm hài lòng vị khách "xộp mới", thể nào cũng được một mẻ no nê bỏ vào các trương mục bên Thụy Sĩ. Chẳng lẽ chính phủ Hoa Kỳ không nhìn thấy điều đo" Co' lẽ họ không quan tâm đến tự do và nhân quyền của người dân tại Việt Nam, nên họ không đoái màng về việc tranh đấu của nhân dân Việt Nam. Họ chỉ muốn Hiệp Ước được sớm tiến hành để làm hài lòng các công ty thương mại Hoa Kỳ đang nôn nóng chờ đợi về Việt Nam đầu tư.
Trong dịp Tết vừa qua, đồng bào Việt Nam về quê ăn Tết nhiều đến độ tổng số tiền thu vào nhờ kỹ nghệ du lịch lên đến hàng tỷ Mỹ kim, nhưng không biết trong số tiền ấy có cộng luôn tiền làm quà kèm trong những giấy thông hành của du khách Việt Kiều hay không" Bản tính của tôi không thích những chuyện "ngoại lệ" này. Nếu về quê nhà mà phải theo quy củ "đút lót" thì tôi đi cruise nơi vùng Caribbean còn sướng hơn!
Buổi nói chuyện của vị Phó Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội do GS Nguyễn Mạnh Hùng, GS Lê Xuân Khoa, Bùi Hùng phối hợp tổ chức cùng các anh chị thuộc nhóm Vietnamese American Society "đã thành công trong vòng bí mật!" không một tòa báo nào tại Hoa Thịnh Đốn được thông báo hay mời gọi tham dự... "in reality" thì hệ thống email chạy cùng khắp giới sinh viên và chuyên gia. Và rất có thể "No press! and off the record!" là một mô thức sinh hoạt mở rộng "kinh tế không chính trị" đang được áp dụng cho người Việt hải ngoại sau nhiều năm thử nghiệm thành công tại Việt Nam hay chỉ là "Another Exception!"".
Lê Thùy Lan

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.