Hôm nay,  

Điểm Hẹn Baghdad

26/03/200300:00:00(Xem: 4186)
Diễn tiến kế hoạch hành quân của Liên Quân Anh Mỹ và kế hoạch dàn trận kháng cự của chế độ Hussein có nhiều dấu chỉ cho thấy Chiến tranh Iraq, hai phe sẽ đi đến cùng một điểm hẹn: Điểm Hẹn Baghdad. Mỗi bên có những tính toán chiến thuật riêng. Lợi của bên này là hại của bên kia. Không có kế hoạch nào toàn bích miễn lợi nhiều hơn hai là được. Hại càng ít càng cáng tốt. Còn quá sớm để biết bên nào lợi hơn. Nhưng có điều chắc chắn, Chiến tranh Iraq là con đường dẫn đến vực thẩm tại Baghdad, trừ khi quân đội Iraq đảo chánh chế độ và thương lượng với Mỹ.
Thứ nhứt, Baghdad là một điểm hẹn của Liên Quân Anh Mỹ. Thủ Tướng Anh sau 5 ngày tham chiến, tường trình với Thứ dân Nghị viện, "Mục tiêu là tiến đến Baghdad càng nhanh càng tốt để nhanh chóng chấm dứt chế độ [ Hussein]." Tướng Mỹ Franks, tư lịnh chiến trường Iraq, bắt đầu Chiến tranh Iraq bằng cuộc tấn công phủ đầu tại Baghdad, hy vọng trảm thủ chế độ Hussein, bắn hàng 3 tá hoả tiễn và 40 trái bom xuyên phá hầm trú ẩn, ngay sau khi tối hậu thư chấm dứt. Tiếp theo là chiến dịch Chấn động, Kinh Hoàng, trải thảm bom và hoả tiển xuống các căn cứ quân sư, cơ quan an ninh, và chánh quyền trung ương cũng tại Baghdad. Mục đích Mỹ là triệt tiêu đầu não chế độ Hussein, là mất thần quân đội Iraq đưa đến rã ngũ, đầu hàng, và nhân dân yên tâm nổi lên. Kết quả tuần đầâu không đến đổi tệ lắm. Đã có 2 sư đoàn địch ra đầu thú và bắt được 3000 tù binh. Nhưng quân lực của Hussein vẫn còn mạnh ơ û Baghdad.
Kế đó là hành quân Iraq Tư do vừa trên trời vừa dưới đất. Trên trời phi pháo hàng ngày xuống Baghdad nhưng không ào ạt như các trận chiến gần đây của Mỹ. Dưới đất, Liên Quân, từ phiá Nam, tiến về Baghdad. Trên đường đi, chỉ chiếm 1 thành phố cảng, và 1 có phi trường chiến lược, tránh né những đụng độ không cần thiết, làm mất thì giờ tiến đến điểm hẹn Baghdad. Trong cuộc chiến này Mỹ chưa sữ dụng hết ưu thế kỹ thuật về không lực, mà hành quân trên bộ, trên không gần như đồng thời. Khác với Chiến tranh Vùng Vịnh 1991 bỏ bôm 5 tuần liền; Chiến tranh Serbia 11 tuần trước khi quân LHQ đổ bộ váo Kosovo. Trên chiến trường Liên Quân phải xuất quân khi chưa đủ cấp số kế hoạch dự trù, do Thổ Nhĩ Kỳ không đồng ý cho 62 ngàn quân của Mỹ sữ dụng lãnh thổ đề từ phiá Bắc hướng về Baghdad, taọ gọng kềm bao vây Baghdad. Vì tránh những cuộc chạm súng không cần thiết ở các tụ điểm nhiều dân cư, Liên Quân bắc tiến không chú ý càn quét lực lượng đia phương của Iraq. Do đó có kháng cựï lẻ tẻ xảy ra đằng sau và bên hông 3 cánh quân. Điều đó Liên Quân bó buộc phải trở lại trong công tác bình định lãnh thổ và kiểm soát diện địa. Và địch quân là Iraq có thì giờ tập họp, tổ chức thành du kích cuồng tín với Hussein với tác động và điều động của mạnh của Oudai, con trai của Hussein với "ý đồ" trường kỳ kháng chiến để làm nhân dân Mỹ mất kiên nhẫn. Theo vị Tư Lịnh Quân Anh, Tướng Brian Buridge, "Quân Iraq chiến đấu dũng mãnh".
Nhà phân tích quân sự Rober Pape, ĐH Chicago, cho kếá hoạch hành quân trảm thủ sau tối hậu thư nhằm giảm tinh thần địch của Mỹ không thành công. Còn một số nhà ngoại giao Aâu châu cho kế hoạch hành quân Iraq Tư do của Mỹ đánh giá quá thấp "tinh thần quốc gia" của người Iraq. Nhưng theo Tướng Tư Lịnh chiến trường Mỹ cuộc hành quân "đúng theo kế hoạch" dù có " kháng cự lẻ tẻ."

Sở dĩ Liên Quân chọn và đi nhanh đến điểm hẹn Baghdad vì quan niệm lấy được Baghdad, là lật đổ được chế độ Hussein, quân đội Iraq sẽ rã ngũ, nhân dân có thể vùng lên. Vì vậy tránh đụng chạm không cần thiết, tiến nhanh đến Baghdad để chíếm lĩnh. Lúc đó, các thành phố khác như trái chín mùì đương nhiên sẽ rơi rụng rụng thôi. Nhưng nếu cần lấy các thành phố chiến lược như Bassora và Nassiriya ở miền quê, Mỹ cũng chiến thắng không khó.
Thứ hai, Baghdad cũng là một điểm hẹn của chế độ Hussein. Tính toán của những người lãnh đạo chế độ là nhử Mỹ vào tròng Baghdad. Khác với Pháp luôn luôn đầu hàng trước khi Đức đến để cứu vãn Paris có quá nhiều cỗ tích liệt hạng. Hussein quyết ý biến thế mạnh của Mỹ thành thế yếu. Ưu thế áp đảo của phi cơ, chiến xa của Mỹ bị giảm hiệu lực trong chiến tranh thành phố, nhứt là với Baghdad một thành phố cỗ, đường nhỏ ngoằn nghèo, phố ít tầng, mà dân cư thì mật độ rất cao, hoạt động của phi cơ và chiến xa hạn chế và không hữu hiệu. Anh Mỹ lại lo ngại thường dân chết chóc đánh động tình người của Phản Chiến, lo ngại sự đổ máu của quân nhân Mỹ làm mất kiên nhẫn của nnhân dân vì tâm lý quân chúng Mỹ đã quên chiến tranh gần như không có máu người Mỹ như chiến tranh Kosovo không một người Mỹ chết. Khai thác và lợi dụng cái yếu này của Mỹ để biến thành cái mạnh của Hussein, chế độ của Ông ta dời kho tàng vũ khí, trang bị quân sự và đia điểm trú quân vào những nơi đông dân cư. "Ý đồ" của chế độ Hussein là biến Baghdad thành Mogadiscio, nơi năm 1993, chỉ có 18 quân nhân Mỹ bị giết khi trực thằng Mỹ Black Hawk rớt là, Mỹ rút lui ra khỏi chiến tranh ngay. Iraq cũng khai thác thói quen của Mỹ luôn cố tránh chiến tranh trên bô, mà sữõ dụng tối đa không lực để ít đổ máu người Mỹ.
Lãnh hội "ý đồ" của địch, từ TT Bush đến các nhân vật chánh trị, ngoại giao, quâmn sự của chánh quyền Bush cùng tướng tư lịnh chiến trường không ngừng chuẩn bị tư tưởng nhân dân Mỹ. Những lời như "khó khăn phiá trước; chiến tranh Iraq không đơn giản và nhanh" được lập đi lập lại nhiều lần. Cho nên Baghdad, điểm hẹn của hai bên Mỹ và iraq đối địch có thể thành hoả ngục trần gian. Nơi đó Vệ binh Cộng hoà, chìa khoá kho tàng vũ khí giết người hàng loạt, lực lượng mật vụ trung thành với gia đình Hussein, do bàn tay của người con trai út của Hussein, nắm chặt. Quosai là người con được Hussein tin cẩn đặc biệt. Tánh khí lạnh lùng trước cái chết của người khác, giống y cha , những kho tàng vũ khí giết người hàng loạt Mỹ tin là được chôn dấu trong hay gần ngoài Baghdad, phải chăng là lý do để Tướng Meyers, chủ tịch Ủy Ban Tham Mưu Liên quân Mỹ, nói, "Những khó khăn nhứt đang ở đàng trước chúng ta" khi Liên Quân Anh Mỹ còn 70 km nữa là đến điểm hẹn Baghdad.” Đó là cách nói Liên Quân Anh Mỹ phải cảnh giác tối đa, bảo toàn lực lượng để sẵn sàùng xông vào hoả ngục. Đó cũng là lời nhắn khéo trận trải thảm bom và hoả tiển cày đất chẳng đặng đừng trước khi Liên Quân vào Baghdad nếu chế độ Hussein quyết tâm lấy vũ khí hoá học, vi trùng giết hại quân Anh Mỹ và lấy nhân dân làm bia đỡ đạn. Chẳng đặng đừng vì đó qui luật chiến tranh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.