Hôm nay,  

Một Thế Giới Nhiễu Nhương

12/05/200400:00:00(Xem: 4578)
Ngày 28 tháng 4 chương trình "60 minutes II" của đài truyền hình CBS cho lên một số hình ảnh tù nhân người Iraq trong tay quân đội Hoa Kỳ bị ngược đãi. Người dân Hoa Kỳ sửng sốt tự hỏi. Những hành động tàn ác, dã man và thiếu đạo đức như vậy có thể xẩy ra trong một nhà tù do quân đội Hoa Kỳ canh giữ hay sao"
Trả lời câu hỏi này không đơn giản.
Có chiến tranh thì có chém giết và hận thù. Có chiến tranh thì có nhà tù giam giữ tù nhân. Và có tù nhân thì có nhu cầu khai thác tin tức tình báo cần thiết cho chiến trường. Cho nên những cảnh tra tấn tù nhân để lấy tin ngay ngoài chiến trường hay trong các trại tù vẫn thường xẩy ra. Đó là nói về thời kỳ của chiến tranh quy ước.
Nhưng thế giới chúng ta đang sống thay đổi nhiều trong nửa thế kỷ qua bởi cuộc chiến tranh lạnh, và thay đổi nhiều hơn nữa sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Các cuộc tranh chấp trên thế giới biến đổi hình dạng. Các dân tộc thiểu số đứng lên đòi quyền tự quyết. Chiến tranh đòi quyền lập quốc. Chiến tranh chủng tộc. Chiến tranh nhuốm màu sắc tôn giáo. Và diễn ra dưới hình thức du kích nhiều hơn là chiến tranh quy ước.
Tại Iraq hiện nay là một cuộc chiến tranh du kích giữa người Iraq với Hoa Kỳ và Anh. Du kích Iraq áp dụng mọi phương thức của du kích chiến, từ phục kích, bắn lén, đặt bom bên vệ đường, đánh bom tự sát, khủng bố thường dân ... Để chống cuộc chiến du kích này quân đội Hoa Kỳ tìm cách bắt giữ mọi thành phần tình nghi là du kích hay lãnh đạo du kích. Và có nhu cầu khai thác tình báo. Quân đội Hoa Kỳ thấy ngay rằng áp dụng phương pháp khai thác "quy ước" sẽ không lấy được tin tức gì có giá trị nơi những người du kích Hồi giáo không sợ chết. Họ phải dùng những phương pháp mới đánh vào tâm lý và thể xác của tù nhân. Và đó là nguyên nhân đưa đến những cảnh "chướng mắt" của những tù binh người Iraq bị lột trần truồng chồng chéo lên nhau tại trại tù binh Abu Ghraib (trại tù lớn nhất tại Iraq), nếu chỉ nói đến một tấm trong hàng trăm tấm hình chướng mắt và tàn bạo khác.
Trong buổi điều trần trước liên ủy ban quân vụ quốc hội Hoa Kỳ ngày 7 tháng 5 vừa qua ông bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld không trả lời được câu hỏi đơn giản: "Ai có trách nhiệm về trại tù Abu Ghraib"" của Thượng nghị sĩ John McCain. Điều này chứng tỏ có một lỗ hổng lớn trong hệ thống chỉ huy cai quản các trại tù tại Iraq. Phải chăng đây là một lỗ hổng giới chức quân sự Hoa Kỳ thấy nhưng cứ để vậy vì nhu cầu chiến trường"
Tháng 8 năm 2003, chuẩn tướng Geoffrey Miller, giám đốc trại tù tại Guantanamo được cử đến quan sát trại tù Abu Ghraib và sau đó khuyến cáo rằng lực lượng canh gát và giữ trật tự của trại (nhiệm vụ của quân cảnh) cần tạo điều kiện để nhân viên tra hỏi (nhiệm vụ của tình báo quân sự) dễ khai thác tin tức. Mấy chữ tạo điều kiện trong bản khuyến cáo của Chuẩn tướng Miller là nguyên nhân đưa đến sự khủng bố thể xác và tinh thần tù nhân. Chuẩn tướng Miller đã áp dụng phương pháp này tại trại Guatanamo và thấy có kết quả. Có điều chuẩn tướng Miller không thấy là trại tù Guantanamo và trại tù Abu Ghraib khác nhau. Guantanamo là trại tù nhỏ và khép kín. Những vi phạm ở đó không dễ bị phanh phui. Trái lại trại Abu Ghraib giam 8.000 tù nhân và một đội ngũ quân cảnh, nhân viên CIA, tình báo quân sự, nhân viên an ninh dân sự đông đảo thì những cảnh hành hạ làm nhục tù nhân để tạo điều kiện điều tra không thể nào dấu kín được.
Do khuyến cáo của chuẩn tướng Miller, tháng 11/2003 Trung tướng Ricardo Sanchez, tổng chỉ huy các lực lượng bộ binh tại Iraq đặt trại tù Abu Ghraib dưới quyền của ngành tình báo quân sự với mục đích để sĩ quan tình báo có thể ra lệnh cho quân cảnh tạo điều kiện trước khi đưa tù nhân đến phòng thẩm vấn.
Trong hoàn cảnh chiến tranh du kích, hằng ngày có nhiều quân nhân Hoa Kỳ bị giết nên các trại tù có nhu cầu khai thác tin tức tình báo nhanh chóng để kịp thời chận trước các cuộc tấn công. Nhu cầu khai thác tin tức tình báo này dẫn tới sự quá tay của nhân viên quân cảnh mà họ xem chỉ là làm theo lệnh trên.
Vào tháng giêng 2004 Hồng Thập Tự quốc tế đã thông báo cho bộ tư lệnh quân đội tại Iraq về sự hành hạ thể xác và tinh thần của tù nhân. Tướng Sanchez đã cử Thiếu tướng Antonia Taguba mở cuộc điều tra. Cuộc điều tra cho thấy có sự hành hạ tinh thần và thể xác tù nhân, thậm chí có vài tù nhân bị hành hạ đến chết.

Nhiều người ngạc nhiên tại sao trong số những sĩ quan quân cảnh có nhiệm vụ canh gác tù không có ai báo cáo với cấp trên, và tại sao bộ quốc phòng Hoa Kỳ khi đọc báo cáo của Thiếu tướng Antonia Taguba lại không có hành động gì để chận đứng những sự bạo hành tù nhân như trên. Nhưng tâm lý của sĩ quan và tướng lãnh ngoài chiến trường là che dấu những hành động bạo hành của quân nhân dưới quyền để tránh trách nhiệm. Cũng trong tâm lý đó ông bộ trưởng Donald Rumsfeld đã không vội vàng báo cáo đầy đủ những sự việc tàn ác này cho tổng thống, và hình như cũng không có biện pháp nào để ngăn chận.
Trong chiến tranh Việt Nam cũng có một vụ che dấu tương tự. Tháng 3 năm 1968 một đại đội thuộc sư đoàn tân lập Americal của Hoa Kỳ do đại úy Calley chỉ huy trong một vụ càn quét đã giết hơn 200 thường dân gồm đa số là đàn bà, trẻ con và người già cả tại Mỹ Lai trong tỉnh Quảng Ngãi. Trung úy Thompson lái máy bay trực thăng tham dự trận càn đã liều cứu một số đàn bà con nít khỏi bị giết và sau đó báo cáo lên cấp trên vụ thảm sát, nhưng Chuẩn tướng Samuel Koster, tư lệnh sư đoàn Americal đã ém nhẹm, không báo cáo lên cấp trên cũng như không ra lệnh điều tra nội bộ.
Phản ứng chung của dân chúng Hoa Kỳ trước vụ Abu Ghraib là kinh ngạc lẫn kinh tởm. Một số không ít cảm thấy buồn. Buồn cho thế giới nhiễu nhương. Con người càng lúc càng sa đọa tinh thần. Hình như cái nguyên tắc "giết nếu không sẽ bị giết" ngoài chiến trường đang trở thành một nguyên tắc hơn thua của chiến tranh ở bất cứ nơi đâu. Trại tù trở thành một phần của chiến trường. Tại đó người ta đánh, giết, khai thác để cho binh đội của mình khỏi bị bắn giết.
Nhưng có nhất thiết vụ Mỹ Lai tại Việt Nam cũng như vụ Abu Ghraib là một bằng chứng những giá trị người Mỹ thường xiểng dương như tôn trọng con người, nhân quyền và dân chủ là giả dối không"
Không, trái lại là khác. Những vụ bạo hành và giết chóc xẩy ra nhiều nơi trên thế giới, nhưng không có một quốc gia nào mà khi sự việc được phanh phui dân chúng và chính quyền đã phản ứng một cách quyết liệt như tại Hoa Kỳ. Trong cuộc chiến tranh tái chiếm Việt Nam từ năm 1946 đến 1954 quân đội Pháp đã có những hành động giết chóc và tàn bạo không khác vụ Mỹ Lai hay Abu Ghraib nhưng các giới chức cao cấp và truyền thông của Pháp đã đồng lõa dấu nhẹm.
Vụ Mỹ Lai, trái lại, các quan chức quân sự Mỹ chỉ ém nhẹm được một năm. Một năm sau khi ông Donald Ridenhour, một cựu quân nhân tập trung lời khai và của các quân nhân trong đại đội của đại úy Calley gởi đến cho ít nhất 30 viên chức quân sự và đại diện dân cử thì nội vụ được phanh phui và tháng 11 năm 1969 đại úy Calley bị truy tố trước tòa án quân sự và tháng 3 năm 1971 ông ta bị kết án 10 năm tù ở.
Vụ Abu Ghraib sau khi đài CBS phanh phui, nếu người A Rập trên toàn thế giới phẫn nộ dân chúng Hoa Kỳ cũng phẫn nộ không kém. Ông bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld phải ra điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ, công khai nhận lỗi không chu toàn trách nhiệm và có thể sẽ phải từ chức. Và tổng thống Bush nói rằng những hành động đó là dã man, không phản ánh những giá trị của Hoa Kỳ, và xin lỗi nhân dân Iraq. Cuộc điều tra đang được tiến hành, những người có trách nhiệm sẽ bị đưa ra tòa.
Vu Abu Ghraib cho chúng ta thấy sự quan hệ giữa người dân và định chế chính trị. Con người vốn không tính bản thiện cũng không tính bản ác. Hành động của một người trước một tình huống là sản phẩm của giáo dục và truyền thống và những điều kiện hiện tại. Trong điều kiện chiến tranh, chiến tranh càng bạo tàn và càng vô quy ước một người lính vốn hiền lành có thể trở nên hung dữ và có khuynh hướng hành xử vô quy ước.
Nhưng một xã hội có trình độ, có truyền thống tôn trọng nhân quyền, dân chủ và tự do ngôn luận sẽ không bao giờ chấp nhận và bênh vực những hành động bạo tàn và hung dữ xâm phạm nhân cách của kẻ khác dù nhân danh bất cứ cái gì, như phản ứng của dân chúng và chính phủ Hoa Kỳ trước vụ Mỹ Lai cách đây ba thập niên và vụ Abu Ghraib hiện nay.
Ít nhất đó là chỗ trở về để tìm thấy sự bình an của tâm hồn trước một thế giới nhiễu nhương.
Trần Bình Nam
May 10, 2004
BinhNam@eartlink.net
http://www.vnet.org/tbn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.