Hôm nay,  

Biển Đông Sóng Ngầm

04/12/200000:00:00(Xem: 5503)
Biển Đông đang đầy sóng ngầm. Sóng ngầm ngày càng mạnh do ba động lực. Nguồn cung cấp năng lượng hiện tại cho thế giới ngày càng cạn. Trong lúc đó, ước đoán Vùng quần đảo Trường sa và Hoàng sa chứa hơn 30 tỷ tấn dầu thô, còn nằm yên chưa khai thác.

Biển Đông còn là một đường biển chiến lược, nối liền với các hải trình Ấn độ dương và Đông Á Thái bình dương. Kiểm soát được quần đảo là nắm quyền hải thượng Nam thái bình dương và Eo biển Mã lai.

Có sáu nước nằm trong và ven bờ Biển Đông: Trung quốc, Đài loan, Việt Nam, Phi luật tân, Nam dương, và Brunei. Cả sáu nước đều đòi chủ quyền trên tất cả hay trên một số các đảo của quần đảo,và vùng biển liên quan. Có lẽ Biển Đông hiện là nơi tranh chấp nhiều và mạnh nhứt của hành tinh này. Chưa một thỏa thuận nào đạt được, về vùng đất và vùng biển nơi đây. Tuy nhiên,các nước từ lâu vẫn bí mật đưa thêm quân, đóng thêm đồn, và xây thêm căn cứ trên các đảo.

Tranh chấp gay gắt nhứt là hai nước Trung quốc và VNCS dù đã từng là đồng chí, núi liền núi, sông liền sông với nhau trong thời Chiến Tranh Lạnh.Tuy nhiên về mặt lịch sử dân tộc thì khác hẳn. Trung quốc đã nhiều lần xâm chiếm VN, muốn VN không thành quận huyện cũng thành chư hầu triều cống. VN có quá nhiều kinh nghiệm đau thương của thời Bắc thuộc, và vô vàn nỗi tủi buồn nhược tiểu ngay trong các thời kỳ độc lập đối với Trung quốc. Cũng chưa lâu lắm, ngay trong thời VNCS, Bắc kinh, Đặng tiểu Bình, cho VNCS một bài học. Từng ấy sự kiện lịch sử cận kim đã khá đủ cho người Việt , không phân biệt chánh kiến, có thái độ thận trọng với người khổng lồ phương Bắc. Lo sợ cái họa xưa gọi là Bắc thuộc, nay CSVN gọi là bành trướng Bắc kinh. Có lúc họa bành trướng lớn đến nổi CSVN xem Trung quốc là kẻ thù số một, thay chỗ cho Mỹ xuống kẻ thù số hai.

Cường độ sóng ngầm được gia tăng nhiều hơn từ khi CSVN đổi mới, và đặc biệt là từ khi Mỹ muốn trở lại VN. Mỹ cần bao vây Trung quốc trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Chiến tranh lạnh chỉ chấm dứt ở Đông Aâu và Liên xô , mà chưa dứt ở Á châu. Trái lại, sau khi Liên xô và Đông Aâu sụp đổ, Trung quốc trở nên một đối thủ đáng gờm đối với Mỹ.

Trong lúc đó,VNCS lại đang cần lá chắn của Mỹ, nhất là trên mặt biển, là nơi hải quân VNCS còn quá yếu. Ngoài kinh tế, Mỹ đã giúp VNCS liên minh đươc với Aán độ, tập trận chung trên biển, giúp huấn luyện chiến tranh rừng núi. Và còn nhiều nữa…

Ngày 24-11, tạp san quân báo của Bộ Quốc phòng Anh tiết lộ nhiều công tác tăng cường hải lực và liên minh hải trợ của CSVN.

Ngoài việc liên minh tập trận trên biển chung với Ấn độ như đã làm, VNCS cũng đã đạt được thỏa hiệp tập trận chung trên biển với Singapore. Do thái cũng đã hứa giúp nâng cấp 150 chiến đấu cơ MIG 21 cơ hữu của VNCS. Nhựt bổn nhận nhiều sĩ quan quân đội VNCS đến tu nghiệp.
Công cuộc tiếp trợ của Do thái và Nhựt bổn tự nó đã nói lên Mỹ có nhúng tay vào, trực tiếp hay gián tiếp dàn xếp giúp VNCS.

VNCS cũng nhờ Nga. Theo tin tức báo chí, sau chuyến viếng thăm của TT Mỹ Clinton, nhiều khả năng, TT Nga Putin cũng sẽ viếng VNCS. VNCS hiện đang mua thêm 27 chiến đấu cơ, 4 tàu chiến của Nga, và nhờ nước này hiện đại hóa không quân. Hải quân công xưởng Ba son sắp hạ thủy hai tàu chiến có trang bị hỏa tiển. Bắc Hàn đồng ý bán cho VNCS tàu lặn.

Sự hiên diện của vị Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ hồi đầu năm tạo bước đầu cho một "cuộc hợp tác quân sự cấp thấp." Với VNCS. Sự hiện diện rầm rộ của TT Clinton và phái đoàn đông hàng ngàn người, thăm viếng chánh thức VN. Hai sự kiện ấy đã quá đủ để Bắc kinh khẳng định VNCS ngả hẵn về phía Mỹ. Một tiền đồn của Mỹ sắp được lập. Một bờ thành bao vây Trung quốc đang khởi công.

Tấn công bao giờ cũng lợi hơn phòng ngự. Ô. Giang Trạch Dân đích thân đi Lào, đi Miên, vừa thọc thẳng mũi dùi phá vòng vây Mỹ, vừa bọc hậu VNCS. Nhưng nguy cơ xảy ra chiến tranh trên bộ ít hơn trên biển. Dù sao VNCS cũng còn ảnh hưởng với Lào và Miên. Bộ binh VNCS vẫn là lực lương đáng kể ở Á châu.

Điểm yếu của CSVN nằm ở Biển Đông. Không quân và Hải quân VNCS còn non kém về mọi mặt. Chiếm quần đảo Trường sa, Hoàng sa, Trung quốc ít bị mang tiếng hơn chiếm nước VN. Lợi lại nhiều. Sự phát triễn kinh tế của Trung quốc sẽ bế tắc nếu thiếu xăng dầu hay xăng dầu cứ tiếp tục tăng giá như hiện tại. Kiểm soát được Trường sa, Hoàng sa là nắm quyền hải thượng trên nửa Thái bình dương. Cầm trong tay con bài chủ ấy, Trung quốc chẳng những trở thành nước cầm đầu Đế quốc CS sau Chiến Tranh Lạnh, mà còn là kẻ cả trong mọi cuộc dàn xếp với Mỹ, Nhựt, và thế giới.

Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ có hai chủ thuyết. Thuyết Truman, viện trợ kinh tế cho bất cứ nước nào bị CS đe dọa, và chống đở CS bằng chiến tranh hạn chế. Chủ thuyết này bị chê là yếu sau khi nhiều nước bị nhuộm đỏ bởi chủ trương xuất cảng cách mạng vô sản của Liên xô. Tiến đến chủ thuyết Eisenhower, viện trợ quân sựï cho bất cứ nước nào bị CS đe dọa. Cả hai chủ thuyết trên của Mỹ tựu trung là quét lửa chống CS qua xứ người.

Như đã nói Chiến tranh Lạnh chưa dứt ở Á châu. Trung quốc, VNCS, Bắc Hàn còn đó. Toàn bộ Đông Dương nhuộm đỏ. Có thêm nước CS, không có bớt ở Á châu. CS có mạnh hơn ở Trung quốc, chớ không yếu. Từ một Trung quốc chậm phát triển, sau Chiến Tranh lạnh, với chủ trương kinh tế toàn cầu, chủ trương hòa dịu của Mỹ, nước này trở thành một đối thủ đáng gờm ngay cả với Mỹ. Hỏa tiển Đông phương kiểu mới, bất cứ lúc nào cũng có thể phóng thẳng đến Mỹ. Tàu lặn có gắn đầu đạn nguyên tử lúc nào muốn đều có thể lảng vảng gần hải phận Mỹ.
Dưới cái nhìn chiến lược ấy, người ta không lấy làm lạ tại sao Mỹ dốc sức người sức của trở lại VN. Và trong thế kẹt hiện tại của VNCS, cần lá chắn của My,õ nhứt là trên biển, một câu hỏi được đặt ra, chừng nào Biển Đông dậy sóng"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.