Hôm nay,  

Lữ Đồn 147, 258 Tqlc Đổ Bộ Tử Chiến Ơû Ven Biển Hải Lăng

03/08/199900:00:00(Xem: 6300)
* Lược trình tình hình chiến trường ở phòng tuyến Mỹ Chánh vào Hè 1972:
Trong tuần trước, chúng tôi đã lược trình các cuộc giao tranh lớn giữa các đơn vị Thủy quân Lục chiến (TQLC) tại phòng tuyến Mỹ Chánh trong ba tuần lễ đầu của tháng 5/1972. Như đã trình bày, sau khi Sư đoàn 3 Bộ binh và các đơn vị tăng phái rút khỏi Quảng Trị vào đầu tháng 5/1972, lữ đoàn 369 TQLC đã lập ngay tuyến chận địch ở bờ Nam sông Mỹ Chánh trong khi chờ đợi bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 và bộ Tư lệnh Sư đoàn Thủy quân Lục chiến tái phối trí lực lượng để giữ khu vực gần địa giới hai tỉnh Quảng Trị-Thừa Thiên. Chiến trường ở tuyến Mỹ Chánh đã trở nên sôi động khi Cộng quân tập trung lực lượng tấn công vào các vị trí phòng ngự của các tiểu đoàn 3,8 và 9 TQLC, bộ chỉ huy lữ đoàn 369 TQLC và các pháo đội của tiểu đoàn 3 Pháo binh TQLC vào hai ngày 21 và 22 tháng 5/1972. Những ngày kế tiếp, Cộng quân chuyển mũi dùi tấn công sang phía Tây-vùng trách nhiệm của lữ đoàn 258 TQLC. Trong ba ngày liền, CQ dàn trận tấn công giữa ban ngày nhưng đã trở thành mục tiêu cho Pháo binh và Không quân Việt Mỹ tiêu diệt bằng hỏa lực hùng hậu.

* Cuộc đổ bộ vào bờ biển Hải Lăng và “Dãy phố buồn thiu”:
Trong khi trận chiến ở phía Tây thuộc khu vực trách nhiệm của lữ đoàn 258 TQLC còn đang sôi động, để tạo yếu tố bất ngờ nhằm triệt hạ lực lượng đối phương ở hướng Đông, bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC đã mở tiếp cuộc hành quân tại khu vực duyên hải quận Hải Lăng. Lực lượng chính là 3 tiểu đoàn 4,6,7 TQLC thống thuộc quyền điều động của lữ đoàn 147 TQLC. Theo kế hoạch, ngày 23 tháng 5/1972, toàn bộ tiểu đoàn 7/TQLC đã từ phòng tuyến Mỹ Chánh di chuyển bằng quân xa đi về phía Nam để đến bến Tàu Tân Mỹ, cách Huế 5km đường chim bay về hướng Đông, từ đó được chở hải vận ra Hạm đội 7 ở ngoài khơi để chuẩn bị cuộc đổ bộ bằng đường biển. Theo phân nhiệm, tiểu đoàn này sẽ phụ trách tuyến ven biển, trong khi đó hai tiểu đoàn 4 và 6 TQLC được trực thăng vận đổ vào vùng có địa danh chiến sử “Dãy phố buồn thiu”.
Đúng 7 giờ 30 ngày 24 tháng 5/1972, cuộc hành quân khai diễn. Mở đầu, các pháo đội pháo binh, hải pháo và phi tuần không quân chiến thuật đã oanh kích với hỏa lực tối đa vào các mục tiêu tại các bãi đổ bộ, trong khi đoàn tàu chở tiểu đoàn 7 TQLC còn cách bờ 3 cây số. Cùng thời gian này, hai tiểu đoàn 4 và 6 TQLC và các phi đoàn trực thăng Hoa Kỳ đã sẵn sàng tại bãi bốc chuẩn bị nhập trận sau đó. Để dọn sạch các chướng ngại vật và triệt hạ hỏa lực phòng không của Cộng quân quanh các khu vực đổ quân của TQLC, theo sự điều hướng của Ủy ban liên bộ Tham mưu Sư đoàn TQLC và Hạm đội 7 đặt trên chiến hạm chỉ huy USS Blue Ridge, phi vụ B-52 bay tới trải những thảm lửa xuống các bãi đáp, lúc đó đoàn tàu đổ bộ còn cách bờ chưa đến 2 km.
Khi B-52 vừa chấm dứt đợt oanh tạc, hai đợt tàu đổ bộ, mỗi đợt 40 chiếc cập bãi đổ tiểu đoàn 7 TQLC lên các bãi ấn định. Vừa đặt chân lên bờ, các Cọp Biển xung phong tiến chiếm các đồi cát cao, nhanh chóng tấn công các mục tiêu. Cộng quân bị tấn công bất ngờ nhưng vẫn cố bám giữ các công sự tác chiến chính để cầm chân tiểu đoàn 7 TQLC, kịch chiến đã diễn ra quanh các đồi cát khi các trung đội TQLC tràn lên tiến chiếm các cao địa. Với lối đánh tốc chiến, hơn 1 giờ sau, tiểu đoàn 7 TQLC đã làm chủ trận địa, đánh bật CQ ra khỏi vùng đồi cát ở phía Đông khu vực hành quân, hạ sát tại chỗ hơn 50 CQ, bắt sống 10 tù binh.
Cùng lúc đó, tiểu đoàn 4 và 6 TQLC được trực thăng vận xuống khu vực giao điểm của hai hương lộ 555 và 602, một địa danh đã đi vào chiến sử với cái tên gọi “Dãy phố buồn thiu”. Tại đây, trong thời gian từ 1965 đến 1972 đã xảy nhiều trận giao tranh ác liệt giữa lực lượng VNCH, đồng minh và các đại đơn vị CSBV, một số trận đánh đã được phóng viên các hãng thông tấn, truyền hình quốc tế tường trình trong các bản tin và phóng sự về chiến trường Việt Nam. Trước tháng 7 năm 1954, tại địa danh chiến sử này đã xảy ra trận chiến kéo dài hơn 1 tuần lễ giữa lực lượng Nhảy Dù Pháp và trung đoàn 95 Việt Minh (CSVN).
Trở lại với cuộc đổ quân ngày 24 tháng 5/1972, ngay khi vào vùng hành quân, TQLC đã đụng độ ngay với 1 đơn vị của trung đoàn 18 thuộc sư đoàn 325 CSBV, mà thành phần chủ lực đã rút trước đó. Do Cộng quân đã chiếm giữ khu vực này hơn một tháng nên đã tổ chức được hệ thống phòng sự kiên cố với các cụm giao thông hào liên hòa và các chốt chận đặt ở những vị trí yết hầu.


Để triệt hạ được các cụm kháng cự của địch quân, các đại đội Thủy quân Lục chiến đã phải di chuyển và lưu động chiến, rồi tấn công bất ngờ theo mô thức dương Đông kích Tây. Đến ngày 30 tháng 5/1972, Thủy quân Lục chiến đã làm chủ nhiều vị trí trọng yếu tại khu vực giao điểm nói trên. Cuộc hành quân Sóng Thần 6-72 chấm dứt ngày 31/5/1972 sau khi 3 tiểu đoàn 4, 6 và 7 TQLC trở lại phòng thủ tuyến Mỹ Chánh.

* Cuộc đổ bộ ngày 6 tháng 6, 1972:
Với những người lính Hoa Kỳ, Anh, Pháp trong lực lượng đồng minh của đệ nhị thế chiến thì ngày 6 tháng 6 năm 1944 đã trở thành “Ngày dài nhất”, ngày mà liên quân đổ bộ lên bờ biển nước Pháp để tấn công quân Đức đang chiếm giữ quốc gia này. Còn với những người lính Cọp Biển tại phòng tuyến Mỹ Chánh, ngày 6 tháng 6/1972 đã trở thành ngày lịch sử khi 4 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến vượt sông Mỹ Chánh để mở đầu cho một cuộc hành quân quy mô tái chiếm Quảng Trị.
Mục tiêu đầu tiên của kế hoạch tái chiếm Quảng Trị do bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 vạch ra là các lực lượng VNCH phải kiểm soát được khu vực phía Bắc sông Mỹ Chánh cách bờ Nam sông Mỹ Chánh ít nhất là 5 km. Để thực hiện giai đoạn này, trung tướng Ngô Quang Trưởng đã giao trọng trách cho Sư đoàn Thủy quân Lục chiến làm lực lượng tiên phong. Khai triển kế hoạch của Quân đoàn 1, chuẩn tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh Thủy quân Lục chiến đã cho tổ chức cuộc hành quân vượt sông Mỹ Chánh. Ngày 6 tháng 6/1972, 4 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến đã mở đầu cuộc hành quân Sóng Thần 8-72 bằng cuộc vượt sông Mỹ Chánh dưới sự yểm trợ của Không quân Việt Mỹ và pháo binh.
Từ rạng sáng ngày 6 tháng 6/1972, oanh tạc cơ của Không quân Việt Mỹ đã dội bom vào các vị trí bắc Mỹ Chánh mà Thủy quân Lục chiến sẽ tiến đánh, sau đó Pháo binh VNCH đã bắn dồn dập vào các khu vực có dấu hiệu là Cộng quân đang trú đóng. Sau đợt oanh tạc của Không quân và đợt pháo dọn đường của Pháo binh VNCH, 4 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến đồng loạt tiến quân vượt sông Mỹ Chánh. Qua khỏi tuyến xuất phát, các đơn vị tiên phong đã đụng độ các toán tiền tiêu của Cộng quân.
Giao tranh diễn ra quyết liệt. Các đại đội Thủy quân Lục chiến đi đầu đã tràn lên chiếm các vị trí trọng điểm để làm đầu cầu cho toàn đơn vị tiến lên. Gần trưa ngày 6/6/1972, cuộc tiến quân của Thủy quân Lục chiến đã gặp sự kháng cự mạnh của các trung đoàn Cộng quân, nhất là cánh quân tiến theo trục hương lộ 555 về phía Đông của Mỹ Chánh, thuộc địa phận quận Hải Lăng.
Theo kế hoạch, tiến sau Thủy quân Lục chiến là các đơn vị Công binh, có nhiệm vụ thiết lập và sửa chữa cầu cống, để các chiến xa của các chi đoàn Thiết giáp tiến lên yểm trợ. Đến 18 giờ chiều ngày 6 tháng 6/1972, các cánh quân TQLC đã chiếm được các mục tiêu trọng điểm của cuộc hành quân. Theo báo cáo của trung tâm Hành quân Quân đoàn 1, tính từ ngày 12 tháng 5/1972 đến ngày 6/6/1972, trong vòng 25 ngày, sư đoàn Thủy quân Lục chiến VNCH đã tổ chức 3 cuộc hành quân lớn vào khu vực hậu tuyến của Cộng quân:
- Cuộc hành quân Sóng Thần 5-1972 với 3 tiểu đoàn của Lữ đoàn 369 Thủy quân Lục chiến tham dự, đã tấn công vào khu vực đóng quân của trung đoàn 66 Cộng quân. Kết thúc cuộc hành quân, thông tin tình báo chiến trường ghi nhận có trên 240 Cộng quân chết tại trận địa do hỏa lực phi pháo.
- Cuộc hành quân Sóng Thần 6-72 khai diễn ngày 24/5/1972 với lực lượng chính là Lữ đoàn 147 tấn công từ hai mặt vào khu vực cận duyên gần địa giới của 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên.
Những cuộc hành quân nói trên mang tính chiến thuật, nhằm tấn công vào các hậu tuyến của các đơn vị Cộng quân và làm suy yếu khả năng của địch, còn cuộc hành quân Sóng Thần 8/72 mang tính chiến lược nằm trong kế hoạch tái chiếm thị xã tỉnh lỵ Quảng Trị-đã bị thất thủ vào đầu tháng 5/1972.
Theo tài liệu tổng hợp, tính từ đầu tháng 5/1972 đến ngày 6 tháng 6/1972, tại mặt trận tỉnh Quảng Trị đã có trên 2,100 Cộng quân bị hạ sát tại trận địa, gần 1,100 vũ khí bị tịch thu và hơn 70 chiến xa của Cộng quân bị bắn cháy và bị “bắt sống” trong khi đang giao tranh.

Kỳ sau: Sư đoàn Thủy quân Lục chiến thay thế Sư đoàn Nhảy Dù tại mặt trận thị xã Quảng Trị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.