Hôm nay,  

Bầu Cử 2004: Nửa Đường Tranh Cử

12/05/200400:00:00(Xem: 4698)
Nửa đưòng tranh cử: qua tuần lễ đầu của tháng 5, còn đúng 6 tháng nữa là bầu cử Tổng Thống Mỹ. Theo một số chuyên viên phân tích, cuộc bầu cử ngày 2 /11/04 có những sắc thái đặc biệt khó tiên đoán được. Nơi đây chúng ta tạm gác qua ảnh hưởng của cú xì căng đan hành hạ tù nhân Iraq; chuyện đó dĩ nhiên là có ảnh hưởng, chứ, nhưng cũng phải chờ vài tuần nữa cho khói tan bụi lắng thì mới thấy hết thiệt hại chiến trường.

Trong lịch sử bầu cử Mỹ cận đại, chưa có một cuộc tranh cử nào bắt đầu sớm, nhanh như của Bush và Kerry. 6 tháng nữa mới bầu mà cuộc vận động bầu cử đã chạy hết tốc lực, bích chương, biểu ngữ tung ra đầy dẫy, diễn văn, đối thoại liên hồi. Tuy nhiên chưa gây được ảnh hưởng, trái lại những biến động khách quan, ngoài sự kiểm soát của hai ứng cử viên, tác động cử tri nhiều hơn. Và cử tri đang chờ xem những gì xảy ra từ Lễ Lao Động đến tháng 11 để quyết định lá phiếu của mình ngày 2/11/'04.
Chiến lược gia tranh cử của cả hai Bush và Kerry đang loay hoay với 3 đề tài chánh: phục hồi kinh tế, chống khủng bố, tình hình Iraq họ tin sẽ ảnh hưởng mạnh đến kết quả bầu cử. Trái lại quần chúng cử tri không coi đó là quan trọng nên tỏ phân vân, chờ xem. Nên giai đoạn nửa đừờng tranh cử này, phân nửa ủng hộ Bush, phân nửa ủng hộ Kerry, tỷ lệ chưa rõ ràng, khó tiên đoán.
Nên các chuyên viên phân tích chỉ có thể dùng phương pháp ôn cố tri tân thôi, dựa vào bản thăm dò của Viện Gallup, làm liên tiếp từ cuộc bầu cử 1956 đến nay, trên toàn quốc, khoảng tháng 4, 5, dựa trên ý kiến vừa lòng hay không vừa lòng đối với vị tổng thống tái tranh cử.
Năm 1956, Eisenhower tỷ lệ 69 vừa lòng / 17 không vừa lòng= sai biệt +52, thắng cử.
Năm 64, Johnson, 75/10 = +65 thắng.
Năm 1972, Nixon 54/37= + 17 thắng.
Năm76, Ford 48/41 = + 7 thất cử.
Năm 80, Carter 43/ 47 = - 4 thất.
Năm 84 Reagan 52/ 37 = + 13 thắng .
Năm 1992, HW Bush 40/ 53 = - 13 thất cử.
Năm 96, Clinton 53/ 39 = + 16 thắng cử.
Năm 2004 Bush 52/ 45= + 7 ( " )

Phân tích chung, nếu ứng cử viên là tổng thống tái ứng cử nhiệm kỳ 2, nếu:
( a) sai số nhân dân vừa lòng là số âm - thì chắc thua; sai số ủng hộ trên + 10 là chắc thắng;
(b ) số vừa lòng trên 50% là thắng.

Trường hợp TT Bush, cuộc thăm dò Gallup vào ngày 18 tháng 4, tỷ lệ ủng hộ là 52%, không ủng hộ là 45%, sai là + 7, nên không chắc thắng được.
Nhận định về sai số của TT Bush, Ô. Alan I Abrammowitz, Giáo sư Chánh trị học ĐH Emory University thấy sai số thắng của Bush còn nhỏ quá, Bush phải tăng số vừa lòng lên từ đây tới tháng 11 mới chắc thắng. Chuyên viên phân tích Cộng Hoà, Bill Mc Inturff, cho rằng Bush trong giai đoạn nửa đường tranh cử này chưa là "cá hay chim", nhưng Bush đang cố gắng và tình hình khách quan kinh tế, an ninh có khuynh hướng biến Oâng trở thành "chim", tức là thắng. Còn chuyên viên phân tích Dân Chủ, Stanley B. Greenburg, cho Bush đang đứng bên bờ vực, loay hoay với con số 48% vừa lòng, chỉ đang mức có thể đắc cử thôi.Tự nhiên cần dè dặt với nhận định của hai chuyên viên của hai đảng vì tính đảng của 2 vị này.


Nhưng đa số các chuyên viên ngoài hai đảng cho rằng, dù tốn kém rất nhiều tiền bạc để tung ra bích chương, biểu ngữ vận động, hao hơi tổn sức thượng đội mình và hạ đạp đối thủ không ngừng nghỉ, hai ứng cử viên vẫn chưa lôi kéo được quần chúng cử tri. Thăm dò một số đại học cho thấy chưa tới 10% ngưòi Mỹ để tâm đến những lý luận của ứng cử viên. Quần chúng còn đang lơ lửng con cá vàng, nhìn hai ứng cử viên như cá mè một lứa nên tỷ lệâ vừa lòng ngang ngửa nhau, chưa ngả về ai một cách rõ rệt. GS Galston ĐH Maryland kết luận, "Người Mỹ năm nay [ bầu cử 2004 ] có một thái độ nghiêm chỉnh, sẽ đánh giá sự việc xảy ra như thế nào từ Lễ Lao Động đến tháng 11, coi vấn đề nào là vấn đề trọng đại"; nói khác, là chờ và xem cái gì quan trọng nhứt xảy ra từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 11 để quyết định lá phiếu.

Tuy nhiên tình hình khách quan có vẻ lợi cho TT Bush (chúng tôi sẽ ghi nhận và phân tích sâu trong bài sau). Gần đây về kinh tế có phục hồi đều đều, tỷ lệ phát triễn mỗi tháng đều tăng theo thống kê công cũng như tư. Về việc làm có thêm, nạn thất nghiệp có giảm liên tục từ tháng Ba. Ô Kerry có hứa sẽ đem lai 10 triệu việc làm trong nhiệm kỳ tổng thống nếu đắc cử. Lời hứa này không ép phê lắm vì nhiều người biết khi kinh tế Mỹ phát triễn, trung bình mỗi năm sẽ tạo thêm ít nhứt 4 triệu việc làm như tháng Ba đã tăng một tháng là 300. 000, thì 4 năm việc làm tăng 12 triệu.Về Chiến tranh Iraq giữa Bush và Kerry lập trường có xích lại gần nhau; hai ông đều chủ trương để cho Liên hiệp Quốc đóng một vai trò quan trọng hơn. Lời Oâng Kerry tại Westminster College ngày 1 tháng 5, " Nếu Tổng thống tiến những bước cần thiết để chia xẻ gánh nặng và có những tiến bộ ở Iraq - nếu ông hướng về đó -tôi sẽ ủng hộ Oâng trong vấn đề này."

Bush đã làm việc Ô. Kerry nói từ trước, đang nỗ lực vận động mạnh với LHQ , sắp có kết quả vì TT Bush quyết tâm bàn giao cho chánh quyền Iraq vào 30 tháng 6 để tránh tiếng Mỹ "chiếm đóng" và rút quân về bớt để phục vụ nhu cầu bầu cử cho Oâng.

Về Chiến tranh chống khủng bố, TT Bush đã thoát nạn sau cuộc điều tra của Ủy ban 911 đã mời hầu hết những nhân vật chức trọng quyền cao của TT Clinton lẫn Bush. Ủy ban không thể cáo buộc TT Bush đã lơ là, sơ hốt trong việc chận đứng cuộc khủng bố 911 vì quá chú tâm vào việc đánh Iraq để trả thù cho cha theo hậu ý của các ủy viên Dân Chủ muốn hạ Ô. Bush vì Ô. Bush ra ứng cử với thành tích chống khủng bố, làm mờ vai trò "anh hùng chiến tranh VN" do Đảng Dân Chủ đã dàn dựng cho Ô. Kerry từ khi giải ngũ tham gia vào Phong trào Phản Chiến. TNS Mc Cain cũng là một cựu chiến binh VN, khổ sở hơn Ô. Kerry nhiều, bị bắt làm tù binh khi phi cơ Oâng bị CS Hà nội bắn hạ, nhốt 5 năm ở Hoả Lò Hà nội. TNS McCain dù thuộc Đảng Cộng hoà nhưng không cùng phe cánh với TT Bush, vẫn lấy tình đồng đội, tình bạn khuyên Kerry , lấy tình đồng đảng khuyên Bush hãy chấm dứt bới móc nhau về đề tài Chiến tranh VN, một chuyện đã 30 năm rồi, một vấn đề làm chia rẽ nước Mỹ, cần để nó nằm yên trong dĩ vãng hay hơn. Nhưng Kerry và Cheney vẫn còn nhai đi nhai lại tiền tích linh kiểng của Bush và tiền tích phản chiến của Kerry.

Nửa đường tranh cử, trận đá banh mới hết hiệp đầu, không có demi - temps. Hiệp 2 mới quyết liệt hơn. Ngay khi còn những phút phù du cuối hiệp 2, trái banh còn lăn vẫn còn bất ngờ xảy ra. Khó mà tiên đoán bây giờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.