Hôm nay,  

Khẩu Xuất, Khẩu Nhập

21/10/199900:00:00(Xem: 6633)
Các ông Cộng sản Hà Nội không thích hội nhập hội xuất vì sợ mất độc lập, điều đó cũng dễ hiểu. Nhưng hãy hỏi các ông có thích xuất nhập khẩu không, các ông gật đầu cái rụp. Trừ phi anh làm kinh tế ốc đảo để thụt lùi về nền kinh tế thiên niên kỷ trước, anh không thể khước từ giao thương quốc tế vì đó là cái chìa khóa vàng của phát triển. Vậy tại sao Hà Nội nhập nhằng mãi vẫn không ký Hiệp ước Mậu dịch để bình thường hóa quan hệ thương mại với Mỹ"
Nói Hà Nội sợ hội nhập là nói oan cho họ, vì họ đã tỏ ra rất thích hội nhập. Năm 1995, Hà Nội gia nhập ASEAN (Đông Nam Á) hãnh diện khoe đây là thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao để hội nhập với thế giới bên ngoài. Nhưng đến năm 1999 Việt Nam chính thức gia nhập cộng đồng lớn APEC (Á châu-Thái Bình Dương), không thấy mấy ông Hà Nội mở cờ gióng trống ăn mừng. Các ông đã thấy thấm vì chuyện mua danh cầu lợi nhiều khi rất mắc tiền. Vậy có thứ hội nhập nào làm đảng Cộng sản Việt Nam thỏa mãn không" Có, và các ông Cộng sản đã hội nhập rất hăng say, toàn bộ toàn diện đến 100%. Đó là vụ hội nhập với Cộng đồng Kinh tế Comecon của khối Cộng sản do Liên Sô cầm đầu khi nó còn sống.
Hội nhập với Comecon làm các ông Cộng sản Việt Nam sướng, vì càng hội nhập nó càng củng cố chỗ ngồi của các ông chớ không sợ “mất độc lập và chủ quyền”. Chỉ có khổ là loại hội nhập này hơi mắc tiền cho dân Việt Nam. Trong cái rọ Comecon, Việt Nam được quyền xuất cảng ưu tiên sang Liên Sô những tài nguyên quý thời đó để thu được đồng “rúp hoán chuyển” với điểm đặc biệt là đồng rúp này được tính ra đô la Mỹ với cái giá tưởng tượng do Moscow ấn định. Thí dụ nếu trên thực tế 1 đồng rúp đó giá trị chỉ bằng nửa đồng đô la Mỹ thì Liên Sô tính nó bằng 1 đô la, có khi hơn. Nếu than đá Cẩm Phả bán cho nước ngoài thu được đô la Mỹ, Việt Nam cũng không được cầm mà phải đem nộp ông Liên Sô giữ giùm, tính theo giá “đồng rúp hoán chuyển”. Đã vậy Hà Nội cũng không được sờ đến đồng rúp quý hóa này vì còn cần phải mua vũ khí quân trang đánh Mỹ cứu Liên Sô. Và ở đây cán cân chi phó bao giờ cũng lệch, tiền thu vào không đủ để mua vũ khí nên Liên Sô phải viện trợ bằng cách... cho vay, rút cuộc Hà Nội nợ Liên Sô hơn 10 tỷ “rúp hoán chuyển”. Liên Sô chết, nhưng nợ không chết vì chế độ Nga của Yelstin vẫn đòi, Việt Nam phải è cổ ra trả 10 tỷ đồng rúp “viện trợ” đó.

Tóm lại các ông Cộng sản Hà Nội không sợ hội nhập, họ chỉ thích chọn hội nhập. Cái hội nhập nào củng cố được quyền hành cai trị, giữ vững được chỗ ngồi ăn miếng đỉnh chung, Hà Nội sẽ nhào vô liền dù có làm thiệt hại đến nền kinh tế cả nước, các ông cũng sẵn sàng hy sinh. Đó là lý do tại sao Hà Nội khựng lại trước kế hoạch hội nhập kinh tế thế giới, khởi đầu bằng bản Hiệp ước Mậu dịch với Mỹ. Bây giờ thì sao" Ký hay không ký chưa thành vấn đề vì Hà Nội còn hy vọng tìm đường thoát, hội nhập ở chỗ khác may ra không mất chỗ ngồi. Sách lược hội nhập với Liên Âu đã thất bại, vô kế khả thi vì các ông Âu Châu còn làm dữ hơn Mỹ. đòi điều kiện ưu tiên là phải có nhân quyền. Nếu tôn trọng nhân quyền thì làm sao bảo đảm cho sự trường tồn của chế dộ độc tài đảng trị đây"
Hà Nội liền quay hướng khác. Mới đây báo Quân đội Nhân dân, cái loa của phe bảo thủ giáo điều, bỗng nhiên ca tụng Thủ tướng Obuchi và chính phủ liên minh mới của Nhật Bản. Chỉ khổ nỗi Nhật Bản vẫn đòi phải cho quốc doanh và tư doanh bình đẳng, có sân chơi đồng đều, nhất là vẫn khăng khăng đòi phải kiểm kê sổ sách 100 quốc doanh lớn nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Làm như vậy quốc doanh sống sao nổi, chết hết tham nhũng chớ còn gì nữa. Các trí tuệ siêu việt trên tầng chóp bu lại xoay kế khác. Lần này Hà Nội tính đến một nước cờ mới. Nếu hội nhập với phương xa có nguy cơ mất chỗ ngồi, hội nhập với phương gần như ASEAN cũng không nên cơm cháo gì, tại sao không hội nhập luôn với “phe ta” tuy đã cũ nhưng lại sát biên giới và có cái lợi là không sợ mất chỗ ngồi" Sát biên giới Việt Nam trước hết có Trung Quốc, sau có Lào, kế đến Cam Bốt. Giao thương xuất cảng qua biên giới thật dễ, tuy ít oi nhưng cũng cầm chừng được cho khỏi chết đói, nhất là có bảo đảm cho ghế ngồi.
Nhưng kế hoạch này cũng có những điểm khôi hài. Hồi đầu tháng 10, bộ Thương mại Hà Nội loan báo sắp có những biện pháp đẩy mạnh giao thương qua biên giới với Trung Quốc, vì theo tin báo nhà nước, mỗi năm Việt Nam có thể xuất cảng sang Trung quốc khoảng 750 hay 800 triệu Mỹ kim hàng hóa. Thế nhưng tin vừa loan ra đã thấy Tổng Công ty Quốc doanh Cao su Việt Nam la hoảng nạn ăn cắp cao su gia tăng quá trời, đòi chính phủ phải cấm ngay việc xuất cảng để chống nạn thất thoát. Sao kỳ vậy, cấm xuất cảng mà chống được ăn cắp" Đó là vì ở biên giới phía Bắc, phía Trung Quốc đang thu mua ào ạt cao su buôn lậu từ Việt Nam đem qua bán.
“Phe ta” ở Lào có gì để hội nhập" Lào nghèo đói nhưng có tay nghề cao là trồng á phiện. Từ lâu, bạch phiến của Tam Giác Vàng tự do đi qua Lào để chuyển vào Việt Nam. Giao thương theo kiểu này, nạn nghiền ma túy chỉ có tăng vọt. Vậy còn Cam Bốt, Hà Nội có thể trông mong những gì. Hun Sen đã ra lệnh khẩn cấp bài trừ buôn lậu, bộ Nội Vụ khai công tố cáo quân đội Cam Bốt ăn cắp và chuyển lậu cổ vật quý giá di sản lịch sử ra ngoài qua Việt Nam.
Hội nhập theo kiểu này, với những đường biên giới lủng toang hoác như lỗ chim cu, chỉ có béo cho tham nhũng và buôn lậu, chớ kinh tế Việt Nam sống sao nổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.