Hôm nay,  

Miến Điện Thực Sự Dân Chủ Hóa?

06/12/201100:00:00(Xem: 8285)

Miến Điện Thực Sự Dân Chủ Hóa?

Vi Anh

Chuyến đi Miến Điện nới dây của Ngọai Trưởng Mỹ Hillary Clinton thực sự là một chuyến đi lịch sử; cả nửa thế kỷ nay chưa có viên chức cao cấp nào của Mỹ như Bà đến Miến Điện. Nhưng xuyên qua những lời nói và hành dộng của Bà dồi với nhà cầm quyền Miến Điện, người ta thấy chuyến đi lịch sử của Ngọai Trưởng Mỹ có tính thử nghiệm về thực tâm cỡi mở hơn là xác nhận tiến trình dân chủ hóa tư khỏi của nhà cầm quyền Miến Điện.Đó là một sự dè dặt, cẩn trọng tất yếu phải có giữa hai chế độ độc tài quân phiệt và tự do, dân chủ từ lâu xung khắc với nhau.

Thực ra không phải Mỹ là nước duy nhứt phá tảng băng cô lập, cách ly chế độ dộc tài quân phiệt ở Miến Điện này. Khá lâu rồi nhà cấm quyền Miến điện cũng có những cải tổ nội tại để tư đó khai nguyên con dường cởi mở, tạo tương quan tốt với thế giới bên ngòai, đặc biết là với thế giới tư do trong đó có mặt hẩu hết các siêu cường Tây Phương tiền tiến.

Khá lâu rồi nhà cầm quyển Miến Điện đã rút kinh nghiệm, biết rõ đi với TC là chịu kiếp chư hầu, có thế mất đất, mất tài nguyên. Việc nhà cầm quyền ngưng dự án xây đập do TC cho vay vốn và thực hiện trên một con sông huyết mạch của Miến Điện, là một dấu chỉ quá rõ ràng. Còn đi với Mỹ thì không bị thiệt hại cho quốc gia dân tộc nhưng phải sửa mình, cải tổ tư do dân chủ cho chế độ, vừa thuận lòng dân, họp ý thời đại tự do kinh tế tòan cầu, dân chủ hóa hòan vũ.

Quan niệm đó của những tướng lãnh đa số trẻ lên cầm quyền sau cuộc bầu cử thay thế lớp lão làng đã âm thầm thực hiện. Tự động mở cửa cho các nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc và Tây phương đến Miến Điện. Trả tự do cho Bà Aung San Suu Kyi, Nobel Hòa Bình của thế giới, một biểu tượng đối lập có tính quốc gia, một người đa số dân theo đạo Phật như quốc giáo, hy vọng như vị “Phật sống” cứu rỗi, giải thóat cho quốc gia dân tộc Miến điện của Miến Điện. Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á gọi tắt là ASEAN cũng đồng ý để Miến Điện làm Chủ Tịch luân phiên vào năm 2014. Và Tổ chức Tự do Mậu dịch Châu Á TTP gồm nhiều nước Á châu bình Dương nhưng không có TC, do Mỹ làm đầu tàu cũng chấp nhận cho Miến Điện gia nhập vào năm 2015 . Đặc biệt một Bộ trưởng kiêm Ngọai Trưởng Mỹ lần đầu tiên đến Miến Điện kể từ năm 1955.Và các giới chức trong chánh quyền dân sự của Miến Điện cũng đi thăm các nước gần như Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, và xa hơn như Nhật Bản hay Nga.

Còn ngay trong nước nhà cầm quyền cũng chấp nhận phục hồi một số quyển căn bản của người dân như đình công và biểu tình, lập hội. Đặc biết cho phép Đảng của Bà họat dộng lại và chính Bà cũng đi họat động được . Có tin Bà sẽ ứng cử trong cuộc bầu cử bố túc điền khuyết một số ghế còn trống trong Quốc Hội.

Sở dĩ phải làm mở cửa về ngọai giao cũng như nội trị vì tình hình đòi hỏi nhà cầm quyền Miến Điện phải đối mới, phải mở cửa, cải tổ hay là chết.

Tương quan bán chánh thức, kín đáo của nhà cầm quyền quận phiệt với Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga, Trung Cộng không đủ để phát triển kinh tế Miến Điện.

3 triệu người Miến Điện sống ở ngọại quốc, một ngưồn nhân tài vật lực rất lớn, rất hữu hiệu để giúp nước nhà không tận dụng được vì chế độ độc tài là vật cản.. Áp lực đòi cởõi mở, mở cửa của số người Miến Điện hải ngọai ưu tú, giàu mạnh này càng ngày càng có ảnh hưởng riêng và chung trong hàng ngũ lãnh dạo mới sau cuộc bầu cử. 

Nhà cầm quyền Miến Điện ý thức rõ Miến Điện không mở cửa thì dân tộc chia rẽ sắc tộc đến đổ máu như suốt thòi quân phiệt và kinh tế kiệt quệ, chánh trị suy tàn và sụp đổ.

Nhưng Tây Phương vẫn dè dặt cần thiết. Quá khứ. Tiền tích của lãnh đạo quân phiệt Miến Điện làm cho người ta khó tin tưởng họ hoàn toàn đối với tương lai. Mỹ chờ và xem. Sự hàn gắn của Tướng Thein Sein và bà Aung San Suu Kyi hứa hẹn hợp tác ra sao. Việc Miến Điện dự trù thả 1.600 tù nhân chính trị cũng như giải quyết tranh chấp với các nhóm dân tộc thiểu số một cách hòa bình, làm thế nào. Việc Miến Điện và Bắc Triều Tiên có tin mua bán và chế tạo hỏa tiển và nguyên tử ra sao; nhà cầm quyền Miến Điện có tư chế, tuân thủ nguyên tắc kiểm sóat nguyên tử của Liện Hiệp Quốc hay không. Ngày 01/12/2011, sau khi hội đàm với tổng thống Miến Điện Thein Sein tại Naypydaw, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi chính quyền Naypydaw chấm dứt mọi quan hệ bất hợp pháp với Bình Nhưỡng. 

Mỹ nói riêng, siêu cường Tây Phương nói chung không dễ gì tin những thoa son trét phần dân chủ mà các chế độ độc tài đội lột dân chủ thường ngụy tranh với những danh từ, văn kiện, kể cả luật pháp và hiến pháp hữu danh vô thực. Ra đủ thứ luật, tư do, dân chủ, nhân quyền trên giấy tờ mà không thực hiện hay thực hiện theo kiểu luật rừng có lợi cho dộc tài mà thôi. Như VN Cộng sản chẳng hạn.

Còn quá sớm để Mỹ xóa bỏ chính sách trừng phạt Miến Điện. Trong chuyến đi Miến Diện vào ngày 01/12/11 trong cuộc tiếp xúc với tổng thống Miến Điện tại Naypyidaw, Ngoại trưởng Mỹ khuyến khích chính quyền nước này tiếp tục công cuộc cải tổ. Và trong cuộc gặp gỡ hết sức thân tình tại nhà của nhà đối lập nổi tiếng Miến Điện và thế giới Aung San Suu Kyi, Bà Aung San Suu Kyi cũng nói với Ngọai Trưởng Mỹ cũng «Chính quyền cần phải có nhiều tiến bộ hơn nữa, nhưng chúng ta hy vọng sẽ đạt được điều đó nhanh nhất ngay khi có thể».

Nên Mỹ chỉ thử nghiệm và khuyến khích Miến Điện. Bà Hillary chỉ thông báo Mỹ sẽ giải tỏa các chương trình Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, mà không hề đưa ra một lời tuyên bố quan trọng nào.

Một sư dè dặt, cẩn trọng cần thiết là vì chính quyền thực chất quân sự, nhưng «đội lốt dân sự» hiện thời đang là những người cầm cán lẩn lưỡi tiến trình dân chủ hóa. Hễ họ thấy tiến trình dân chủ hóa họ kiểm sóat không dược nữa, hại cho cá nhân, gia đình, phe nhóm của họ thì họ ngăn cản hay phá hỏng. Tâm lý ngồi trên lưng cọp sợ rớt xuống bị cọp ăn nhà độc tài nào cũng có. Nên thành phần đấu tranh cho tư do dân chủ không thế nóng nảy, đòi hỏi quá nhiều, không nên tạo cho độc tài cảm giác hạ cánh không an tòan khi họ còn vừa dân chủ hóa hóa vừa run.

Độc tài quân phiệt nắm quyền độc tài, độc đóan và độc trị ở Miến Điện từ năm 1955. Dù sao độc tài quân phiệt cũng ít triệt để, ít khắc nghiệt hơn độc tài CS. Trong chế độ dộc tài quân phiệt tôn giáo còn họat động được, tư nhân còn làm kinh tế được. Thế mà tiến trình tự cởi mở, tự cải tổ để dân chủ hóa ở Miến Điện có quốc tế can thiệp, giúp dỡ còn khó khăn như vậy.

Huống hồ gì Việt Nam nằm trong gọp kềm độc tài đảng trị tòan diện của Đảng CS ngòai Bắc gần hai phần ba thế kỷ và trong Nam hơn một phần ba thế kỷ. VNCS lại bị quan thầy CS Bắc Kinh dòm ngó thì việc nhà cầm quyền tư cởi mở, tự cải tổ, tự dân chủ hóa ắt khó hơn nhiều,

Lịch sử cận đại cho thấy hầu hết các nước CS, ở Đông Âu và Liên xô tiến trình dân chủ hóa thông qua cách mạng hay đảo chánh, giải trừ CS mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.