Hôm nay,  

Luật Nhà Văn, Nhà Thơ

06/11/201100:00:00(Xem: 9943)

Luật Nhà Văn, Nhà Thơ

Trần Khải
Quốc hội bàn về Luật nhà văn, Luật nhà thơ. Không phải chuyện kể cho vui bên bàn nhậu, mà là những chữ nghĩa ghi xuống cho thành Dự thảo và rồi đưa qua Quốc Hội thảo luận. Và Quốc Hội khóa này sẽ tự hào là nơi khai sinh ra một sáng kiến độc đáo, đầy “tính nhân văn,” đậm đà “bản sắc đi tắt đón đầu,” qua mặt cả các siêu cường như Mỹ, Trung Quốc.
Như thế, những sản phẩm độc đáo như Luật nhà văn, Luật nhà thơ sẽ làm thế giới quên những chuyện cán bộ Tiến sĩ giả, Thạc sĩ dỏm... bởi vì, chỉ cần tự hào thực sự là “nhà văn, nhà thơ đúng theo quy định của Luật nhà văn, Luật nhà thơ” là cũng hơn vô số các nhà văn, nhà thơ nước khác rồi.
Tuy nhiên, những Luật như thế có tước danh hiệu nhà văn của Đào Hiếu, hay danh hiệu nhà thơ của Lý Đợi được hay không"
Ai là người đầu tiên nghĩ ra sáng kiến làm Luật như thế" Chính xác, người ta chưa rõ.
Nhưng một trong những nơi đề ra sáng kiến là từ Hội Nhà văn.
Bài báo nhan đề “Ồn ào... dự thảo Luật nhà văn!” trên báo Người Lao Động hôm Thứ Sáu 4-11-2011 cho biết:
“...Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, đại biểu Quốc hội, bác sĩ, nhà văn Nguyễn Minh Hồng cho biết: “Sáng kiến Luật nhà văn không phải của tôi. Đó là trong một hội nghị của Hội Nhà văn, đồng chí Hữu Thỉnh đề xuất và tôi có hứa sẽ trình trước Quốc hội. Vì vậy tôi chỉ là người làm cầu nối để trình ý tưởng của Hội Nhà văn thôi. Luật này điều chỉnh rất nhiều. Nào là các tác phẩm được xuất bản, các quy định đối với nhà văn ra sao, chế độ nhuận bút và các chế độ chính sách khác thế nào, chế độ thẩm định rồi quy định viết về cá nhân, viết về lịch sử phải thế nào...”...”(hết trích)
Nghĩa là, ông Hữu Thỉnh nghĩ ra trước" Nếu chỉ là chuyện quy định, nhuận bút, chế độ chính sách... thì đâu có cần luật, vì không lẽ trước giờ chưa có, không lẽ Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và cả VN chưa có những chuyện như thế" Nhưng có lẽ điều nhà nước chú ý là chuyện “quy định viết về cá nhân, viết về lịch sử phải thế nào”...
Có nghĩa là, chính phủ làm sẵn hàng rào để tương lai không ai viết gì trái nghịch về ông Hồ, về các lãnh tụ CS, và cũng sẽ không cho ai chất vấn về những chuyện trong lịch sử như Cải Cách Ruộng Đất, như Bản Công Hàm 1958, như Hoàng Sa, Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc... bất kể đó là thơ hay truyện"
Báo Người Lao Động ghi nhận, trích:
“Những ngày qua, hàng loạt trang web, diễn đàn tràn ngập ý kiến xoay quanh Luật nhà văn đang được dự kiến đưa vào chương trình xây dựng pháp luật tại Quốc hội khóa XIII. Nhiều người trong giới thẳng thắn cho rằng đề xuất luật này là "vô duyên" và không phù hợp.
Làng văn đang im ắng tác phẩm lại xôn xao vì dự thảo luật nhà văn vừa được đưa ra ngày 2-11. Đây là dự thảo chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII. Ngay từ khi có thông tin về luật này, dư luận lập tức xôn xao, nhiều lời bàn tán, thảo luận của giới văn sĩ bùng nổ trên các diễn đàn, blog cá nhân.
Sắp có Luật nhà văn"
Trên blog Quechoa nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Quang Lập ngay lập tức xuất hiện bài thơ “tranh thủ trước khi có luật” của nhà thơ Đỗ Trung Quân, kèm theo lời nhắn nhủ: “Không biết đã có luật cấm nhà thơ được dị bổn chính thơ mình hay không" Ở xứ mình cái gì không cấm là cho – Cái gì không cho là cấm. Chiếu theo nhận định ấy, nay tôi – Đỗ Trung Quân sau 25 năm trình làng bài thơ Bài học đầu cho con khi phổ nhạc có tên Quê hương xin cho ra, mắt tiếp Quê hương bis trước khi bị tịch thu dị bản”.
“Quê hương làm gì có luật
Nên ta luồn lách mỗi ngày
Quê hương mình thường lách luật
Huề tiền lắm vụ hay hay…
… Quê hương ngu gì có một…”
(Trích Quê hương bis)...”(hết trích)
Nhưng không phải ai cũng nhắm mắt vâng lời ông Hữu Thỉnh.
Báo Pháp Luật ghi lời Đại Biểu Quốc Hội Trần Du Lịch, một đại diện khu vực Sài Gòn:


“Tôi không hiểu dự án Luật Nhà thơ nó chế định cái gì mà lại được đưa vào chương trình. Chẳng nhẽ lại bắt ông kia phải làm thơ, ông này không được làm. Trong khi những cái rất cần như Luật Quản lý vốn kinh doanh nhà nước, đã được đề nghị đưa vào từ khóa trước đến nay nhưng đến bây giờ chúng ta vẫn còn nợ cử tri.” (hết trích)
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo, trong bài viết “Hoan hô Quốc hội sắp ban hành luật nhà thơ” đăng ở Dân Làm Báo, đã ghi:
“Các vị dân biểu chắc là nhìn xa trông rộng, thấy mối nguy của dân tộc hiện nay là nhà nhà làm thơ, người người làm thơ, không biết chữ cũng làm thơ, cứ thơ phú thi thi tửu tửu kiểu này quên bố nó chuyện tiến lên thiên đường cộng sản, bèn sinh ra bộ luật này để cấm việc ai cũng có thể biến thành nhà thơ chăng"”(hết trích)
Tương tự, nhà văn Nguyễn Tường Thụy viết trên blog riêng với bài “Thử hình dung Luật nhà thơ”, nhận xét:
“Đã qui định về nhà thơ và làm thơ thì phải có chế tài. Sẽ có qui định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thơ, ví dụ công bố thơ khi không phải nhà thơ thì phạt bao nhiêu tiền. Trong Bộ luật hình sự có thêm tội danh “làm thơ ám chỉ”. Người nào làm thơ ám chỉ, nội dung không rõ ràng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ, đi tù mấy năm đến mấy năm. Tình tiết tăng nặng như ám chỉ nhiều lần, ám chỉ có tổ chức thì tội nặng hơn.” (hết trích)
Câu chuyện có lẽ ẩn mật hơn những gì chúng ta nhìn thấy trên mặt báo. Thí dụ, hãy hình dung, trong một buổi họp mặt thi ca, chính phủ sẽ lúng túng nếu có một ai đó ngâm thơ tặng LS Cù Huy Hà Vũ, người đang ở tù vì đòi các quyền làm người căn bản. Chuyện tương tự như thế thực ra đã xảy ra rồi: trên blog Giang Nam Lãng Tử ghi rằng, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (nguyên Ủy viên Bộ chính trị,Trưởng ban Tư tưởng-văn hóa trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ văn hóa-thông tin, nguyên Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam) hồi tháng 9-2011, viết một bài thơ về Cù Huy Hà Vũ, cảm xúc khi nhìn thấy tấm tranh LS Hà Vũ từ trong nhà tù vẽ chân dung Tướng Võ Nguyên Giáp, trích:
“...Người họa sĩ trẻ
Từ sau song sắt
Vẫn bình tâm
Dành lòng biết ơn
Không dứt
Cho một người lính già.”(hết trích)
Như thế có phải là chính phủ lúng túng"
Hay như trường hợp bên Miến Điện. Trong lễ hội thi ca quốc tế International Poetry Festival tổ chức ở Columbia từ ngày 2 tới ngày 9 tháng 7-2011, một khách mời từ Miến Điện là thi sĩ Min Htin Ko Ko Gyi (cũng là một đạo diễn phim nổi tiếng) được mời lên đọc thơ trước đạị hội, bên cạnh 15 bài thơ của chính ông đọc trước đại hội (mà ông nói là chọn theo cách lựa bản dịch Anh văn mà người ngoại quốc có thể hiểu dễ dàng được), Min Htin Ko Ko Gyi còn đọc cho đại hội nghe một bài thơ của bà Aung San Suu Kyi, vị lãnh đạo phong trào dân chủ Miến Điện, trích:
“Thơ là...
Tiếng vang của trí tuệ,
Luật của nhịp tim đập,
Nhận ra âm vang
Tiếng chuông của hy vọng
*
Thơ là...
Tiếng gọi chiến đấu của chúng ta.”(hết trích)
Bà Aung San Suu Kyi giỏi tiếng Anh, nên bài thơ viết bằng cả tiếng Miến Điện và tiếng Anh; lúc đó, bài thơ viết tay của bà được Min Htin Ko Ko Gyi đưa ra trước đạị hội.
Chính phủ Miến Điện hiển nhiên là đã cởi mở, bởi vì không hề chế tài gì nhà thơ/đạo diễn Min Htin Ko Ko Gyi, còn cho phép ông, cùng với bà Aung San Suu Kyi và nghệ sĩ hài Zaganar (người vừa được thả ra khỏi nhà tù mấy tuần trước, bất kể bản án rất nặng là 59 năm tù vì hoạt động cho dân chủ) đứng ra tổ chức một đaị hội phim ảnh sẽ tổ chức vào tháng 1-2012.
Đạị hội phim này cũng có một tên gọi rất minh bạch: The Art of Freedom Film Festival (Liên Hoan Phim Nghệ Thuật Tự Do).
Chính phủ CSVN thấy rõ là không có tâm lượng như chính phủ Miến Điện. Thế nên Hà Nội phải ra Luật Nhà Thơ trước để ngăn chận những tiếng nói khó kiểm soát.
Điều có thể thấy rằng, sau khi Luật Nhà Thơ xuất hiện, có lẽ sẽ không còn ai dám gọi Nguyễn Du là nhà thơ nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.