Hôm nay,  

Luật Pháp Phổ Thông

17/03/200100:00:00(Xem: 4335)
Hỏi (ông Nguyễn Văn Q): Cách đây 5 tuần lễ, sau khi đi làm về, tôi đã đi shop đêm tại Banktown Square. Sau khi đi shop xong tôi đã ra lầu của car park để lấy xe về nhà. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, toàn bộ điện tại khu vực mà tôi đậu xe bị tắt; vì thế trời tối lại càng tối hơn.

Khi tôi đang loay hoay cố gắng mở cửa xe thì 2 thanh niên từ đâu ập đến và yêu cầu tôi đưa chai rượu cho họ, đồng thời yêu cầu tôi đưa cho họ chiếc ví của tôi. Tôi đang lúng túng thì tự nhiên có thêm 2 thanh niên khác đến và ập vào đánh tôi. Cuối cùng họ cướp đi chiếc ví và chai rượu.

Việc mất chiếc ví và một số tiền nhỏ ($320) là việc không đáng lưu tâm lắm, vì sau đó 2 ngày một người tốt bụng nào đó đã gởi lại toàn bộ giấy tờ cho tôi qua đường bưu điện. Tuy nhiên việc tôi bị hành hung, mặc dầu thương tích không trầm trọng lắm, là vấn đề mà tôi muốn nêu lên và muốn đặt câu hỏi ở đây với LS là liệu tôi có được local Council bồi thường cho sự mất mát và thương tích gây ra do sự việc vừa nêu hay không"

Trả lời: Để có thể trả lời câu hỏi này, tôi xin lược sơ qua “luật lệ quy định về trách nhiệm dân sự” (torts) để xét xem liệu sự mất mát và thương tích gây ra trong trường hợp này có phải là do sự bất cẩn của công ty làm chủ khu shop này không" Liệu công ty có chịu trách nhiệm vì đã không bảo toàn thích đáng để ánh sáng của đèn điện bị tắt trong khu vực đậu xe dành cho khách hàng vào ban đêm" Và việc này đã gây ra những mất mát và thiệt hại cho ông như vừa nêu hay không"

Trong tố quyền liên hệ đến sự bất cẩn “nguyên đơn” không những chỉ trưng dẫn bằng chứng rằng “bị đơn” đã “tắc trách đối với nhiệm vụ phải cẩn trọng” (breach of a duty of care), mà còn phải chứng minh được rằng sự tắc trách đó đã gây ra thiệt hại cho “nguyên đơn”.

Trong vụ March kiện E & MH Stramare Pty Ltd (1991). Trong vụ đó, “bị đơn” (the defendant) đậu chiếc xe truck (xe vận tải) ở giữa đường để chuyển những kiện hàng đựng trái cây và rau cải xuống xe. Bị đơn đã để cho đèn phía sau xe cũng như các đèn hiệu chớp sáng. Trong lúc đó “nguyên đơn” (the plaintiff) đã uống rượu say và lái xe đụng vào phía sau đuôi của chiếc xe truck, vào lúc đó trời cũng đã tối.

“Nguyên đơn” đã bị thương trong tai nạn này, và đã khiếu nại đòi “bị đơn” phải bồi thường vì cho rằng những thiệt hại và thương tích mà “nguyên đơn” đang phải chịu đựng là do sự bất cẩn của “bị đơn” gây ra khi đậu chiếc xe truck ngay giữa đường.

Thoạt tiên, “vị thẩm phán tọa xử” (the trial judge) cho rằng cả “bị đơn” lẫn “nguyên đơn” đã bất cẩn, và tòa đã đưa ra phán quyết liên hệ đến trách nhiệm theo tỷ lệ là 30% đối với “bị đơn” và 70% đối với “nguyên đơn”. Vì thế “nguyên đơn” chỉ được bồi thường 30% trên tổng số tiền khiếu nại. “Bị đơn” bèn kháng án, “Tối Cao Pháp Viện” của Nam Úc (the Supreme Court of South Austtralia) xử rằng sự bất cẩn của “bị đơn” không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại nào cho “nguyên đơn” và tòa đã bác bỏ sự khiếu nại.

“Nguyên đơn” lại kháng án lên “Tối Cao Pháp Viện liên Bang” (the High Court), và được Tòa xử y án như phán quyết mà vị thẩm phán tọa xử đã đưa ra trước đây. Tối Cao Pháp Viện Liên Bang đưa ra phán quyết rằng việc “bị đơn” đậu chiếc xe truck ngay giữa đường đã góp phần trong việc gây ra tai nạn này. Chánh Aùn Mason đã cho rằng:

Sự xét nghiệm về “nếu không có”, [hay nói một cách nôm na là sự xét nghiệm về “nguyên nhân và hậu quả”] (the “but for” test) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vướng mắc về “nguyên nhân [đưa đến hậu quả]û” (causation). Những bình luận gia đã phải thừa nhận rằng the “but for” test chỉ được áp dụng tùy vào những tiêu chuẩn nhất định nào đó. Vì thế, yếu tố về sự có mặt của “nguyên đơn” tại một nơi chốn hoặc tại một thời điểm nào đó mà đương sự đã bị thương tật không quan hệ gì về phương diện nhân quả đối với việc bị thương tật, ngoại trừ sự rủi ro của tai nạn xảy ra vào thời điểm mà “nguyên đơn” có mặt là cao hơn bình thường. Thực ra, việc áp dụng sự xét nghiệm này đã chứng tỏ sự không thích đáng và rắc rối của sự xét nghiệm trong trường hợp có nhiều biến cố hoặc nhiều hành động đã đưa đến việc “nguyên đơn” bị thương tật.

Trong vụ Anzil kiện Modbury Triangle Shopping Centre [2000] HCA 61 (23 November 2000). Trong vụ đó, Anzil là nhân viên làm việc cho một tiệm cho mướn Video trong khu shopping. Thông thường đèn tại “bãi đậu xe” (car park) luôn được tắt vào lúc 10 giờ tối, và shop cho mướn video luôn là shop đóng cửa cuối cùng tại khu vực này.

Vào tối Chủ Nhật 18/7/1993, Anzil là quản lý của shop cho mướn Video đã đóng cửa shop và đi bộ khoảng 10 mét để đến xe của ông ta, xe của ông ta đậu trong car park. Đèn trong car park đã tắt, Anzil đã bị 3 thanh niên tấn công và bị nhiều thương tích trầm trọng. Sau đó Anzil đã khiếu nại chủ shop tại “Tòa Aùn Vùng” (District Court) và được tòa buộc chủ khu shop bồi thường cho ông ta $205,000. Chủ shop bèn kháng án lên Tối Cao Pháp Viện tiểu bang. Tuy nhiên, tòa đã giữ y án như đã được đưa ra trước đây bởi tòa án khu vực vì cho rằng chủ shop là người cho mướn shop phải chịu trách nhiệm về sự thương tật đã xảy ra cho nguyên đơn, vì không chịu lưu tâm trong việc cung cấp ánh sáng cho sự an toàn của car park. Cuối cùng, chủ shop đã kháng án lên Tối Cao Pháp Viện Liên Bang.

Tại Tối Cao Pháp Viện Liên Bang, Anzil đã tin tưởng vào các phán quyết của tòa sơ thẩm và thượng thẩm trước đó đã cho rằng rằng sự tắc trách của chủ shop đã gây ra thương tích cho ông ta. Anzil cũng tin vào phán quyết trước đây của Tòa trong vụ Romeo kiện Conservation Commission of the Northern Territory (1998). Trong vụ đó Thẩm Phán McHugh đã cho rằng: Trách vụ của cơ quan công quyền là phải lưu tâm đúng múc trong mọi tình huống. Một khi sự rủi ro gây thương tích cho những người vào cơ quan có thể tiên liệu trước được, thì trách vụ đòi hỏi cơ quan phải làm tất cả những gì có thể làm được để triệt tiêu sự rủi ro đó.

Tuy nhiên, sau khi suy xét về toàn bộ chứng cớ và sự tranh cãi, Tòa đã bác bỏ phán quyết mà tòa án sơ thẩm cũng như Tối Cao Pháp Viện của tiểu bang đưa ra trước đây, và cho rằng chủ shop không phải chịu trách nhiệm trong việc Anzil bị thương tích khi bị tấn công trong bóng đêm tại car park.

Tòa đã căn cứ vào họa đồ của khu shop và cho rằng những kẻ muốn tấn công nguời khác có thể núp sau những bức tường trước tiệm thuốc tây hoặc ngân hàng và các nơi khác, hoặc núp đằng sau xe của Anzil. Vì thế, việc car park có bật đèn vào giờ đó hay không thì Anzil luôn luôn bị nguy hiểm vì các kẻ khác có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Như các phán quyết vừa được trình bày ở trên, ông có thể thấy được rằng mỗi trường hợp đều được tòa suy xét dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Ông cũng đừng thất vọng về phán quyết mới nhất của Tối Cao Pháp Viện Liên Bang khi tòa cho rằng chủ shop không chịu trách nhiệm về tai nạn xảy ra tại car park vào ban đêm khi không chịu cung cấp ánh sáng tại khu vực đậu xe. (Vì tình tiết và lời khai của các nhân chứng trong vụ đó rất phức tạp mà phạm vi hạn hẹp của mục LPPT này không thể nào chuyển nổi).

Tôi đề nghị ông nên chụp hình toàn bộ nơi xảy ra tai nạn và đến gặp LS của ông để được cố vấn tường tận hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.