Hôm nay,  

Sự Quan Trọng Của Bài Viết Văn Xin Vào Đại Học

03/11/201100:00:00(Xem: 19252)
Sự Quan Trọng Của Bài Viết Văn Xin Vào Đại Học

thang_do_victor_thang_do-large-contentThạc sĩ Thắng Đỗ (Chuyên gia huấn luyện leadership và hướng dẫn vào đại học danh tiếng)

Mùa nộp đơn xin vào đại học đã bắt đầu. Chỉ còn không đầy một tháng nữa là hết hạn nộp đơn xin vào các trường UC. Học sinh bắt đầu lo cuống cuồng, hy sinh thời gian làm homework để tập trung vào việc viết văn. Học sinh giỏi muốn vào trường tư thì sẽ không có thời gian nghỉ Noel để nộp đơn trước thời hạn đầu tháng 1.
Đó là tình trạng chung. Học sinh khôn ngoan hoặc có sự hướng dẫn tốt thì khác. Họ không đợi tới lúc này mới chuẩn bị. Nhiều em trong mùa hè đã tìm hiểu trước những câu hỏi từ những năm trước. Viết văn không phải ngồi xuống cặm cụi một ngày là được. Nó là một quá trình suy nghĩ, tìm hiểu, phát họa... Viết văn hay cần một khỏang thời gian dài, sữa chữa thay đổi ít nhất 5 lần.
Nhiều học sinh và phụ huynh có con học giỏi thì ỷ y, nghĩ rằng các em có thể viết văn giỏi. Điều này là sai lầm lớn. Tôi hiện đang giúp khá nhiều em xếp hạng rất cao (trong vòng top 10) của trường và phải sữa chữa, thay đổi khá nhiều các bài viết. Mặc dù điểm GPA cao hơn 4.2, điểm Anh văn A, điểm SAT cao hơn 2,100 nhưng các em rất yếu trong việc viết văn xin vào đại học, vốn là rất khác so với viết văn thơ trong trường. Sau đây là một vài điều tôi thấy thuờng xuyên nhất:
1/ Không biết viết cái gì:
Câu hỏi: Hòan cảnh gia đình và xã hội đã ảnh huởng bản thân ra sao"
Vấn đề: Các em sinh ra và lớn lên chỉ biết học và chơi, không nghĩ tới lịch sử cha mẹ, bối cảnh gia đình ra sao. Không nghỉ tới mình là sản phẩm của gia đình Việt và xã hội Mỹ. Sống trong nhiều mâu thuẩn và nhiều điều hay hằng ngày nhưng không cảm nhận xâu sắc được để viết ra bài văn.
2/ Viết lạc đề:
Câu hỏi: Nói về một tài năng (talent) hoặc một thành công (achievement).
Vấn đề 1: Diễn tả mãi mê về một cuộc thi (ví dụ thi piano) như là “Sân khấu rộng lớn, ánh đèn chói chang, khán giả mong đợi…” mà quên đi là phải diễn tả về mình. Mình đã chuẩn bị khó khăn như thế nào, quyết tâm ra sao mới là điều người đọc muốn thấy.

Vấn đề 2: Không phân biệt được khả năng (skill) và tài năng (talent.) Tài năng là cái đặc biệt hiếm có và khó bắt chước trong khi skill thì ai cũng làm được nếu như được đặt vào môi trường thuận lợi. Một em học sinh nói lưu lóat 3 thứ tiếng bởi vì em sống trong gia đình nói 3 ngôn ngữ thì là skill. Ngược lại nếu em tự học và học rất nhanh thì đó là talent.
3/ Viết như tiểu thuyết:
Vấn đề: Đại đa số học sinh, dù là học rất giỏi, đọc tiểu thuyết nhiều và bị ảnh huởng bởi cách viết, lời văn của tác giả. Trường đại học là nơi để học hỏi kiến thức nhiều và nhanh, không phải để giải trí. Vì thế viết văn xin vào đại học cũng phải giống vậy. Đừng màu mè văn thơ hoặc ‘để người đọc tự hiểu.’ Người duyệt đơn mỗi ngảy đọc cả trăm bài văn không có thời gian để ‘tự hiểu.’
4/ Viết sai:
Câu hỏi: Bạn muốn học ngành gì và tại sao"
Vấn đề 1: Nói về giấc mơ mong ước quá nhiều mà không có bằng chứng cụ thể. Phải chứng minh rằng ngành đó thích hợp với mình và mình cũng thích hợp với nó. Mình đã làm những gì cho sở thích đó.
Vấn đề 2: Muốn học ngành đó vì nó là cao siêu nhất (mổ tim) hoặc giúp người. Đây là điều tối kỵ. Nếu vậy sau này ngành đó không còn là cao siêu nhất thì sẽ không học nữa" Hoặc nếu sau này có việc khác giúp người tốt hơn thì sẽ hối hận vì đã học" Đôi khi học sinh không nói ra nhưng người đọc tự hiểu là muốn học vì tiền. Cũng là điều cấm kỵ. Ví dụ: “Tôi thấy ngành kỹ sư dầu hỏa rất hợp với sở thích và tài năng của tôi. Nhưng nếu không được nhận vào ngành này thì tôi học pre-med.”
5/ Thiếu hiểu biết nhiều về sự cạnh tranh khốc liệt:
Câu hỏi: Dùng 5 tính từ diễn tả về bạn.
Trả lời: Chăm chỉ, quyết chí, thông minh...
Vấn đề: 3 từ này không nói thêm gì được về mình vì tất cả những người xin học vào trường khó đều xiêng năng, quyết chí, và thông minh.
Trước khi kết thúc, tôi muốn nhắc nhở phụ huynh rằng xin được vào trường đại học như ý cần phải làm nhiều việc cho tốt. Điểm học và điểm thi cao chót vót chỉ là sự thành công cho một trong 5 thành phần mà các trường xem xét. Những trường danh tiếng như là Princeton mỗi năm từ chối khỏang 80% thủ khoa. Học sinh giỏi có điểm GPA và SAT cao đầy rẫy; Học sinh có suy nghĩ xâu săc và có thể viết lên được về mình thì hiếm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.